1. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KI ỂM TOÁN VIÊN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
1.2. Quy trình ki ểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong
1.2.2. L ập kế hoạch kiểm toán
Thông thường, đối với các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, kiểm toán viên cần lập cả kế hoạch kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán chiến lược. Tuy nhiên, trong phạm vi bài luận văn của mình, em xin chỉ trình bày việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể.
Khảo sát kiểm soát nội bộ về tiền lương và các khoản trích theo lương
• Mục đích khảo sát
Kiểm toán viên tiến hành khảo sát kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp nhằm đánh giá mức độ hiệu lực, hiệu quả của KSNB đó, cụ thể:
- Đánh giá việc xây dựng kiểm soát nội bộ về tiền lương trên các khía cạnh đầy đủ, phù hợp;
- Đánh giá sự hoạt động của kiểm soát nội bộ về tiền lương trên các khía cạnh hiện hữu, hiệu lực, liên tục;
- Đánh giá sự thực hiện các nguyên tắc kiểm soát: nguyên tắc phân công, phân nhiệm; nguyên tắc phê chuẩn, ủy quyền; nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
• Phương pháp khảo sát
- Khảo sát về thiết kế của kiểm soát nội bộ
Để tìm hiểu tính đầy đủ và phù hợp của việc thiết kế các quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp các tài liệu quy định về kiểm soát
nội bộ được áp dụng như: Quy chế tuyển dụng và phân công lao động; quy định về quản lý nhân sự; quy định về tiền lương, tiền thưởng; quy định về trách nhiệm và phương pháp theo dõi, xác định kết quả lao động; quy định về thanh toán và phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; quy định về trả lương... Trên cơ sở đó, kiểm toán viên đánh giá việc thiết kế các quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ trên các khía cạnh đầy đủ và thích hợp.
- Khảo sát về việc vận hành kiểm soát nội bộ
Để tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thường áp dụng các kỹ thuật như phỏng vấn, quan sát, kiểm tra các các dấu hiệu kiểm soát còn lưu lại trên chứng từ.
+ Kỹ thuật phỏng vấn thường được kiểm toán viên sử dụng dưới dạng bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ để thu thập bằng chứng liên quan đến việc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng quản lý nhân sự, theo dõi kết quả lao động, tính và trả lương của đơn vị có đảm bảo thường xuyên hay không;…
+ Kỹ thuật quan sát có thể được kiểm toán viên sử dụng như quan sát việc chấm công hoặc quan sát việc sử dụng máy ghi giờ, quan sát việc nghiệm thu sản phẩm hoàn thành, quan sát phát lương...
+ Kiểm toán viên kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với việc tính và phân bổ lương và các khoản phải trả bằng cách kiểm tra căn cứ và phép tính, kiểm tra chữ ký của người phê chuẩn, kiểm tra dấu hiệu kiểm soát nội bộ trên bảng tính lương, bảng phân bổ lương; kiểm tra tính đúng đắn và nhất quán trong việc áp dụng chính sách phân bổ chi phí tiền lương của doanh nghiệp.
+ Từ những bằng chứng thu thập được về thiết kế và vận hành của các quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đưa ra kết luận về tính thích hợp, hiệu lực, hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương.
❖ Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Thu thập thông tin cơ sở
Để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, trước tiên, kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng thông qua việc thu thập các tài liệu:
Giấy phép thành lập doanh nghiệp; điều lệ, quy chế công ty; các biên bản họp Hội đồng quản trị, Hội đồng cổ đông; các Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị,...
Đối với kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, kiểm toán viên cần quan tâm đến các chính sách về tiền lương, chính sách sử dụng lao động, sự biến động về quy mô sản xuất kinh doanh của đơn vị,...
Từ những thông tin trên, kiểm toán viên tiến hành phân tích đánh giá sơ bộ để xem xét sự ảnh hưởng của chúng tới khoản mục tiền lương, từ đó xác định những vấn đề chính của khoản mục tiền lương ở đơn vị được kiểm toán và đưa ra những thủ tục kiểm toán cần thiết.
Nghiên cứu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Từ những thông tin thu thập được, kiểm toán viên đánh giá mức độ tin cậy của kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương của đơn vị được kiểm toán. Dựa vào những đánh giá về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên xác định rủi ro kiểm soát làm cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo.
Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro
Dựa trên những thông tin ban đầu thu thập được, kiểm toán viên xác định mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cho khoản mục tiền lương, từ đó xác định phạm vi và quy mô của các thủ tục kiểm toán áp dụng đối với khoản mục này. Nếu kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của khoản mục tiền lương là cao thì kiểm toán viên sẽ tiến hành nhiều thủ tục kiểm toán chi tiết và ngược lại, nếu kiểm toán viên cho rằng rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp thì phạm vi và mức độ các thủ tục kiểm toán chi tiết sẽ được thu hẹp lại ở mức độ hợp lý, khi đó chất lượng của cuộc kiểm toán vẫn được đảm bảo và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho cuộc kiểm toán.
❖ Chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là tập hợp các thủ tục kiểm toán chỉ dẫn cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo các cơ sở dẫn liệu cụ thể, trong đó xác định cả quy mô
mẫu, phần tử lựa chọn, thời gian thực hiện cho mỗi thủ tục kiểm toán và cả sự phân công công việc giữa các kiểm toán viên.
Chương trình kiểm toán của khoản mục tiền lương bao gồm các phương pháp kiểm toán chứng từ và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ, được kiểm toán viên thực hiện thông qua các phương pháp kiểm toán tuân thủ (thử nghiệm kiểm soát) và phương pháp kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản).
Phương pháp thử nghiệm kiểm soát: được thực hiện để thu thập các bằng chứng về khả năng ngăn chặn các sai phạm của kiểm soát nội bộ liên quan đến khoản mục tiền lương.
Phương pháp thử nghiệm cơ bản:được thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng về sự hoàn chỉnh, chính xác và hiệu lực của các dữ liệu do kế toán xử lý và cung cấp.
Thử nghiệm cơ bản bao gồm các thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản.
Thủ tục phân tích: là việc phân tích các số liệu, các tỷ suất nhằm tìm ra xu hướng biến động của các chỉ tiêu.
Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản: nhằm xác nhận các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương có thật hay không, có được tình toán đánh giá đúng không, có được phân loại và hạch toán đúng, kịp thời không,... Đồng thời, việc kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản giúp xác định mức độ tin cậy của các số dư cuối kỳ của các tài khoản liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương.