Đặc điểm của kiểm toán báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục chi phí trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và tư vấn đầu tư tài chính châu á thực hiện (Trang 26 - 30)

1.2. Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.2. Đặc điểm của kiểm toán báo cáo tài chính

Nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:

- Tuân thủ pháp luật.

- Tuân thủ Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

- Thái độ hoài nghi nghề nghiệp.

- Xét đoán chuyên môn.

- Bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp.

- Thực hiện cuộc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

b. Mục đích

Về mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính, theo Chuẩn mực kiểm toán số 200, Ban hành kèm theo Thông tƣ số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính:

“Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đƣa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có đƣợc lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đƣợc áp dụng hay không.”

Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đƣa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có đƣợc lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đƣợc áp dụng hay không.”

Có thể nói, mục đích chung của việc kiểm toán báo cáo tài chính là nhằm mang đến cái nhìn tổng thể về số tiền ghi trên các chu trình, dựa trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý đối với thông tin thu đƣợc qua khảo sát thực tế tại doanh nghiệp.

Xét trên phương diện tổng quát, hoàn thành đầu việc này sẽ giúp đưa ra những bằng chứng xác thực, thể hiện đƣợc sự trung thực, chuẩn xác của thông tin đã thể hiện trên bảng kê khai tài chính.

Nói một cách khái quát, báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán là để cung cấp sự đảm bảo cho bên thứ ba, cụ thể hơn là xác nhận về tính trung thực, hợp lý của

những thông tin tài chính mà họ đƣợc cung cấp.

c. Quy trình kiểm toán

Thông thường, mỗi quy trình kiểm toán được chia thành 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán; kết thúc kiểm toán.

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV nhất thiết phải thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng nhƣ các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán.

KTV và Công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán. Trong bước công việc này, bắt đầu từ thƣ mời kiểm toán, KTV sẽ tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng hoặc đƣa ra đƣợc kế hoạch chung. Kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cụ thể về khách hàng, tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ … Bên cạnh đó, trong khi lập kế hoạch, công ty kiểm toán cũng phải có sự chuẩn bị về phương tiện và nhân viên cho việc triển khai thực hiện chương trình đã xây dựng.

Phạm vi lập kế hoạch kiểm toán sẽ thay đổi tùy theo quy mô khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biết của KTV về đơn vị. Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải hiểu biết về hoạt động của đơn vị để nhận biết các sự kiện, nghiệp vụ có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.

Lập kế hoạch kiểm toán thuộc một giai đoạn trong cả tiến trình kiểm toán. Đây là công việc có ý nghĩa định hướng và tạo điều kiện cho công việc kiểm toán sau này.

Lập kế hoạch đúng đắn sẽ là cơ sở để kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán có giá trị. Từ đó đƣa ra đánh giá chính xác về hoạt động của doanh nghiệp.

Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán

Các kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tƣợng cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực chất của quá trình này là việc triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đƣa ra ý kiến xác thực về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính dựa vào các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có giá trị. Cụ thể:

Bước 1: Tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ:

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập hiểu biết đầy đủ về các thành phần của kiểm soát nội bộ (KSNB) để lập kế hoạch kiểm toán và xác định các thử nghiệm kiểm toán cần thực hiện nhƣ thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Trong tất cả các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải hiểu biết về kiểm soát nội bộ, đặc biệt các hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng đến quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính. Sự hiểu biết của kiểm toán viên phải đủ để nhận diện rủi ro kiểm soát và để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro có sai phạm trọng yếu, từ đó thiết kế các thử nghiệm kiểm toán có hiệu quả. Dưới đây là quy trình các công việc mà kiểm toán viên đánh giá kiểm soát nội bộ trong cuộc kiểm toán tài chính.

Các công việc có thể được thực hiện theo một trình tự bao gồm bốn bước: tìm hiểu về kiểm soát nội bộ; đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát; thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát; đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm toán thích hợp.

Bước 2: Thực hiện thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm cơ bản là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng liên quan đến Báo cáo tài chính nhằm phát hiện những sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính. Thử nghiệm cơ bản gồm:

- Thủ tục phân tích

- Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dƣ tài khoản

(i) Thực hiện thủ tục phân tích: Trong quá trình thực hiện một thủ tục phân tích, kiểm toán viên thường thực hiện theo trình tự cơ bản sau:

- Phát triển một mô hình phân tích: Thực chất của việc xây dựng mô hình phân tích là việc xây dựng mô hình giữa các biến số để cấu thành chỉ tiêu phân tích.

Để xây dựng đƣợc một mô hình phân tích, kiểm toán viên phải hiểu rõ về đối tƣợng kiểm toán, về các bộ phận cấu thành chỉ tiêu đang tiến hành kiểm toán.

Ví dụ: Tiền lương = số lượng CNV × lương bình quân 1 người Tiền lương = sản lượng × đơn giá tiền lương

Khi Xác định được các biến số, các hoạt động cấu thành nên chỉ tiêu phân

tích và mối quan hệ giữa các biến số đó.

- Xem xét tính độc lập và mức độ tin cậy của dữ liệu tài chính: Tính độc lập và độ tin cậy của dự liệu ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của các dự đoán, các ước tính, các bằng chứng thu được từ thủ tục phân tích. Do đó, trước khi phân tích kiểm toán viên phải kiểm tra tính độc lập và độ tin cậy của dữ liệu.

- Ƣớc tính giá trị các chỉ tiêu cần phân tích, sau đó so sánh với giá trị của chỉ tiêu ấy trên sổ sách kế toán và phát hiện ra chênh lệch.

- Phân tích nguyên nhân chênh lệch: Khi phát hiện ra các chênh lệch, kiểm toán viên phải tìm ra các nguyên nhân để chứng minh cho sự chênh lệch đó và nó là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra các kiến nghị về sau. Trong một số trường hợp không lý giải đƣợc chênh lệch, kiểm toán viên có thể kết hợp với các thủ tục kiểm tra chi tiết.

- Xem xét những phát hiện qua kiểm toán: mọi chênh lệch đƣợc phát hiện trong kiểm toán cần đƣợc điều tra về tính chất và nguyên nhân.

(ii) Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết: Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dƣ để kiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dƣ trên khoản mục hay loại nghiệp vụ.

Các kỹ thuật trong kiểm tra chi tiết có thể bao gồm: So sánh, tính toán, xác nhận, kiểm tra thực tế, tiến hành quan sát, soát xét lại chứng từ, sổ sách.

Tóm lại, Các kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tƣợng cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực chất của quá trình này là việc triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đƣa ra ý kiến xác thực về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính dựa vào các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có giá trị.

Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán

Sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán là báo cáo kiểm toán, trên đó có trình bày ý kiến của KTV về BCTC đƣợc kiểm toán. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, công việc quan trọng nhất là lập Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

Các loại ý kiến kiểm toán bao gồm: ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục chi phí trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và tư vấn đầu tư tài chính châu á thực hiện (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)