2.3 Thực trạng xử lý nợ xấu tại BIDV
2.3.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu tại BIDV
2.3.2.6. Xử lý nợ xấu bằng biện pháp bán nợ
Bán nợ là một trong những biện pháp mới được Ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại áp dụng bắt đầu từ năm 2007 theo quyết định
Chuyên đề thực tập cuối khóa
số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của NHNN Việt Nam ban hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD.
Việc áp dụng biện pháp bán nợ để xử lý nợ xấu cũng mới được BIDV áp dụng bắt đầu từ cuối năm 2006. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của NHNN, BIDV đã xây dựng cho mình Quy chế mua bán nợ ban hành kèm theo quyết định số 379/QĐ-HĐQT ngày 31/8/2009 của Hội đồng Quản trị BIDV nhằm thống nhất việc thực hiện bán nợ trong toàn hệ thống BIDV.
Việc thực hiện bán nợ tại BIDV được thực hiện thống nhất tại Hội sở chính BIDV, do Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị quyết định tùy theo mức phân cấp ủy quyền của BIDV trong từng thời kỳ. Tổng giám đốc thành lập Hội đồng bán nợ hạch toán ngoại bảng là Hội đồng tư vấn cho Tổng Giám đốc trước khi ra quyết định bán nợ. Riêng việc mua bán nợ đối với những khoản nợ cho vay theo CĐ- KHNN phải có thêm ý kiến của các cơ quan chức năng khác (Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước).
Đối tượng bán nợ bao gồm cả nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng cân đối kế toán, nợ xấu thương mại và nợ xấu cho vay theo chỉ định, kế hoạch nhà nước.
Điều kiện bán nợ: Là những khoản nợ mà nếu áp dụng các hình thức khác để thu hồi sẽ không hiệu quả bằng biện pháp bán nợ hoặc là những khoản nợ mà BIDV cần cơ cấu lại nguồn vốn, danh mục tín dụng. Riêng đối với nợ CĐ-KHNN phải được cấp có thẩm quyền chỉ định bán nợ.
Căn cứ để xác định bán nợ: Giá bán khoản nợ được xác định trên cơ sở đánh giá về khả năng thu hồi nợ từ khách hàng, tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản đảm bảo và khả năng phát mại của các tài sản này, giá trị thực của các tài sản này trên cơ sở định giá của cơ quan chức năng.
Việc bán nợ được thực hiện theo Quy chế mua bán nợ của BIDV, khái quát như sau:
* Về hồ sơ thực hiện bán nợ:
Bao gồm tờ trình và ý kiến đề xuất của chi nhánh về việc bán khoản nợ, hồ sơ pháp lý của khách hàng vay, hồ sơ tín dụng và hồ sơ về tài sản đảm bảo của khoản
Chuyên đề thực tập cuối khóa
vay, chứng thư thẩm định giá của cơ quan chức năng và văn bản thỏa thuận với bên mua nợ.
* Quy trình thực hiện mua bán nợ tại chi nhánh:
Bước 1: Khi có nhu cầu bán nợ, chi nhánh thực hiện rà soát hồ sơ; thuê tổ chức thẩm định giá độc lập, có uy tín, đủ điều kiện và năng lực theo quy định của pháp luật thẩm định giá trị các tài sản đảm bảo; Thực hiện đối chiếu, xác nhận số dư nợ gốc, lãi đối với khách hàng;
Bước 2: Sau khi có chứng thư thẩm định giá, cán bộ Phòng Quản lý rủi ro (hoặc Phòng Quan hệ khách hàng lập báo cáo thẩm định đề xuất về việc bán khoản nợ trình Lãnh đạo Phòng có ý kiến để trình Giám đốc Chi nhánh có ý kiến để trình Hội đồng tín dụng cơ sở.
+ Đối với trường hợp bán nợ theo phương thức thỏa thuận: Chi nhánh chủ động đàm phán với khách mua nợ (hoặc bên môi giới) về giá bán khoản nợ và các điều kiện để bán nợ.
Trên cơ sở thỏa thuận sơ bộ với khách hàng, Hội đồng tín dụng cơ sở của Chi nhánh họp để xem xét việc bán nợ, sau đó Chi nhánh lập tờ trình đề xuất bán nợ và hoàn thiện hồ sơ theo quy định trình Hội sở chính. Tờ trình đề xuất bán nợ của Chi nhánh phải khái quát được khoản nợ và khách hàng vay, thực trạng của tài sản đảm bảo và quan trọng là phải phân tích, đánh giá các phương án xử lý đối với khoản nợ, ưu nhược điểm của các phương án, trên cơ sở đó có ý kiến đề xuất của Chi nhánh.
Trường hợp khách hàng mua nợ trả giá thấp hơn giá trị tài sản đảm bảo do tổ chức thẩm định giá thẩm định, chi nhánh thực hiện đăng báo bán khoản nợ trên 3 số báo liên tiếp của Trung ương và địa phương. Sau 10 ngày kể từ ngày đăng báo cuối cùng, nếu không có khách hàng nào đề nghị mua khoản nợ với giá cao hơn, chi nhánh thực hiện bán nợ như đối với các khoản nợ khác.
+ Đối với việc bán khoản nợ theo phương thức đấu giá: Chi nhánh căn cứ vào kết quả thẩm định giá độc lập để xác định giá bán khởi điểm và lập tờ trình đề xuất bán nợ như trường hợp khoản nợ bán thỏa thuận, riêng nội dung giá bán được thỏa thuận sơ bộ thay bằng đề xuất giá khởi điểm bán đấu giá. Sau khi được cấp có
Chuyên đề thực tập cuối khóa
thẩm quyền tại Hội sở chính phê duyệt, chi nhánh tổ chức bán nợ theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá.
Bước 3: Sau khi có văn bản của Hội sở chính, Chi nhánh thông báo cho Bên mua nợ về việc chấp thuận bán nợ hay không chấp thuận bán nợ. Trường hợp chấp thuận bán nợ, chi nhánh ký hợp đồng bán nợ với bên mua nợ và tiến hành bàn giao hồ sơ (bản chính) theo nội dung hợp đồng đã ký và Chi nhánh lưu lại 01 bản sao tất cả các hồ sơ đã bàn giao.
* Quy trình mua bán nợ thực hiện tại Hội Sở Chính BIDV
Tại Hội sở chính, Ban QLTD (Phòng Xử lý nợ xấu/Phòng Tín dụng Chỉ định) là đầu mối tiếp nhận hồ sơ từ chi nhánh. Sau khi nghiên cứu, xem xét đánh giá ý kiến của Chi nhánh tại tờ trình và hồ sơ do chi nhánh gửi, nếu thấy phương án bán nợ là hiệu quả, cán bộ Phòng xử lý nợ xấu (Hoặc Phòng Tín dụng chỉ định) lập tờ trình trình Lãnh đạo Phòng có ý kiến để trình Lãnh đạo Ban QLTD có ý kiến về việc bán nợ.
Trường hợp khoản nợ bán thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc: Cán bộ Ban QLTD sao tài liệu và tờ trình gửi các thành viên Hội đồng bán nợ hạch toán ngoại bảng (đối với các khoản nợ ngoại bảng) có ý kiến về việc bán khoản nợ, sau đó tổng hợp lại trình Tổng Giám đốc quyết định.
Trường hợp khoản nợ bán thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị: Ban Quản lý tín dụng lập tờ trình, trình Phó Tổng Giám đốc QLRR có ý kiến để trình Tổng Giám đốc có ý kiến trình xin ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị. Ban QLTD sao gửi hồ sơ và tài liệu gửi các thành viên Hội đồng quản trị có ý kiến về việc bán khoản nợ, sau đó Ban QLTD tổng hợp ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị trình Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định về việc bán khoản nợ.
Sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền, Ban QLTD thông báo cho chi nhánh (đối với việc không chấp thuận bán nợ) hoặc trình cấp có thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán nợ hoặc ủy quyền cho chi nhánh được ký hợp đồng bán nợ.
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Sau khi có ý kiến của Hội sở chính, chi nhánh tiếp tục triển khai thực hiện theo các văn bản chỉ đạo, hoặc ký hợp đồng bán nợ với Bên mua nợ hoặc thực hiện các biện pháp khác để tận thu khoản nợ.
Tính đến 31/12/2008, BIDV đã thực hiện bán 75 khoản nợ với dư nợ gốc là 2.388 tỷ đồng dư nợ gốc với giá bán nợ là 1.042 tỷ đồng, tương đương 43.6% dư nợ gốc, trong đó các khoản bán nợ chủ yếu là bán các khoản nợ hạch toán ngoại bảng (trên 90% dư nợ và trên 93% khoản nợ) và bán nợ cho công ty mua bán nợ và tài sản của doanh nghiệp (DATC), chiếm trên 80% dư nợ bán của BIDV.