Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán nhân tâm việt – chi nhánh hà nội thực hiện (Trang 37 - 43)

2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán đối với khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính

2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán

2.2.1.1 Xem xét, chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng - Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng

Tìm hiểu thông tin cơ bản về khách hàng I. THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Tên pháp lý đầy đủ của khách hàng: (Tên tiếng Việt và tiếng Anh) 2. Tên trước đây (nếu có):

3. Tên giao dịch (nếu có):

4. Tên và chức danh của người liên lạc chính:

5. Địa chỉ đăng ký:

6. Địa chỉ trụ sở chính/địa chỉ hoạt động/giao dịch (nếu khác với địa chỉ đăng ký):

7. Loại hình DN

30

8. Năm tài chính:

9. Năm thành lập:

10. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

11. Vốn pháp định (nếu có):

12. Ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết:

13. Các ngân hàng giao dịch (vay hoặc tài trợ vốn, giao dịch chính…):

14. Các sản phẩm và dịch vụ chính:

15. Vị thế trong ngành:

16. Các đối thủ cạnh tranh:

17. Luật sư tư vấn:

18. Bên cung cấp dịch vụ chuyên môn khác, nếu có (như cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán, tư vấn thuế,...):

19. Các quy định pháp lý đặc thù liên quan đến hoạt động của DN (nếu có):

20. Các cổ đông chính, thành viên chính:

21. HĐQT/BGĐ

22. Các đơn vị trực thuộc 23. Các công ty con

24. Thông tin về các công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác

25. Các bên liên quan

26. Thông tin về hoạt động kinh doanh 27. Thông tin về kế toán và KSNB

28. Thông tin tài chính chủ yếu của DN trong 03 năm trước liền kề 29. Giá trị vốn hóa thị trường của DN (đối với công ty niêm yết) 30. Thông tin về kiểm toán

31. Mô tả mối quan hệ giữa CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Nhân Tâm Việt và Khách hàng được thiết lập như thế nào?

II. XEM XÉT CÁC VẤN ĐỀ DƯỚI ĐÂY

1. Năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện hợp đồng

31

2. Xem xét tính độc lập và biện pháp đảm bảo tính độc lập của DNKiT và thành viên có vai trò chủ chốt nhóm kiểm toán

3. Tính chính trực của đơn vị được kiểm toán và các vấn đề trọng yếu khác 4. Các vấn đề cần xem xét liên quan đến KTV tiền nhiệm và số liệu so sánh

đầu kỳ

5. Tiền đề của cuộc kiểm toán và giới hạn phạm vi (nếu có) III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG

IV. GHI CHÚ BỔ SUNG V. KẾT LUẬN

(Nguồn: GTLV công ty TNHH kiểm toán Nhân Tâm Việt) - Chấp nhận khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng

Thông tin cơ bản

I. THÔNG TIN CƠ BẢN 1. Tên khách hàng

2. Năm đầu tiên kiểm toán BCTC

3. Số năm công ty TNHH kiểm toán Nhân Tâm Việt- CN Hà Nội cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng này

4. Tên và chức danh của người liên lạc chính 5. Địa chỉ/ Điện thoại/Email/Fax/Website 6. Các thay đổi so với năm trước

7. Các vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán năm trước

8. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành

9. Mô tả tại sao doanh nghiệp muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan nào cần sử dụng BCTC đó.

II. XEM XÉT NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN, KHẢ NĂNG THỰC HIỆN HĐKiT, TÍNH CHÍNH TRỰC CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN/KHÁCH HÀNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ TRỌNG YẾU KHÁC

1. Năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện hợp đồng

2. Xem xét tính độc lập và biện pháp đảm bảo tính độc lập của công ty TNHH Nhân Tâm Việt và thành viên có vai trò chủ chốt nhóm kiểm toán

3. Tính chính trực của đơn vị được kiểm toán và các vấn đề trọng yếu khác

32

III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG IV. GHI CHÚ BỔ SUNG

V. KẾT LUẬN

(Nguồn: GTLV công ty TNHH kiểm toán Nhân Tâm Việt) Từ đó đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng và đưa ra kết luận có chấp nhận khách hàng không.

2.2.1.2. Hợp đồng kiểm toán

Sau khi đã đánh giá và chấp nhận khách hàng, Nhân Tâm Việt thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán; cam kết tính độc lập của nhóm kiểm toán thực hiện soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và biện pháp bảo vệ. Trao đổi với nhóm kiểm toán về kế hoạch kiểm toán và trao đổi với BGĐ đơn vị về kế hoạch kiểm toán. Soát xét các vấn đề cần trao đổi với Ban quản trị và gửi thư trao đổi với Ban quản trị về tính độc lập.

2.2.1.3. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp: Thị trường và sự cạnh tranh, các hoạt động mang tính chu kỳ và thời vụ, công nghệ có liên quan đến sản phẩm của đơn vị, nguồn cung cấp đầu vào cho ngành và giá cả.

Các yếu tố pháp lý: chế độ kế toán và thông lệ kế toán (nếu có), hệ thống pháp luật và các quy định áp dụng đối với loại hình/ ngành nghề kinh doanh, ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các quy định về thuế: GTGT, TNDN, quy định về môi trường ảnh hưởng đến ngành nghề. Đánh giá sự tuân thủ thông lệ, chế dộ kế toán, hệ thống pháp luật, chính sách nhà nước.

Ngoài ra một số yếu tố khác ảnh hưởng đến doanh nghiệp như: Thực trạng chung của nền kinh tế, biến động về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát…

Hiểu biết về đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp, bản chất nguồn doanh thu, sản phẩm hay dịch vụ và thị trường, phương thức bán hàng, chính sách giá bán, mua hàng, nguồn cung cấp chính, địa điểm sản xuất, khách hàng chính, thỏa luận với người lao động, loại hình sở hữu và bộ máy quản trị, cơ cấu tổ chức, hoạt động đầu tư vốn,…

33

2.2.1.4. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh Tìm hiểu các chính sách về:

• Chu trình khóa sổ và lập BCTC

• Chu trình bán hàng – phải thu – thu tiền

• Chu trình hàng tồn kho – giá thành – giá vốn

• Chu trình mua hàng – phải trả – trả tiền 2.2.1.5. Phân tích sơ bộ BCTC trước kiểm toán

Phân tích biến động số dư trên BCĐKT và số phát sinh trên báo cáo kết quả hoạt động, kết hợp với việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn và quản lý tài chính.

Đánh giá xem các mối quan hệ bất thường hoặc bất ngờ xác định được thông qua thủ tục phân tích từ đó chỉ ra các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay không.

Đánh giá liệu có các sự kiện hay điều kiện nào có thể dẫn đến những nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị hay không. Tóm tắt các vấn đề và các rủi ro phát hiện được.

2.2.1.6. Tìm hiểu KSNB & rủi ro gian lận

KSNB ở cấp độ doanh nghiệp thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, KSNB ở cấp độ doanh nghiệp đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của KSNB. Hiểu biết tốt về KSNB ở cấp độ doanh nghiệp sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng.

Tìm hiểu:

- Các thành phần của KSNB: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.

- Hoạt động KSNB: Tổng Giám đốc công ty chịu trách nhiệm chính điều hành và kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty dưới sự giám sát của Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị, phê duyệt báo cáo tài chính,…

34

- KTV cần tổng hợp các rủi ro có sai sót trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện

- Các thủ tục mà KTV cần thực hiện ở đây gồm có: Phỏng vấn, quan sát, Kiểm tra các tài liệu, quy trình, chính sách nội bộ của DN, các câu trả lời cần được tóm tắt ngắn gọn, tham chiếu đến các giấy tờ làm việc chi tiết.

2.2.1.7. Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro Xác định mức trọng yếu

Xác định mức trọng yếu (kế hoạch- thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Nhân Tâm Việt để thông báo với nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

Xác định các tiêu chí sử dụng để ước tính mức trọng yếu, nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu, lý do lựa chọn tiêu chí sử dụng để ước tính mức trọng yếu, lý do điều chỉnh ảnh hưởng của các biến động bất thường, lý do lựa chọn tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu, lý do lựa chọn tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện, lý do lựa chọn tỷ lệ sử dụng để ước tính ngưỡng sai sót không đáng kể.

Đánh giá rủi ro

Việc tìm hiểu thông tin về khách hàng ngay từ khi nhận được Thư mời kiểm toán và kí kết Hợp đồng kiểm toán đã cho cái nhìn khá đầy đủ về rủi ro có thể tồn tại đối với khách hàng kiểm toán. Vì vậy, ở bước này, trưởng nhóm kiểm toán chỉ tiến hành khái quát lại thông tin về khách hàng, đồng thời tìm hiểu thêm mối quan hệ giữa khách hàng và công ty kiểm toán, từ đó đưa ra nhận định về rủi ro kiểm toán.

2.2.1.8. Chương trình kiểm toán

Bước cuối cùng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là thiết kế CTKT chi tiết cho khoản mục tiền một cách phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế của Công ty khách hàng để quy trình kiểm toán đạt hiệu quả, hiệu suất cao. KTV dựa vào CTKT đã xây dựng để thuận lợi tiến hành kiểm toán khoản mục tiền và dễ dàng theo dõi công việc. CTKT được thiết kế phải đảm bảo được các mục tiêu kiểm toán bao gồm: Tính

35

hiện hữu, Tính đầy đủ, Đánh giá, Quyền và nghĩa vụ, Trình bày và thuyết minh (Phụ lục 4: Mục tiêu kiểm toán).

Đối với khoản mục tiền, KTV sẽ tiến hành xem xét các câu hỏi gợi ý về các thử nghiệm cơ bản để thiết kế và lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp khi trả lời “Có”.

Các thủ tục chung như kiểm tra chính sách kế toán đang được áp dụng tại công ty khách hàng; Thu thập, phân loại số dư khoản mục tiền và đối chiếu với sổ cái; Các thủ tục phân tích cần thực hiện trong cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó, CTKiT cũng nêu chi tiết nội dung về Thủ tục xác nhận ngân hàng, Kiểm tra chi tiết tiền mặt, Kiểm tra trình bày và thuyết minh (Phụ lục 5: Chương trình kiểm toán)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán nhân tâm việt – chi nhánh hà nội thực hiện (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)