CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
2.2 Thực trạng kế toán Doanh thu, Chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Một Thành Viên Du lịch Công đoàn Việt Nam
2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
a. Tổng quan tình hình kết quả Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ (DTBH &
CCDV)
Bảng biểu 2.1: Bảng so sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2018- 2020
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
138.257.419.238 140.173.359.683 104.242.317.749
Chênh lệch (▲�) 0 1.915.940.445 (35.931.041.934)
Chênh lệch (%) 100% +1.38% (25.633%)
Nhận xét về DTBH & CCDV năm 2020:
Do ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 mà Doanh thu toàn bộ ngành du lịch nói chung và doanh thu tại Du lịch Công đoàn nói riêng cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tương tự, cụ thể: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty vào năm 2020 đã sụt giảm hơn hẳn so với năm 2019 là 25,633 % và chỉ dừng lại ở con số 104.242.317.749 đồng, giảm 35.931.041.934 đồng so với mức 140.173.359.683 của năm 2019.
Theo Ông Nguyễn Trùng Khánh- Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhận định: “Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Toàn ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới”.
Đi song song với sự phát triển vàng của ngành công nghiệp không khói năm 2019, thì Công ty Du lịch Công đoàn cũng góp sức vào sự phát triển ấy, con số DTBH &
CCDV đạt hơn 140 tỷ thể hiện sự nỗ lực không ngần ngại và chiến lược kinh doanh thích hợp của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty.
Theo đà phát triển không ngừng nghỉ ấy, Nghị quyết 08 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Bộ Chính trị ban hành đã đặt ra những mũi nhọn cho năm tiếp theo- 2020, một trong tám mũi nhọn được biểu thị bằng những con số cụ thể như sau:
“Thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.” – Theo Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Ban Chấp hành Trung Ương.
Nếu không có sự xuất hiện của đại dịch toàn cầu (COVID-19) thì những mũi nhọn đó hoàn toàn có thể thực hiện, thậm chí trên đà tăng trưởng mạnh mẽ ấy, có lẽ sẽ vượt xa. Nhưng ngày 22/1/2020, Việt Nam xác nhận có bệnh nhân dương tính với
Virus SARS-CoV-2 và sau đó cùng với làn sóng lây nhiễm thứ 1 (tháng 3/2020 – 4/2020), làn sóng thứ 2 (tháng 7/2020 – 9/2020), và làn sóng thứ 3 (tháng 1/2021 – 3/2021) đã làm cho ngành du lịch, dịch vụ của nước ta chuyển hướng hoàn toàn.
“Lao đao, khó khăn chồng chất khó khăn” là những từ hoàn toàn đúng để định hình về du lịch Việt Nam 2020. Do ảnh hưởng của đại dịch, Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế đến trong quý I/2020 làm cho lượng khách du lịch sụt giảm mạnh mẽ.
Trước tình hình đó, “Du lịch nội địa” được đẩy lên làm trọng tâm và mục tiêu. Hầu hết Doanh thu của các công ty Du lịch lữ hành và khách sạn đều đến từ du lịch nội địa. Không nằm ngoài vòng xoáy đó, Du lịch Công đoàn cũng bị thiệt hại đáng kể về Doanh thu lẫn lợi nhuận trong việc kinh doanh của mình vào năm 2020. Bằng chứng cho thấy sự suy giảm về Doanh thu so với những năm trước khi dịch bệnh diễn ra và cụ thể hơn, Doanh thu công ty đến chủ yếu từ hoạt động Du lịch nội địa và Cho thuê văn phòng.
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu về Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020
Sơ đồ 2.4: So sánh DTBH & CCDV năm 2019-2020
Nhìn vào biểu đồ thể hiện cơ cấu DT CCDV ở trên, chúng ta có thể nhận ra rằng bằng những nỗ lực, chiến lược, sự hợp tác của toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của toàn thể công ty đã đem tới những hiệu quả mặc dù trong giai đoạn khó khăn.
Doanh thu từ hoạt động Du lịch nội địa đạt con số 36.845.089.204 đồng tương đương với 35,35% so với tổng doanh thu cung cấp dịch vụ. Năm 2020, hoạt động du lịch nội địa được đẩy mạnh và đầu tư hơn do Du lịch quốc tế đang gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng. Phần lớn, Doanh thu của Công ty đến từ quý IV/2020 và khoản doanh thu ổn định đến từ hoạt động cho thuê văn phòng.
Doanh thu hoạt động du lịch nội địa không ổn định và phần lớn là thu được từ quý IV/2020, khi dịch bệnh có dấu hiệu ổn định và lắng xuống. Nguồn thu này sụt giảm hơn 4 tỷ đồng so với năm 2019
Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế không khả quan và đạt mức thấp kỷ lục từ khi hoạt động đến nay. Doanh thu khác đã sụt giảm 23.618.459.000 tỷ đồng so với năm 2019.
Doanh thu này bao gồm:
- Doanh thu tiền phòng
Doanh thu hoạt động du lịch nội
địa
Doanh thu thuê văn phòng
Doanh thu tiền phòng
Doanh thu hội
trường Doanh thu khác
Năm 2019 40.025 35 35.268 6.258 23.619
Năm 2020 35.845 35.287 26.806 4.762 0.541
40.025
35 35.268
6.258
23.619
35.845 35.287
26.806
4.762
0.541 0
5 10 15 20 25 30 35 40 45
Doanh thu năm 2019/2020
Năm 2019 Năm 2020
Đơn vị: (1.000.000 đồng)
- Doanh thu hoạt động du lịch quốc tế - Dianh thu dịch vụ ăn uống
- Doanh thu dịch vụ đi kèm
Tuy nhiên, công ty vẫn có nguồn doanh thu ổn định từ hoạt động cho thuê văn phòng.
b. Đặc điểm doanh thu cung cấp dịch vụ (CCDV):
Doanh thu CCDV được ghi nhận khi không còn những yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí đi kèm theo.
Trường hợp dịch vụ được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì doanh thu được ghi nhận căn cứ vào tỷ lệ dịch vụ hoàn thành tại ngày kết thúc năm tài chính.
Để phù hợp với thực tế tình hình kinh doanh của mình, công ty đã mở các tiểu khoản cho từng loại doanh thu phát sinh, bao gồm:
Bảng biểu 2.2: Phân loại các tiểu khoản của tài khoản 511
Doanh thu của Công ty đến từ DTBH & CCDV, doanh thu hoạt động tài chính và từ thu nhập khác.
Do hoạt động chủ yếu liên quan đến dich vụ du lịch, khách sạn và cho thuê văn phòng nên doanh thu phần lớn là đến từ các hoạt động kể trên.
DT CCDV hoạt động du lịch là nguồn thu đến từ việc cung cấp các chuyến du lịch, kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế, vận tải hành khách khác cho các đối tượng khác nhau bao gồm khách hàng cá nhân và khách
hàng tổ chức. Doanh thu này được ghi nhận khi tour du lịch được tổ chức thành công, xuất hóa đơn và biên bản thanh lý hợp đồng chuyến đi.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khách sạn của công ty bao gồm 2 thành phần chính là:
- Doanh thu từ dịch vụ lưu trú (đáp ứng yêu cầu nghỉ ngơi, ăn uống cho khách hàng)
- Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung (đáp ứng yêu cầu về các hoạt động vui chơi giải trí thể thao, theo yêu cầu của khách hàng)
Ngoài ra còn còn các nguồn thu đến từ các hoạt động khác như tổ chức hội nghị và hội thảo theo nhu cầu của khách hàng.
Doanh thu trong nhà hàng là số tiền thu được khi bán thức ăn, đồ uống và các dịch vụ kèm theo khác. Doanh thu này cũng bao gồm phí dịch vụ là 5%.
Doanh thu từ hoạt động cho thuê văn phòng là số tiền mà các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân trả cho công ty vào đầu kì đến từ việc cho họ thuê địa điểm văn phòng thuộc sở hữu của mình. Hàng tháng, kế toán doanh thu tiến hành phân bổ khoản doanh thu nhận trước đó vào FTBH &
CCDV - hoạt động cho thuê văn phòng.
Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ nên DT CCDV kể trên là doanh thu không bao gồm thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT.
Các chứng từ kế toán cần thiết để ghi nhận các khoản doanh thu kể trên bao gồm:
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ - Hóa đơn GTGT
- Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng - Phiếu thu
- Các chứng từ khác liên quan
Sơ đồ 2.5: Quy trình tổ chức tour du lịch tại công ty
(1) Khách hàng là cá nhân, đoàn thể, tập đoàn có nhu cầu đi du lịch, nghỉ mát hay tham quan sẽ lên trang web của Trung tâm du lịch và dịch vụ của Công ty Tour du lịch nội địa Archives - (congdoanvietnamhotel.com) hoặc đến trực tiếp trung tâm du lịch lữ hành để tham khảo về các chuyến đi.
(2) Bộ phận tư vấn, kinh doanh sẽ tiếp nhận thông tin đặt chuyến của khách hàng và hướng dẫn chi tiết về chuyến du lịch và báo giá cho khách hàng.
Nếu khách hàng đồng ý thì hai bên sẽ tiến hành giao dịch và nhận tạm ứng (nếu có)
(3) Bộ phận hướng dẫn du lịch và đội xe căn cứ theo hợp đồng, bảng dự tính chi phí từ phòng kinh doanh để tiến hành sắp xếp các công việc và thực hiện chuyến du lịch.
(4) Bộ phận kế toán sẽ tập hợp chứng từ, hóa đơn, tiến hành thanh toán chi phí cho các bộ phận sau đó hạch toán vào sổ và làm các công việc kế toán sau đó.
Khách hàng
Bộ phận Kinhdoanh
Bộ phận hướng dẫn
du lịch
Bộ phận đặt xe
Bộ phận kế toán
+ Ví dụ minh họa 1: Theo hóa đơn số 0003152, ngày 26 tháng 11 năm 2020, Du lịch Công đoàn cung cấp tour du lịch Hà Nội –Yên Tử- Hạ Long- Tuần Châu– Hà Nội – Đền Hùng – SAPA – Hà Nội cho công ty TNHH Năng Khiếu Trẻ Thơ (10 người)
Giá cho 1 người là 5.480.000 đồng/ khách
Dựa vào hóa đơn, phiếu thu, hợp đồng du lịch, và các chứng từ khác liên quan. Kế toán đơn vị hạch toán như sau:
Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 112: 60.280.000 Có TK 51119: 54.800.000 Có TK 3331: 5.480.000
Biểu mẫu 2.1: Mẫu hóa đơn GTGT đầu ra
Biểu mẫu 2.2: Trích mẫu sổ Cái Tài khoản 511
Hình ảnh 1: Trích Sổ chi tiết tài khoản 511 tháng 10/2020