CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.3. Kế toán tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, các giai đoạn sản xuất diễn ra liên tục hoặc song song với nhau thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm ở cuối quy trình công nghệ hoặc là các chi tiết, bộ phận sản phẩm ở cuối mỗi giai đoạn công nghệ. Doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. Doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có thể một đối tượng tập hợp chi phí tương ứng với một đối tượng tính giá thành hoặc với nhiều đối tượng tính giá thành, có thể nhiều đối tượng tập hợp chi phí tương ứng với một đối tượng tính giá thành.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyến Lớp K22KTB-BN 24 1.3.2. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Kỳ tính giá thành mà các doanh nghiệp áp dụng là hàng tháng, quý, năm hoặc thời điểm sản phẩm hoàn thành.
Xác định kỳ tính giá thành giúp kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành để cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản lý trong từng thời kỳ.
1.3.3. Phương pháp tính giá thành
1.3.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (tính giá thành trực tiếp)
Phương pháp này áp dụng với loại hình sản xuất giản đơn. Đặc điểm của phương pháp này là loại sản phẩm ít nhưng khối lượng sản phẩm sản xuất lớn, không có hoặc có rất ít sản phẩm dở dang, quy trình sản xuất khép kín, liên tục không thể gián đoạn.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cả quy trình công nghệ chế tạo. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối quy trình công nghệ.
Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn
thành
= Giá trị sản phẩm
dở dang đầu kỳ + Chi phí sản
xuất trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị =
Tổng giá thành
Số lượng sản phẩm hoàn thành 1.3.3.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành cũng là đơn đặt hàng.
Kế toán chỉ tính giá thành khi hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng. Để tính giá thành cho đơn đặt hàng, khi bắt đầu sản xuất đơn đặt hàng nào thì mở bảng tính giá
SVTH: Nguyễn Thị Tuyến Lớp K22KTB-BN 25 thành cho đơn đặt hàng đó để tập hợp chi phí cho đơn đặt hàng. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, chỉ cần cộng tổng chi phí sản xuất đã tập hợp đó. Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành là chi phí sản xuất dở dang của đơn hàng đó.
1.3.3.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Áp dụng cho quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại NVL chính, kết thúc quy trình tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm hoàn thành.
Phương pháp tính giá thành theo hệ số:
Bước 1:
Số lượng sản phẩm quy đổi = Số lượng sản phẩm loại i x Hệ số quy đổi loại i Bước 2:
Giá thành đơn vị của sản phẩm
quy đổi =
Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm Số lượng sản phẩm quy đổi
Bước 3:
Giá thành đơn vị sản phẩm
từng loại = Số lượng sản phẩm loại i x Hệ số quy đổi loại i 1.3.3.4. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, qua nhiều công đoạn và bán nửa thành phẩm của từng giai đoạn ra ngoài. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoặc bán thành phẩm.
Kế toán căn cứ vào CPSX đã tập hợp theo từng giai đoạn, lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục đến khi tìm được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm cuối cùng.
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
SVTH: Nguyễn Thị Tuyến Lớp K22KTB-BN 26 ZBTP1 = CPSX dở dang
đầu kỳ + Chi phí
NVL + Chi phí
chế biến - Giá trị SPDD cuối kỳ ZBTP2 = CPSX dở dang
đầu kỳ
+ ZBTP1
chuyển sang
+ Chi phí chế biến
- Giá trị SPDD cuối kỳ …
ZTP = CPSX dở dang đầu kỳ
+ ZBTP1
chuyển sang
+ Chi phí chế biến
- Giá trị SPDD cuối kỳ 1.3.3.5. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Áp dụng cho các doanh nghiệp không bán các nửa thành phẩm của từng giai đoạn ra ngoài. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng.
Kế toán xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng khoản mục. Sau đó cộng chi phí sản xuất nằm trong thành phẩm của các giai đoạn lại để được giá thành của thành phẩm.
Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm Bước 1:
CPSX GĐi trong
TP
=
CPSX DD đầu kì
của GĐi + CPSX trong kỳ
của GĐi
x
Số lượng TP ở GĐ cuối đã
quy đổi về NTP ở GĐi Số lượng sản
phẩm hoàn thành GĐi
+ Số lượng
SPDD ở GĐi x Mức độ hoàn thành Trong đó:
Số lượng TP ở GĐ cuối đã
quy đổi về NTP ở GĐi = Số lượng TP ở GĐ cuối x
Hệ số sử dụng sản phẩm i Bước 2:
Tổng giá thành thành phẩm = Chi phí Gđi phân bổ cho TP