CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản về doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp
1.1.2 Các khái niêm cơ bản
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS14) về “Doanh thu và thu nhập khác”, Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Do đó, Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sử hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.
Tùy theo từng loại hình, ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp, doanh thu có thể bao gồm:
- Doanh thu bán hàng
- Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
Thu nhập khác trong Chuẩn mực kế toán (VAS 14) bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:
- Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ;
- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kì trước;
- Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;
- Thu các khoản thuế được giảm. được hoàn lại;
- Các khoản thu khác
Khoản thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ là tổng số tiền đã thu và sẽ thu được của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
1.1.2.2 Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
Theo TT 200- BTC, các khoản chiết khấu thương mại bao gồm:
- Chiết khấu thương mại: là các khoản chiết khấu cho khách hàng khi mua với khối lượng lớn nhưng chưa phản ánh trên hóa đơn khi bán thành phẩm, hàng hóa trong kỳ.
- Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Hàng bán bị trả lại: là giá trị lượng hàng đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
1.1.2.3 Khái niệm chi phí
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01, Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Để phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh trong Doanh nghiệp, Kế toán cần quan tâm đến các chi phí sau: Giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý DN, chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế TNDN, chi phí khác.
Trong Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, Kế toán cũng quan tâm đến các khoản chi phí này:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí vật liệu kinh doanh phát sinh liên quan trực tiếp đến kinh doanh dịch vụ. Trong từng hoạt động kinh doanh, chi phí vật liệu trực tiếp không giống nhau.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền công, tiền lương và phụ cấp lương phải trả cùng các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh tính vào chi phí.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí còn lại chi ra trong phạm vi bộ phận kinh doanh (buồng, bếp, bar, vận chuyển)
- Cũng giống như doanh nghiệp sản xuất, các khoản chi phí nói trên tạo thành chỉ tiêu giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm và dịch vụ. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ còn phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc tiêu thụ hay tổ chức, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.
1.1.2.4 Khái niệm xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Xác định kết quả kinh doanh là việc làm cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác trong một kỳ kế toán nhất định.
Biểu hiện của kết quả kinh doanh là số Lãi (Khi Doanh thu lớn hơn Chi phí) hay Lỗ (Khi Doanh thu nhỏ hơn Chi phí).
Việc xác định kết quả kinh doanh thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh tùy theo từng đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.
Công thức xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
Kết quả hoạt động kinh doanh ( LN trước thuế TNDN)
=
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+
Kết quả kinh doanh HĐTC
+
Kết quả kinh doanh hoạt động khác
Trong đó, Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
=
Doanh thu thuần về bán hàng
-
Giá vốn hàng bán
-
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp cấp dịch vụ tính bằng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại,..)
Kết quả hoạt động tài chính
= Doanh thu HĐTC
- Chi phí HĐTC Kết quẩ hoạt
động khác
= Thu nhập khác - Chi phí khác