CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.3.2 Các yếu tố khách quan
Có thể hiểu đây là nhóm các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng. Môi trường hoạt động của ngân hàng cũng gây ra các tác động lớn đến mở rộng cho vay đối với khách hàng nói chung và đối với khách hàng cá nhân nói riêng. Bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hóa – xã hội, sự phát triển của Khoa học – công nghệ và đối thủ cạnh tranh.
1.3.2.1 Các yếu tố thuộc về phía khách hàng
Nhân tố này thuộc về phía người vay, nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của khoản vay (Nguyễn Văn Tiến, 2009). Vì suy cho cùng thì người sử dụng vốn chính là khách hàng, và việc sử dụng vốn có hiệu quả không tùy thuộc vào khách hàng.
- Thứ nhất, thu nhập của KHCN:
Mức thu nhập của KHCN có vị trí quan trọng đối với mở rộng cho vay KHCN. Đối với các KHCN đi vay thì triển vọng thu nhập trong tương lai sẽ là cơ sở phát sinh nhu cầu vay vốn và là một chỉ tiêu để NHTM xem xét cho vay. Về phía NHTM, vấn đề thu nhập của KHCN hiện tại sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, thu nhập và đặc biệt là triển vọng thu nhập trong tương lai (cụ thể là thời gian cho vay) là một nhân tố có tính biến động rất cao và khó lường. Có nhiều yếu tố khách quan và ngẫu nhiên có thể tác động đến chỉ tiêu thu nhập (cả ở hiện tại và tương lai) như sức khỏe, sinh mạng, năng lực,… của khách hàng vay vốn hay thị hiếu, tôn giáo, nhu cầu của thị trường và chúng có thể khiến thu nhập của KHCN tăng lên hoặc giảm đi một cách nhanh chóng. Trên thực tế, NHTM thường ưa thích những KHCN có nguồn thu nhập có tính ổn định cao hơn vì dựa vào đó, NHTM có thể xây dựng phương án trả nợ chắc chắn hơn và khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN cũng cao hơn. Nếu ngân hàng tiếp cận được với những KHCN có nguồn thu nhập ổn định, hợp tác lâu dài với những cơ quan uy tín sẽ đảm bảo mở rộng cho vay đối với KHCN một cách hiệu quả.
- Thứ hai, tài sản bảo đảm:
TSBĐ được các NHTM đánh giá là nguồn thu nhập thứ hai nếu trong trường hợp khách hàng không trả được nợ (nguồn thu nhập thứ nhất không đảm bảo).
TSBĐ mang ý nghĩa ngăn ngừa rủi ro cho NHTM, tăng tính an toàn cho khoản vay và được coi như một biện pháp tăng ý thức trả nợ của KHCN hơn. Vì vậy, việc đánh giá TSBĐ (về tính pháp lý và giá trị của TSBĐ) là bước rất quan trọng trong quy trình tín dụng của các NHTM. Trong hoạt động tín dụng nói chung và cho vay KHCN nói riêng, nếu người đi vay mất khả năng trả nợ, NHTM sẽ xem xét xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. Có nhiều hình thức để đảm bảo cho các khoản vay tại NHTM, trong đó, thông dụng nhất là 2 hình thức: (i) Người đi vay trực tiếp thế chấp/cầm cố tài sản của chính mình để đảm bảo cho khoản nợ và (ii) Bên thứ ba không phải NHTM và người vay vốn sẽ sử dụng tài sản của mình để thế chấp/cầm cố tại ngân hàng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình (Vũ Văn Thực, 2014).
Trong cho vay KHCN, trước hết, phương án vay vốn (số lượng vay vốn, thời hạn vay vốn, phương thức trả nợ,…) dựa vào nhu cầu của khách hàng cũng như khả năng đáp ứng của NHTM; sau đó, NHTM sẽ xem xét đến TSBĐ của khách hàng để có câu trả lời về việc chấp thuận phương án vay vốn đó hay không. Thông thường, giá trị TSBĐ khi định giá cho vay và khi phải xử lý TSBĐ (phát mại, nhận lại chính tài sản đó, mua bán nợ,…) thường có độ chênh lệch tương đối vì vậy NHTM chỉ cho vay tối đa dựa trên một tỷ lệ phần trăm (%) nhất định trên giá trị TSBĐ (theo chính sách tín dụng của từng NHTM). Tuy TSBĐ không phải là tiêu chí số một để một NHTM xem xét quyết định có cho vay hay không nhưng nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả cuối cùng vì vậy, khâu đánh giá TSBĐ và thiết lập hồ sơ thế chấp/cầm cố TSBĐ phải được các NHTM hết sức quan tâm.
- Thứ ba, yếu tố đạo đức:
Thái độ và sự hợp tác của khách hàng trong việc sẵn sàng trả nợ là một yếu tố vô hình, không thể đo lường bằng nhữngcon số nhưng lại mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc mở rộng cho vay KHCN. Trong quá trình cho vay, đôi khi có những khách hàng có thu nhập, nhưng khả năng thu hồi nợ thấp vì họ không sẵn lòng trả nợ; ngược lại, có những khách hàng có thái độ sẵn sàng trả nợ nhưng gặp
phải rủi ro, không có tiền để trả nợ nên cũng không thu hồi nợ được (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Ngày nay, yếu tố đạo đức khách hàng được các NHTM đánh ra rất kỹ càng và đặc biệt chú trọng quan tâm. Trong khâu thẩm định hồ sơ, các cán bộ tín dụng của NHTM thường thu thập thông tin về các khoản vay nợ của khách hàng từ trước đó (nếu có) xem ý thức trả nợ của họ có tốt không, các thông tin do khách hàng cung cấp có chính xác không,… Do đạo đức là một yếu tố vô hình nên không có một phương pháp định lượng chính xác nào có thể sử dụng tuyệt đối để đánh giá về uy tín và ý thức của khách hàng trong việc vay vốn. Mỗi NHTM đều xây dựng cho riêng mình một bộ chỉ tiêu chấm điểm trong đó có các tiêu chí chấm điểm đạo đức KHCN riêng (theo chính sách tín dụng của NHTM đó). Chính vì rủi ro đạo đức trong cho vay KHCN nên NHTM sẽ phải quan tâm đến các vấn đề khác liên quan đến cá nhân người vay và trình độ, kinh nghiệm của người vay và yếu tố đạo đức trở thành nhân tố quan trọng tác động đến mở rộng hoạt động cho vay KHCN.
1.3.2.2 Thực trạng nền kinh tế
Cho vay KHCN chịu sự ảnh hưởng gián tiếp của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội nói chung. Khi kinh tế tăng trưởng, xã hội ổn định sẽ làm thu nhập của cư dân tăng lên và ổn định hơn, mức sống của người dân được cải thiện; do đó, nhu cầu về đời sống tăng đồng nghĩa với việc họ tăng mua sắm, tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh mở rộng nên nhu cầu vay vốn NHTM theo đó cũng tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái và khủng hoảng, chính trị - xã hội bất ổn làm cho hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, thất nghiệp xảy ra, người dân không có nguồn thu nhập ổn định, chi tiêu của dân cư cũng giảm sút vì lo ngại về triển vọng nguồn thu nhập trong tương lai,… những yếu tố đó khiến việc cho vay KHCN của các NHTM bị ảnh hưởng một cách tiêu cực (Lê Thị Tuyết Hoa-Nguyễn Thị Nhung, 2011)
Các chỉ tiêu đặc trưng cho môi trường kinh tế là: Tốc độ tăng trưởng GDP, GNP, CPI trong một thời gian nhất định; lạm phát; lãi suất; chính sách kinh tế cũng là những yếu tố thuộc nhân tố kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp tới sự mở rộng của cho vay KHCN.
Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay KHCN. Sự tác động của môi trường kinh tế đến sự mở rộng cho vay KHCN là mối quan hệ tương đồng cùng chiều. Thu nhập của người dân tăng lên và ở mức ổn định tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của NHTM và đảm bảo chất lượng của các khoản vay nợ này. Trên cơ sở này, ngân hàng có khả năng phát triển, mở rộng cho vay KHCN.
1.3.2.3 Môi trường pháp lý
Một hệ thống pháp lý rõ ràng, nhất quán và đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM hoạt động hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các rủi ro, tiêu cực có thể xảy ra góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, tạo môi trường cạnh tranh công bằng và lành mạnh giữa các ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo NHNN có thể kiểm soát và ổn định hệ thống tiền tệ quốc gia. Ngược lại nếu thiếu các quy định pháp lý hoặc các quy định pháp lý chồng chéo, thiếu rõ ràng, nhất quán sẽ là một trở ngại lớn cho việc mở rộng tín dụng nói chung và cho vay KHCN nói riêng. (Nguyễn Hữu Hiệp, 2019)
1.3.2.4 Sự phát triển của Khoa học – Công nghệ
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã tạo điều kiện cho nhiều ngành, lĩnh vực khác phát triển với quy mô toàn cầu, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ việc xử lý giao dịch của các ngân hàng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ cũng được xử lý theo một quy trình chặc chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ công. Từ đó, giảm bớt thời gian giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, do đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Nhờ đó,các ngân hàng có thể mở rộng cho vay và đưa ra các sản phẩm mới đối với cho vay KHCN (Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu và Lê Thị Hiệp Thương, 2011)
1.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh
Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay, quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng diễn ra gay gắt thể hiện ở một số mặt như lãi suất,
sản phẩm, chính sách tín dụng… Để gia tăng thị phần, quản lý tốt nguồn khách hàng và mục tiêu kinh doanh của mình, các ngân hàng cần xác định rõ đối thủ cạnh tranh. Quá trình cạnh tranh lành mạnh sẽ góp phần phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chính vì vậy các ngân hàng cần tạo những điểm khác biệt về sản phẩm, chính sách tín dụng, chất lượng dịch vụ … so với đối thủ cạnh tranh nhằm tăng hiệu quả cho hoạt động mở rộng tín dụng nói chung và cho vay KHCN nói riêng (Nguyễn Hữu Hiệp, 2019).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu lên nội dung chủ yếu về cho vay khách hàng cá nhân và việc mở rộng cho vay đối với KHCN của NHTM. Từ việc tìm hiểu khái niệm cho vay khách hàng cá nhân, đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân, tác giả tìm hiểu được vai trò của hoạt động cho vay KHCN đối với nền kinh tế, đối với Ngân hàng và đối với chủ thể đi vay. Sau đó, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, các phương thức cho vay, các biện pháp đảm bảo an toàn cho khoản vay, tác giả tiến hành phân loại cho vay KHCN trên các hình thức như đã nêu trong chương 1. Vấn đề lý luận trọng điểm trong chương 1 đó là mở rộng cho vay khách hàng cá nhân. Để đánh giá việc mở rộng cho vay KHCN, có thể đánh giá qua sự tăng trưởng về dư nợ, về số lượng, về thị phần, về thu nhập và về hiệu quả cho vay. Thông qua các chỉ tiêu nãy, có thể thấy được hoạt động cho vay KHCN đã thực sự mở rộng như thế nào và qua đó nhìn nhận các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay KHCN của NHTM.
Đó là những nền tảng lý luận cần thiết và quan trọng, làm cơ sở cho việc đi sâu phân tích, đánh giá tình hình mở rộng cho vay đối với KHCN tại Vietinbank Chi nhánh Hà Giang trong chương 2.
CHƯƠNG 2