CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM
* Khái quát chung về công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH PKF Việt Nam - Tên giao dịch: PKF VIETNAM CO., LTD.
- Mạng lưới quốc tế: Tập đoàn PKF Quốc Tế (PKF International Limited) - Mã số doanh nghiệp: 0313440640
- Văn phòng Chính: Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 48B Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: +84 9 1121 1318 - Email: pkfvietnam@pkf.com.vn
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
* Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH PKF Việt Nam là doanh nghiệp được tách từ Công ty TNHH Kiểm toán AFC (tiền thân là AFC Sài Gòn – là một trong những công ty kiểm toán đầu tiên của Bộ Tài chính Việt Nam, được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh từ năm 1995) chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên ngày 14/09/2015, với mã số doanh nghiệp 0313440640.
Trong tháng 9/2015, PKF Việt Nam đã nhận sáp nhập Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn thuế AAT theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên, thay đổi lần thứ 2 ngày 25/9/2015. Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn thuế AAT là doanh nghiệp kiểm toán
27
được thành lập từ ngày 04 tháng 06 năm 2007 với mã số doanh nghiệp là
0102283607 và được Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán kể từ năm 2009 đến thời điểm sáp nhập.
Trong suốt thời gian hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động chuyên ngành kiểm toán tại Việt Nam; PKF Việt Nam luôn là Công ty kiểm toán có rất nhiều năm kinh nghiệm kiểm toán cho các đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp; đặc biệt là kinh nghiệm kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng và đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán; các Tổng Công ty và Tập đoàn kinh tế Nhà nước; các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu; các dự án thuộc lĩnh vực y tế, giao thông, nông nghiệp, giáo dục do các tổ chức Quốc tế và trong nước tài trợ.
PKF Việt Nam là thành viên chính thức của Tập đoàn kiểm toán PKF Quốc tế, một trong hơn 10 mạng lưới các công ty kiểm toán và tư vấn chuyên ngành lớn nhất trên toàn cầu.
Trở thành thành viên chính thức của Tập đoàn kiểm toán PKF Quốc tế là bước tiến tích cực thuộc chiến lược kinh doanh của PKF Việt Nam, đặc biệt trong quá trình nền kinh tế Việt Nam hội nhập khu vực (AFTA), quốc tế (WTO) và tham gia TPP trong những năm tới, nhằm củng cố các khách hàng hiện nay của Công ty và đồng thời mở rộng thị phần của Công ty qua việc phục vụ các khách hàng của PKF Quốc tế chuyển giao là các công ty lớn, các tập đoàn nước ngoài và các công ty đa quốc gia. Gia nhập PKF Quốc tế cũng là cơ hội để PKF Việt Nam nhận được mọi sự hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ, huấn luyện nội bộ, … cũng như được cập nhập các thông tin chuyên ngành trên thế giới.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính
PKF Việt Nam là một trong số rất ít các Công ty kiểm toán có hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động chuyên ngành trong các lĩnh vực Kiểm toán, Kế toán, Thuế, Thẩm định giá, Tư vấn và đào tạo chuyên ngành tài chính kế toán.
Tính đến nay, PKF Việt Nam đã cung cấp các dịch vụ chuyên ngành cho hàng ngàn lượt khách hàng. Từ các văn phòng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh,
28
Công ty đang cung cấp các dịch vụ chuyên ngành cho hơn 500 khách hàng thường xuyên tại khắp mọi miền đất nước.Các khách hàng của PKF Việt Nam rất đa dạng:
các đơn vị có lợi ích công chúng và đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán; các Tổng Công ty và Tập đoàn kinh tế Nhà nước; các đơn vị hành chính sự nghiệp; các dự án thuộc lĩnh vực y tế, giao thông, nông nghiệp, giáo dục do các tổ chức phi chính phủ Quốc tế và trong nước tài trợ; các dự án đầu tư xây dưng cơ bản hoàn thành sử dụng vốn của Ngân sách Nhà nước của các Bộ, ngành, các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp khác, ....Các khách hàng này hoạt động trong nhiều ngành kinh tế khác nhau và sử dụng dịch vụ kiểm toán với nhiều mục đích khác nhau.
PKF Việt Nam có đầy đủ các chức năng cung cấp dịch vụ chuyên ngành;
đồng thời đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ chuyên ngành cho các đơn vị, bao gồm:
* Dịch vụ kiểm toán:
- Kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định - Kiểm toán hoạt động
- Kiểm toán tuân thủ
- Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành - Kiểm toán Báo cáo quyết toán Dự án
- Soát xét đặc biệt
- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước - Soát xét Báo cáo tài chính
- Kiểm toán nội bộ
* Dịch vụ Thẩm định giá tài sản
* Dịch vụ Xác định giá trị doanh nghiệp
* Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp:
- Hỗ trợ sáp nhập và mua bán doanh nghiệp
29
- Tư vấn đầu tư
* Dịch vụ tư vấn Thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
* Dịch vụ tư vấn kế toán:
- Giữ sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính định kỳ - Kiểm tra và soát xét các báo cáo tài chính
- Dịch vụ lập bảng lương, thuế, bảo hiểm và phúc lợi nhân viên - Chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS
- Tuân thủ yêu cầu chuẩn mực kế toán
* Dịch vụ tư vấn thuế - Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế thu nhập cá nhân
- Tư vấn thuế nhà thầu nước ngoài…
* Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp
* Dịch vụ đào tạo trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính, kế toán 2.1.3. Tổ chức bộ máy Công ty TNHH PKF Việt Nam
Mô hình bộ máy của Công ty TNHH PKF Việt Nam được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
30
Hình 2.1 Sơ đồ mô hình bộ máy tổ chức Công ty TNHH PKF Việt Nam (Trích nguồn tài liệu Công ty TNHH PKF Việt Nam) - Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên có quyết định cao nhất về điều hành hoạt động của công ty, quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động chung.
- Ban Tổng Giám đốc: Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty.
- Chi nhánh: Hoạt động chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, thuế và tư vấn tài chính.
2.1.4. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính chung do Công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện
Quy trình chung kiểm toán BCTC
Mỗi cuộc kiểm toán tại PKF Việt Nam đều được tiến hành theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán
31
- Tiếp xúc, thương thảo, ký kết hợp đồng kiểm toán;
- Gặp gỡ và làm việc, thu thập thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán và đánh giá các thông tin thu thập được;
- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán chi tiết.
Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
- Kiểm toán Báo cáo tài chính theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã đề ra thông qua các thủ tục:
+ Thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ (TOC)
+ Thủ tục kiểm toán cơ bản khác (OSP) gồm: phỏng vấn, rà soát tài liệu, kiểm tra các giao dịch và kiểm tra các chứng từ gốc, … nhằm thu thập các bằng chứng làm căn cứ để đưa ra ý kiến kiểm toán;
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung (nếu cần thiết) trong từng trường hợp cụ thể.
Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán
- Tổng hợp, soát xét hồ sơ kiểm toán, đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được và hình thành ý kiến kiểm toán;
- Lập dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý;
- Trao đổi về dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý;
- Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý chính thức.
* Lưu trữ hồ sơ kiểm toán
Trong quá trình kiểm toán, các KTV cần thu thập rất nhiều bằng chứng kiểm toán để phục vụ cho cuộc kiểm toán từ rất nhiều nguồn và các hình thức khác nhau nên cần được lưu trữ lại một cách cẩn thận và theo các nguyên tắc riêng tránh sự nhầm lẫn và thuận lợi tìm kiếm khi cần. Các bằng chứng kiểm toán đó sẽ được lưu vào hồ sơ kiểm toán kiểm toán thường trực lưu lại kho của công ty qua các năm để thuận tiện việc theo dõi và cập nhật thông tin khách hàng cho các mùa kiểm toán sau. (Xem tại “Phụ lục 03: Hồ sơ thường trực của Công ty TNHH PKF Việt Nam”
32
và “Phụ lục 04: Các phần hành kiểm toán trong hồ sơ của Công ty TNHH PKF Việt Nam”)
2.1.5. Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Công ty TNHH PKF Việt Nam Tại PKF Việt Nam, việc soát xét chất lượng được thực hiện theo 3 cấp độ:
Trưởng nhóm kiểm toán, Chủ nhiệm kiểm toán và Ban Tổng giám đốc.
Theo kế hoạch kiểm toán và sự phân công của trưởng nhóm thì các trợ lý kiểm toán thực hiện nhiệm vụ, các thành viên và trưởng nhóm trao đổi những vấn đề gặp phải, tìm nguyên nhân và làm rõ vấn đề. Đặc biệt trong giai đoạn thực hiện kiểm toán - đây là giai đoạn quan trọng trưởng nhóm tăng cường giám sát. Đến giai đoạn kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm trao đổi kết quả kiểm toán BCTC đến với chủ nhiệm kiểm toán nhằm soát xét lần hai và được trình BTGĐ rà soát lần ba trước khi phát hành BCKiT đến tay khách hàng (KH). Việc tổ chức kiểm soát chất lượng thông qua nhiều cấp độ giúp chất lượng kiểm toán được đảm bảo và kịp thời phát hiện các sai phạm bị bỏ sót.
2.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CHUNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng KH mà KTV sẽ tìm hiểu, nhận xét và thực hiện lập kế hoạch kiểm toán theo các bước sau:
- Tìm hiểu KH và môi trường hoạt động kinh doanh của DN - Tìm hiểu về các quy định pháp luật ảnh hưởng đến đơn vị - Tìm hiểu về quy trình KSNB và chu trình kế toán của đơn vị - Xác định mức trọng yếu
- Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán - Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
33
2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Tại giai đoạn này, KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản để tìm kiếm, thu thập bằng chứng chứng minh tính trung thực, hợp lý của số liệu kế toán do đơn vị KH trình bày. Thời gian thực hiện kiểm toán chính là thời gian trong hợp đồng thỏa thuận của PKF và KH.
2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Sau khi kết thúc giai đoạn kiểm toán tại đơn vị KH, các KTV sẽ hoàn thiện GTLV. Quá trình hoàn thiện GTLV gồm có:
- Kiểm tra, rà soát lại những khoản mục đã làm để lập hồ sơ kiểm toán - Thực hiện các bút toán điều chỉnh (BTĐC) và đưa ra BCKiT.
Sau khi hoàn thiện giấy tờ làm việc của mình, KTV sẽ gửi GTLV cho trưởng nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm sẽ rà soát lại một lần nữa công việc của các thành viên và những chứng cứ đã thu thập được. Nếu có những lỗi sai, thiếu sót, trưởng nhóm sẽ nhận xét trực tiếp trên bản mềm của giấy tờ làm việc và yêu cầu trợ lý kiểm toán chỉnh sửa lại cho hợp lý.
Gửi thư quản lý cho KH. Trong đó, KTV nêu rõ những nhận xét về BCTC, quy trình KSNB cũng như những vấn đề quan trọng khác liên quan đến kế toán, hệ thống kế toán và quản lý của doanh nghiệp.
Tập hợp các BTĐC để đưa lên bảng tổng hợp các BTĐC.
Phát hành BCKiT chính thức có chữ ký của KTV chính và chữ ký của Ban Tổng Giám đốc PKF.
Kết thúc cuộc kiểm toán và lưu trữ hồ sơ kiểm toán.