Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí do Công ty Kiểm toán và Tƣ vấn Đầu tƣ Tài chính Châu Á thực hiện tại Công ty khách hàng XYZ

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục chi phí trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và tư vấn đầu tư tài chính châu á thực hiện (Trang 89 - 95)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH CHÂU Á THỰC HIỆN

2.1. Khái quát về Công ty Kiểm toán và Đầu tƣ Tài chính Châu Á

2.2.3. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí do Công ty Kiểm toán và Tƣ vấn Đầu tƣ Tài chính Châu Á thực hiện tại Công ty khách hàng XYZ

Đối với khách hàng là Công ty Cổ phần XYZ, luận văn tập trung trình bày sự giống và khác nhau khi áp dụng cùng một quy trình kiểm toán khoản mục chi phí giữa khách hàng là Công ty Cổ phần ABC và Công ty Cổ phần XYZ.

a. Lập kế hoạch kiểm toán

Những thông tin chung về khách hàng là Công ty Cổ phần XYZ nhƣ sau:

Tên công ty: Công ty Cổ phần XYZ (Sau đây viết tắt là Công ty XYZ) Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần

Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh thương mại các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng.

Sản phẩm kinh doanh chính: thuốc chữa trị cho người, thực phẩm chức năng.

Ngoài quy mô tương đồng, có cùng các chính sách kế toán chủ yếu thì điểm chung của Công ty XYZ và Công ty ABC đều có chung sản phẩm chính là thuốc chữa trị cho người. Tuy nhiên, Công ty ABC là công ty sản xuất và kinh doanh, trong khi đó, công ty XYZ là công ty chuyên về thương mại. Do đó, sản phẩm của Công ty XYZ nhiều, đa dạng hơn.

Tìm hiểu môi trường kiểm soát

Qua quan sát, phỏng vấn, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kế

toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty XYZ,KTV nhận thấy hệ thống kế toán động hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc ủy quyền, phê chuẩn, phân công, phân nhiệm.

Hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty XYZ đƣợc áp dụng nghiêm túc, kiểm soát nội bộ kiểm tra rất thường xuyên và quy trình đánh giá rủi ro được xây dựng và áp dụng hợp lý.. Qua việc đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục này, KTV đƣa ra kết luận rủi ro kiểm soát đối với khoản mục CPBH và CPQLDN tại Công ty XYZ ở mức thấp.

Nhƣ vậy, so với Công ty ABC, hệ thống kế toán và KSNB ở Công ty XYZ đƣợc KTV đánh giá cao hơn, nguyên nhân chủ yếu là KTV đã nhận thấy hệ thống kiểm soát nội bộ rất thường trực, có phòng ban riêng, được hoạt động một cách tích cực ở mỗi chi nhánh công ty, việc kiểm tra thường xuyên, đột xuất được thực hiện trong hàng tháng. Giám đốc công ty rất quan tâm việc kiểm soát nội bộ có thể tìm ra những điểm yếu trong nội bộ công ty và từng bước xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ chắc chắn nhằm giảm thiểu rủi ro.

Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro và sai sót tiềm tàng

- Công ty XYZ là một doanh nghiệp thương mại mà kinh doanh khá đa dạng, nhiều sản phẩm, bán buôn và bán lẻ các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng. Do đó, chi phí bán hàng của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn, do các chi phí về quảng cáo và vận chuyển của công ty cần đƣợc chú ý. Đối với chi phí bán hàng kiểm toán viên cần xem xét xem các khoản chi phí vận chuyển hàng đi bán, do loại chi phí này chiếm tỷ trọng cao ở chi phí bán hàng. Thông thường ở công ty XYZ thường xảy ra trường hợp hàng chuyển nhiều lần đến các đại lý, chi nhánh khác tỉnh, do xuất kho liên tục nên sau đó từ 3 – 7 ngày mới tập hợp các hồ sơ để quyết toán cho các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển. Tuy nhiên, các chi phí vận chuyển đƣợc ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển truyền thống, do đó các đầu chi phí vận chuyển hàng đi bán này đƣợc tập kết vào các đầu mối chính, vì vậy không khó để kiểm soát các chi phí vận chuyển hàng đi bán. Chi phí quảng cáo cũng tương tự. KTV nhận định rủi ro trong khoản mục chi phí bán hàng và chi phí trong quản lý doanh nghiệp là thấp.

Xác định mức trọng yếu

Bảng 2.22. Xác định mức trọng yếu - Công ty XYZ

Nội dung Các loại

hình đơn vị

Chỉ tiêu tính toán mức trọng

yếu

Chọn tỷ lệ %

Doanh thu

508.866.375.881

Đơn vị dựa vào doanh thu

0.5% đến 1% Doanh thu

1%

Mức TY lựa chọn: 5.088.663.759 1% doanh thu Mức TY thực hiện:

3.562.064.631

Bằng 70% mức trọng yếu tổng thể. công ty có quy trình phù hợp, chặt chẽ, KTV đánh giá không có RR về gian lận =>

KTV chọn tỷ lệ 70% M Mức sai sót có thể

bỏ qua 142.482.585 Bằng 4% mức trọng yếu thực hiện (Nguồn: tài liệu kiểm toán báo cáo tài chính - FADACO)

Nhƣ vậy, doanh thu của Công ty XYZ cao hơn Công ty ABC (Doanh thu ABC:

489.294.592.193 VNĐ) và mức trọng yếu đƣợc lựa chọn đều là 1% doanh thu, KTV đã đánh giá mức trọng yếu thực hiện của XYZ thấp hơn, cụ thể 70%. Điều đó dẫn đến sai sót có thể bỏ qua của XYZ thấp hơn mức sai sót có thể bỏ qua của ABC (146.788.000 VNĐ). Tuy chênh lệch không nhiều, nhƣng đã thể hiện đƣợc sự hài lòng của KTV khi đánh giá các rủi ro kiểm soát, rủi ro tiềm tàng của XYZ.

b. Thực hiện kiểm toán

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Theo đánh giá ban đầu, hệ thống KSNB của Công ty XYZ hoạt động tốt và hiệu quả. Do vậy, kiểm toán viên tăng cường tiến hành các thử nghiệm kiểm soát để giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản. KTV tiến hành thu thập các tài liệu về hoạt động kiểm soát, quan sát, phỏng vấn,… Qua đó, KTV tin tưởng vào hoạt động của hệ

thống KSNB của đơn vị là hiệu quả.

Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản với XYZ, bao gồm: thực hiện thủ tục phân tích, thực hiện đối chiếu sổ sách, kiểm tra đối ứng tài khoản để tìm ra đối ứng bất thường, kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, kiểm tra tính đúng kỳ đối với khoản mục CPBH và CPQLDN, có thể trình bày ra điểm giống và khác nhau ở Công ty XYZ và Công ty ABC nhƣ sau:

Điểm giống

- CPQLDN chiếm đa số là chi phí nhân viên, trong đó là các chi lương thưởng và các khoản trích theo lương. Khi kiểm tra các nghiệp vụ này, KTV không phát hiện sai sót trọng yếu.

- Kết luận của KTV: qua thực hiện các thử nghiệm cơ bản, KTV Không phát hiện các sai sót trọng yếu cần điều chỉnh (hoặc ghi nhận các kết quả phát hiện khi thực hiện các thủ tục). Căn cứ vào kết quả của các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, khoản mục chi phí QLDN đƣợc trình bày trung thực, hợp lý tại thời điểm 31/12/2021.

Điểm khác biệt

Tỷ trọng các loại chi phí của XYZ và ABC có sự khác biệt đáng kể, cụ thể đƣợc trình bày nhƣ bảng sau:

Bảng 2.23. Bảng so sánh tỷ trọng chi phí bán hàng giữa Công ty XYZ và ABC Nội dung Công ty XYZ Tỷ trọng Công ty ABC Tỷ trọng Chi phí nhân viên 8.663.258.625 25% 1.488.971.039 32%

CP NVL, CCDC 4.158.364.140 12% 2.186.926.214 47%

Chi phí khấu hao TSCĐ 4.504.894.485 13% 511.833.795 11%

Chi phí dịch vụ mua ngoài 10.395.910.349 30% 372.242.760 8%

Chi phí bằng tiền khác 6.930.606.900 20% 93.060.690 2%

Cộng 34.653.034.498 100% 4.653.034.498 100%

(Nguồn: tài liệu kiểm toán báo cáo tài chính - FADACO)

Tại Công ty XYZ, chi phí dịch vụ mua ngoài là loại chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất, 30% so với tổng chi phí bán hàng và cho phí bằng tiền khác chiếm 20%

tổng chi phí bán hàng. Chi phí dịch vụ mua ngoài chủ yếu là chi phí vận chuyển hàng đi bán, KTV đã kiểm tra chi tiết đến các hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng chi phí vận chuyển, biên bản nghiệm thu và các bảng thanh quyết toán trong năm.

Khi áp dụng phương pháp chọn mẫu, sự khác biệt giữa Công ty XYZ và Công ty ABC đƣợc thể hiện rõ, khi Công ty XYZ có tồn tại mẫu lớn hơn KCM, trong khi Công ty ABC không tồn tại mẫu nào có thể lớn hơn KCM mà đa số đều là những mẫu số nhỏ và rất nhỏ so với KCM.

Bảng 2.24. Tính cỡ mãu chi phí bán hàng – Công ty XYZ Các phần tử có số dƣ lớn hơn KCM Số tiền

-

Cộng -

Các phần tử đặc biệt Số tiền

chi phí quảng cáo 2021 4.500.000.000

Cộng 4.500.000.000

Chọn Số tiền

<PPCM: KTV thực hiện chọn mẫu theo phương pháp lựa chọn theo hệ thống.

Điểm xuất phát là nghiệp vụ CP Chi phí vận chuyển lô hàng Z số tiền 1.010.876.542 đồng>

Nội dung Giá trị

SL giao dịch

TC

Mức TY thực hiện 3.562.064.631 <X5>

Mức độ đảm bảo mẫu Thấp 0,35

Khoảng cách mẫu

(KCM) (a) 10.177.327.518 <X5>

Tổng thể (b) 34.653.034.498 Các phần tử đặc biệt (c) 4.500.000.000 1 Các phần tử lớn hơn

KCM (d) - -

Các phần tử còn lại (e)=(b)-(c)-(d) 30.153.034.498

Cỡ mẫu lý thuyết (f)=(e)/(a)+[(c)+(d)] 4

Cỡ mẫu thực tế (g) 4

Chênh lệch cỡ mẫu lý

thuyết - thực tế (*) (h)=(f)-(g) 0

Tỷ lệ mẫu kiểm tra so

với tổng thể (%) (i) 23%

(Nguồn: tài liệu kiểm toán báo cáo tài chính - FADACO)

Nhận xét, như vậy, tuy điểm tương đồng với Công ty ABC là đều không có phần tử nào trong mẫu lớn hơn KCM, tuy nhiên, KTV đã xác định phần tử đặc biệt là chi phí quảng cáo năm 2021 với giá trị là 4.500.000.000 VNĐ hạch toán ngày 10/01/2021 do có giá trị cao hơn mức trọng yếu thực hiện đƣợc xác định là 3.562.064.631 ở kế hoạch kiểm toán. Đây cũng là khoản chi phí bán hàng lớn nhất trong năm của XYZ. Qua kiểm tra hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, KTV xác định, đây là chi phí quảng cáo mà XYZ ký hợp đồng với Công ty truyền thông T bao gồm chi phí cả năm 2021 (Từ ngày 10/01/2021 – 31/12/2021) trên mảng quảng cáo truyền hình. Tuy nhiên, Công ty XYZ đã tính vào chi phí một lần thay vì phân bổ hàng tháng (phân bổ qua tài khoản 242 – chi phí trả trước). Khi xét đến tính đúng kỳ, KTV kết luận không vi phạm tính đúng kỳ, do hợp đồng đã đƣợc thanh lý cho đến ngày 31/12/2021. KTV đã yêu cầu Công ty thực hiện ghi nhận phân bổ khoản chi phí này và rút kinh nghiệm trong tương lai đối với các

khoản chi mang tính chất kéo dài trong kỳ nhằm phản ánh các nghiệp vụ theo đúng Thông tư 200/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Khi kiểm tra tính đúng kỳ, KTV thay vì chọn 03 nghiệp vụ có giá trị cao nhất trong tháng 12/2021 và tháng 01/2022 nhƣ Công ty ABC, KTV đã chọn 05 nghiệp vụ có giá trị lớn nhất trong tháng 12/2021 và tháng 01/2022 do giá trị và số lƣợng phần tử của Công ty XYZ lớn hơn và có thể xảy ra lỗi tương tự như phần tử đặc biệt đã kiểm tra. Qua kiểm tra chi tiết, KTV không phát hiện sai sót trọng yếu cần điều chỉnh.

Nhƣ vậy, Công ty XYZ có các phần tử mẫu lớn hơn rất nhiều so với Công ty ABC, KTV đã sử dụng nghiệp vụ để tìm ra những khoản chi phí bất thường, để kiểm tra toán diện, đồng thời, khi phát hiện lỗi tồn tại có khả năng ảnh hưởng đến tính đúng kỳ, KTV đã tăng cỡ mẫu từ 03 lên 05 mẫu để kiểm tra đối với tháng 12/2021 và tháng 01/2022 để đảm bảo tính đúng kỳ của đơn vị.

c. Kết thúc kiểm toán

Tương đồng như Công ty ABC, Công ty XYZ cũng có những quy trình như sau:

- Soát xét sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập Báo cáo tài chính - Kiểm tra lại giấy tờ làm việc và tổng hợp kết quả kiểm toán

- Tổng hợp các bút toán điều chỉnh và soạn thảo Báo cáo kiểm toán

KTV đánh giá mức trọng yếu của các sai sót để đƣa ra quyết định bỏ qua các sai sót không trọng yếu và đƣa ra ý kiến kiểm toán tổng thể. Sau khi soát xét thông tin, số liệu trên GTLV đối với khoản mục CPQLDN, KTV không đƣa ra bút toán điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục chi phí trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và tư vấn đầu tư tài chính châu á thực hiện (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)