2.3 Thực trạng xử lý nợ xấu tại BIDV
2.3.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu tại BIDV
2.3.2.4. Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro
Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro là việc BIDV sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của mình để chuyển các khoản nợ xấu từ theo dõi nội bảng cân đối kế toán sang theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán. Đây là biện pháp xử lý nợ chỉ có ý nghĩa làm giảm nợ xấu nội bảng, làm trong sạch bảng cân đối kế toán của BIDV còn hiệu lực của Hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn còn nguyên giá trị pháp lý, quyền đòi nợ của ngân hàng đối với khách hàng được pháp luật bảo đảm và ngân hàng không được thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng này. Đồng thời, sau khi xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng, ngân hàng vẫn phải tiếp tục áp dụng các biện pháp, giải pháp quyết liệt để tận thu hồi nợ.
Việc sử dụng biện pháp này đồng nghĩa với việc BIDV phải sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình để xử lý các khoản nợ.
Việc sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu được thực hiện thống nhất và duy nhất tại Hội sở chính BIDV, do Hội đồng xử lý rủi ro quyết định theo đúng quy định của quy trình xử lý rủi ro, trên cơ sở hồ sơ và tờ trình của chi nhánh và ý kiến của Ban Quản lý tín dụng.
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Trình tự việc xem xét xử lý rủi ro đối với một khoản nợ được thực hiện như sau:
Thứ nhất, hồ sơ trình xử lý rủi ro: Để có đủ cơ sở chứng minh khoản nợ vay đủ điều kiện để xử lý rủi ro theo quy định, hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro Chi nhánh gửi về Hội sở chính phải bao gồm: Tờ trình đề nghị xử lý rủi ro của chi nhánh giải trình, báo cáo cụ thể đối với từng trường hợp đề nghị xử lý kèm theo Biên bản họp Hội đồng tín dụng của chi nhánh thể hiện rõ quan điểm của chi nhánh về biện pháp xử lý và các giải pháp thu hồi tiếp theo cho từng khoản nợ; Bảng sao kê khế ước hoặc bảng kê rút vốn hoặc hợp đồng tín dụng cụ thể; Các tài liệu chứng minh tình trạng tài chính của khách hàng; Hồ sơ liên quan đến giải ngân và thu nợ, hồ sơ tài sản đảm bảo nợ vay.
Thứ hai, quy trình xử lý rủi ro tại chi nhánh: Gồm 3 bước
Bước 1: Cán bộ quản lý tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất danh mục các khoản nợ đúng đối tượng, đủ điều kiện đề nghị xử lý, các biện pháp xử lý và lập tờ trình trình Trưởng phòng.
Bước 2: Trưởng phòng xem xét tờ trình của cán bộ quản lý tín dụng nếu đồng ý với quan điểm của cán bộ quản lý tín dụng thì ký, nếu không đồng ý thì ghi rõ quan điểm của mình và ký để báo cáo Giám đốc chi nhánh và thông qua Hội đồng tín dụng của chi nhánh (do hiện nay các chi nhánh chưa có Hội đồng xử lý rủi ro).
Bước 3: Hội đồng tín dụng chi nhánh xem xét, quyết định danh mục các khoản nợ đúng đối tượng, đủ điều kiện xử lý để trình BIDV quyết định.
Trong mọi trường hợp chi nhánh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác của số liệu, hồ sơ của khoản nợ đề nghị xử lý rủi ro.
Thứ ba, quy trình xử lý rủi ro tại Hội sở chính: Gồm 6 bước
Bước 1: Phòng Xử lý nợ xấu, Phòng Tín dụng chỉ định tiếp nhận hồ sơ, cán bộ và trưởng phòng kiểm tra, tham mưu đề xuất danh mục và các biện pháp xử lý, lập tờ trình trình Giám đốc Ban Quản lý tín dụng.
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bước 2: Giám đốc Ban Quản lý tín dụng xem xét tờ trình nếu đồng ý với tờ trình thì ký, không đồng ý thì ghi rõ quan điểm của mình và ký để trình Hội đồng xử lý rủi ro xem xét.
Bước 3: Hội đồng xử lý rủi ro họp, xem xét, quyết định danh mục các khoản nợ đúng đối tượng, đủ điều kiện được xử lý rủi ro theo đúng nguyên tắc và chức năng nhiệm vụ; trình cấp có thẩm quyền tuỳ theo tính chất khoản nợ.
Bước 4: Trình Chính phủ xử lý đối với các khoản nợ chỉ định; Trình Hội đồng Quản trị quyết định sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng đối với các khoản nợ thương mại.
Bước 5: Thông báo cho các chi nhánh biết danh mục các khoản nợ thuộc chi nhánh được chấp thuận xử lý; hướng dẫn thực hiện hạch toán ngoại bảng; chỉ đạo Chi nhánh tiếp tục theo dõi, đôn đốc và thực hiện các phương án tận thu nợ đã đề xuất.
Bước 6: Trường hợp không tận thu hồi được nợ theo thời hạn đã lập theo phương án cần làm rõ nguyên nhân: Nếu là nguyên nhân khách quan, trình Hội đồng quản trị xem xét, tập hợp báo cáo NHNN và Bộ Tài chính cho xoá nợ; Nếu do chủ quan sẽ quy trách nhiệm cá nhân và tập thể, xử phạt kỷ luật hoặc yêu cầu bồi thường trách nhiệm vật chất theo quy định.
Với những quy định cụ thể về quy trình xử lý rủi ro từng bước tại Chi nhánh và tại Hội sở chính cũng như các quy định về hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro thống nhất trong toàn hệ thống, việc xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro của BIDV đã thực sự bài bản, khoa học, dễ dàng trong quản lý cũng như trong quá trình kiểm soát, tạo tính chủ động cao cho các Chi nhánh khi đề xuất danh mục các khoản nợ xấu cần xử lý, đảm bảo theo đúng quy định của Pháp luật cũng như hướng dẫn của BIDV.
Qua đó, hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ xấu của BIDV cũng được tăng cao, đáp ứng được các yêu cầu quản lý trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Sau khi khoản nợ được Hội đồng Xử lý rủi ro chấp thuận sử dụng dự phòng để xử lý, chi nhánh thực hiện chuyển hạch toán khoản nợ từ nội bảng sang ngoại bảng. Tính đến 31/12/2008, BIDV đã xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng
Chuyên đề thực tập cuối khóa
9.548 tỷ đồng trong đó số xử lý trong năm 2006 là 3.283 tỷ đồng, năm 2007 là 1.794 tỷ đồng, trong năm 2008 là 446 tỷ đồng.
Bảng 2.15: Bảng kết quả xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng giai đoạn 2006-2008
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006
Tổng số 446 1.794 3.283
Nợ xấu thương mại 430 1.506 2.347
Nợ xấu chỉ định và cho vay theo kế hoạch nhà nước
16 288 936
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 – 2007, Báo cáo tổng kết năm 2008) Sau khi khoản nợ được chuyển hạch toán ngoại bảng, BIDV tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt để thu hồi nợ ngoại bảng. Chỉ tính riêng trong 3 năm 2006-2008, BIDV đã thu hồi được 4.352 tỷ đồng nợ ngoại bảng, góp phần đáng kể vào việc tăng hơn 2000 tỷ đồng vốn điều lệ của BIDV.
Bảng 2.16: Kết quả thu nợ hạch toán ngoại bảng năm 2006-2008
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006
Thu nợ ngoại bảng lũy kế 4.352 3.308 1.325
Thu nợ ngoại bảng trong năm 1.044 1.983 1.325
Dư nợ ngoại bảng 4.219 4.940 3.283