Xử lý nợ xấu bằng biện pháp cơ cấu lại nợ

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 66 - 71)

2.3 Thực trạng xử lý nợ xấu tại BIDV

2.3.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu tại BIDV

2.3.2.3. Xử lý nợ xấu bằng biện pháp cơ cấu lại nợ

Cơ cấu lại nợ là biện pháp được sử dụng khi một khoản nợ đến kỳ hạn trả nợ nhưng BIDV đánh giá khách hàng khó có khả năng trả nợ cho BIDV theo lịch trả nợ đã ký trước đó do khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên

Chuyên đề thực tập cuối khóa

nếu BIDV thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) thì khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ cho BIDV đúng hạn.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ của BIDV được thực hiện theo quyết định số 1131/QĐ-QLTD1 ngày 12/3/2009 Quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ của BIDV bao gồm 3 loại: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ thông thường, cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện và cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những khoản vay theo CĐ-KHNN.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ thông thường (Cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với hợp đồng tín dụng cụ thể): Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ thông thường được thực hiện tại các chi nhánh BIDV (đối với những khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ thuộc thẩm quyền của chi nhánh) và tại Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp (QHKHDN) tại Hội sở chính BIDV (đối với những khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ vượt thẩm quyền của chi nhánh hoặc những khoản nợ do Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp trực tiếp cho vay).

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện (Cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với toàn bộ dư nợ vay của khách hàng): Đối tượng khách hàng được thực hiện cơ cấu lại nợ toàn diện là khách hàng có quy mô lớn (theo quy định của BIDV trong từng thời kỳ); Có tỷ lệ dư nợ vay đã được BIDV cơ cấu >=30% tổng dư nợ với thời gian đã được cơ cấu lớn hơn 24 tháng đối với khoản vay vốn lưu động hoặc lớn hơn 60 tháng đối với khoản vay đầu tư dự án nhưng khó có khả năng trả nợ theo thời hạn đã cơ cấu; Phát sinh dư nợ tại 1 hoặc một vài chi nhánh BIDV. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện được thực hiện tại Hội sở chính BIDV (Ban Quản lý tín dụng).

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản vay theo CĐ-KHNN: Đối tượng khách hàng được thực hiện loại cơ cấu lại thời hạn trả nợ này là các khách hàng có khoản vay theo CĐ-KHNN. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ này được thực hiện tại Hội sở chính BIDV (Ban Quản lý tín dụng).

Thẩm quyền phán quyết cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại BIDV được thực hiện theo nguyên tắc thống nhất: Cấp nào phán quyết cho vay thì cấp đó được quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong thẩm quyền phán quyết về thời gian cơ cấu lại thời hạn

Chuyên đề thực tập cuối khóa

trả nợ. Trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết về thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì phải trình cấp cao hơn để xét duyệt.

Cụ thể:

Thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại chi nhánh sẽ do Lãnh đạo Phòng QHKH, Lãnh đạo Phòng Giao dịch, Phó Giám đốc QHKH, Giám đốc Chi nhánh, Hội đồng tín dụng cơ sở tùy theo tính chất của khoản nợ là có phải qua thẩm định rủi ro hay không qua thẩm định rủi ro và theo mức phân cấp ủy quyền của chi nhánh từng thời kỳ.

Thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại Hội sở chính sẽ do Phó Giám đốc Ban QHKH, Giám đốc Ban QHKH, Phó Tổng Giám đốc QHKH, Phó tổng Giám đốc QLRR, Tổng Giám đốc, Hội đồng tín dụng Trung ương, Hội đồng Quản lý tín dụng, Hội đồng Quản trị quyết định tùy theo tính chất của khoản nợ có qua thẩm định rủi ro hay không qua thẩm định rủi ro, nợ thương mại hay nợ cho vay theo CĐ-KHNN và theo mức phân cấp ủy quyền của từng thời kỳ.

Cụ thể trình tự thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ được khái quát như sau:

+ Đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ thông thường:

* Tại chi nhánh:

- Cán bộ quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp nhận đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định.

- Sau khi nhận hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng, cán bộ QHKH xem xét các nội dung về lịch sử khoản vay, lịch trả nợ hiện tại, nguyên nhân khách hàng không trả được nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong trường hợp được cơ cấu lại và lập báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ trình Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng.

Đối với trường hợp cơ cấu lại thời hạn trả nợ không qua thẩm định rủi ro:

Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng có ý kiến trình Phó Giám đốc Quan hệ khách hàng có ý kiến quyết định. Trường hợp vượt thẩm quyền, PGĐ QHKH tiếp tục có ý

Chuyên đề thực tập cuối khóa

kiến trình Giám đốc Chi nhánh và/hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng.

Đối với trường hợp cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải qua thẩm định rủi ro: Lãnh đạo Phòng QHKH có ý kiến trình PGĐ QHKH xem xét có ý kiến. Trường hợp PGĐ QHKH đồng ý thì phê duyệt đề xuất và chuyển sang Phòng Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro. Phòng QLRR thực hiện thẩm định rủi ro đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và trình PGĐ QLRR. PGĐ QLRR duyệt đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc trình Giám đốc Chi nhánh (đối với những khoản cơ cấu lại nợ thuộc thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh) nếu ý kiến của PGĐ QLRR và PGĐ QHKH khác nhau hoặc trình Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng.

Trên cơ sở ý kiến phê duyệt cuối cùng của PGĐ chi nhánh/Giám đốc chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở chi nhánh, cán bộ QHKH thông báo cho khách hàng biết.

* Tại Hội sở chính:

Hội sở chính BIDV sẽ thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ vượt thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Chi nhánh, chi nhánh phải trình Hội sở chính xem xét quyết định hoặc những khoản nợ Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở chính trực tiếp cho vay.

Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp là đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cơ cấu của chi nhánh. Trên cơ sở tờ trình và hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ của chi nhánh gửi theo quy định, cán bộ Ban QHKH nghiên cứu và lập báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ trình Lãnh đạo Phòng Tài trợ dự án/Phòng QHKH lớn ký và trình Lãnh đạo Ban QHKH. Lãnh đạo Ban QHKH nếu đồng ý thì phê duyệt và chuyển sang Ban QLRRTD để thẩm định rủi ro (đối với những khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Lãnh đạo Ban QLRRTD) hoặc trình PTGĐ QHKH (đối với những khoản vay vượt thẩm quyền quyết định của Lãnh đạo Ban QLRRTD).

PTGĐ QHKH xem xét, nếu duyệt đồng ý thì chuyển sang Ban QLRRTD thẩm định rủi ro. Lãnh đạo Ban QLRRTD duyệt đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ (đối với

Chuyên đề thực tập cuối khóa

những khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ thuộc thẩm quyền) hoặc có ý kiến để trình PTGĐ QLRR (đối với những khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ vượt thẩm quyền).

PTGĐ QLRR duyệt đồng ý việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc trình Tổng Giám đốc (nếu ý kiến của PTGĐ QLRR khác ý kiến của PTGĐ QHKH) hay trình Hội đồng tín dụng Trung ương xem xét quyết định.

+ Đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện

Thẩm quyền quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện trong toàn hệ thống BIDV được thực hiện duy nhất lại Hội sở chính, do Hội đồng tín dụng trung ương hoặc Hội đồng Quản lý tín dụng hay Hội đồng quản trị quyết định.

Ban QLTD là đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện từ Chi nhánh đối với khách hàng do chi nhánh trực tiếp cho vay và từ Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp đối với các khách hàng do Ban QHKHDN trực tiếp cho vay.

Tại chi nhánh và Ban QHKHDN: Trình tự cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện được thực hiện như việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay phải qua thẩm định rủi ro, vượt thẩm quyền của Chi nhánh và Ban QHKHDN.

Tại Ban QLTD, sau khi nhận được hồ sơ từ Chi nhánh (hoặc Ban QHKHDN), cán bộ Ban QLTD lập tờ trình trình lãnh đạo Phòng có ý kiến để trình lãnh đạo Ban QLTD có ý kiến để trình Hội đồng tín dụng trung ương (hoặc Hội đồng Quản lý Tín dụng, Hội đồng Quản trị tùy theo mức phân cấp ủy quyền) quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện.

+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những khoản nợ cho vay theo CĐ- KHNN

Cấp có thẩm quyền quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những khoản vay theo CĐ-KHNN là PTGĐ Quản lý rủi ro, Tổng Giám đốc và Hội đồng tín dụng trung ương tùy theo mức phân cấp ủy quyền.

Tại chi nhánh: Trình tự cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những khoản vay theo CĐ-KHNN được thực hiện như việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các

Chuyên đề thực tập cuối khóa

khoản vay phải qua thẩm định rủi ro, vượt thẩm quyền của Chi nhánh, phải trình Hội sở chính.

Tại Hội sở chính: Ban QLTD là đầu mối tiếp nhận hồ sơ từ chi nhánh, nghiên cứu và lập báo cáo thẩm định rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, các khách hàng sẽ thực hiện trả nợ theo lịch trả nợ được cơ cấu, cải thiện được nhóm nợ xấu (khi thực hiện trả nợ theo thời hạn được cơ cấu theo một thời gian nhất định theo quy định, một khoản nợ xấu nhóm 3 có thể được chuyển lên nhóm 2) dẫn đến nợ xấu giảm, tỷ lệ nợ xấu giảm, khả năng thu hồi nợ được cải thiện.

Tính riêng trong năm 2008, Tổng dư nợ được Hội sở chính chấp thuận cho cơ cấu là 1.141 tỷ đồng (trong đó, nợ thương mại là 991 tỷ đồng, nợ cho vay chỉ định và cho vay theo kế hoạch nhà nước là 150 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu Tăng cường xử lý nợ xấu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)