Tổ chức xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 20 - 23)

1.2. Xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1. Tổ chức xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Nguyên tắc của một môi trường tín dụng lành mạnh và theo thông lệ quốc tế thì bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng phải được tách bạch. Chức năng quản lý rủi ro tín dụng sẽ được giao cho một bộ phận độc lập với các đơn vị hoạt động kinh doanh và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro (hoạt động cho vay). Bộ phận này sẽ quản lý và giám sát rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng trong đó có rủi ro tín dụng. Thông thường các NHTM đều thành lập một hội đồng để xử lý rủi ro. Hội đồng này có chức năng giải quyết các vấn đề liên quan đến xử lý nợ xấu.

Việc nhận biết, quản lý và thu hồi các khoản nợ xấu là vấn đề quan trọng đối với hầu hết các ngân hàng. Các NHTM đều xây dựng hệ thống nhận biết và báo cáo nội bộ các khoản nợ xấu theo chuẩn mực của từng ngân hàng. Nhận biết và báo cáo các khoản nợ xấu theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt được thiết kế để bảo vệ vị thế của ngân hàng. Công tác xác định, chuyển giao và xử lý nợ xấu thường được các NHTM tổ chức theo sơ đồ sau:

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Sơ đồ 1.1 : Ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng

Hiện tượng phát sinh là bất cứ dấu hiệu nào mà có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng.

(Nguồn: Sổ tay tín dụng BIDV năm 2004) Giám sát thường xuyên danh mục

tín dụng

Rà soát định kỳ/hiện tượng phát sinh*

Xuống hạng rủi ro tín dụng, khoản vay bị giáng hạng nợ xấu

Chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu, bộ phận xử lý nợ thực hiện việc rà soát

Lập phương án gặp gỡ khách hàng

Lập phương án khắc phục

Thực thi phương án khắc phục

Chuyển bộ phận tín dụng theo dõi bình thường

Chuyển bộ phận xử lý nợ xấu Nếu chấp thuận

Nếu thành công

Nếu không chấp thuận

Nếu không thành công

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Khi một khoản nợ đã được xác định là nợ xấu, ngay lập tức được chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu. Tại thời điểm này, tài liệu về khoản nợ phải được hoàn thiện với những chứng cứ về tình trạng và nguyên nhân xuống hạng của nợ xấu.

Tuy nhiên, cán bộ tín dụng có khoản nợ được chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu phải có nhiệm vụ thông báo cho cán bộ thuộc bộ phận xử lý nợ xấu những thông tin cần thiết. Việc chuyển giao này được phê duyệt thông qua Lãnh đạo phụ trách bộ phận xử lý nợ xấu.

Cán bộ thuộc bộ phận xử lý nợ xấu cần phải tiến hành ngay việc rà soát khoản nợ xấu mới phát sinh như thu thập thông tin cập nhật để đánh giá lại tình trạng của khách hàng và hoàn hiện việc rà soát nợ xấu: rà soát toàn bộ các tài liệu liên quan đến khoản vay và tài sản đảm bảo, kiểm tra và đánh giá lại tài sản làm đảm bảo (chất lượng, số lượng, giá trị...); kiểm tra lại khả năng và thiện ý của khách hàng, của người bảo lãnh, trong việc thực hiện trách nhiệm trả nợ; đánh giá lại khả năng tài chính của khách hàng theo tình hình mới; đánh giá khả năng thứ tự ưu tiên trong việc thanh toán nợ của khách hàng cho các chủ nợ, bao gồm cả các ngân hàng khác hoặc người cho vay khác, nếu cần thiết; ghi chép những chi tiết có liên quan về lịch sử của khách hàng và vị thế hiện hành của khách hàng...

Sau khi đã hoàn thành việc rà soát nợ xấu, cán bộ bộ phận xử lý nợ xấu, phải gửi ngay một bản báo cáo rà soát nợ xấu và đề xuất về chiến lược xử lý, những hành động để triển khai thực hiện. Có hai chiến lược trong xử lý nợ xấu như sau:

+ Chiến lược “duy trì” áp dụng khi tiếp tục duy trì mối quan hệ tín dụng/ngân hàng với khách hàng. Các khách hàng được tiếp tục duy trì có thể có cơ hội để cơ cấu lại/thương thảo lại, tuỳ thuộc khả năng trả nợ và khả năng tồn tại cũng như hướng phát triển trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nhóm khách hàng này có thể bao gồm các khách hàng là doanh nghiệp mà có khả năng tồn tại hoặc các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiền mặt, nhưng có khả năng tồn tại và có cơ hội để cấu trúc lại nợ/ hoặc thu hồi nợ. Điều kiện áp dụng: khách hàng phải thành thật, quyết tâm khôi phục sản xuất kinh doanh, có ý thức chấp nhận hoàn trả món nợ; khách hàng phải thể hiện được khả năng trả nợ từ dòng tiền mặt thông

Chuyên đề thực tập cuối khóa

thường; khả năng trả nợ từ việc bán tài sản và/hoặc từ dòng tiền mặt trong tương lai.

Có nghĩa là, nếu bên vay cho thấy khả năng trả nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn thì Ngân hàng có thể đồng ý thu xếp việc “xử lý nợ”.

+ Chiến lược “rút lui” được sử dụng đối với các khoản vay không có khả năng hoàn trả và cần phải thanh lý hoặc xoá nợ. Đối với các trường hợp này, ngân hàng cần thu thập hoặc thu nợ bắt buộc thông qua các thủ tục pháp lý, hoặc thông qua các quy trình không chính thức khác để nhằm duy trì kỷ luật tín dụng. Khi đã có kết luật rằng khoản vay không thể phục hồi được hoặc không thể tiếp tục duy trì mà không làm phương hại đến vị thế của ngân hàng, thì các hành động quyết liệt là cần thiết. Khi đó việc phát mãi tài sản thế chấp, thu hồi các khoản công nợ của khách hàng… sẽ được sử dụng để tận thu hồi vốn.

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)