1. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KI ỂM TOÁN VIÊN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
1.2. Quy trình ki ểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong
1.2.3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thử nghiệm tuân thủ là quá trình mà kiểm toán viên thực hiện thủ tục khảo sát về kiểm soát nội bộ của đơn vị.
Dựa trên bằng chứng thu thập được về việc thiết kế và vận hành của các quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đưa ra kết luận về tính thích hợp và hiệu lực, hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương, từ
đó quyết định về mức độ rủi ro kiểm soát để thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ bản đối với nghiệp vụ tiền lương cho phù hợp.
1.2.3.2 Thủ tục phân tích
Kiểm toán viên có thể áp dụng một số thủ tục phân tích như sau:
- So sánh giữa chi phí tiền lương kỳ này với các kỳ trước, kết hợp so sánh với sản lượng sản xuất hoặc tiêu thụ;
- So sánh tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp trên giá vốn hàng bán của kỳ này với kỳ trước;
- So sánh chi phí tiền lương giữa các tháng kết hợp so sánh với sản lượng sản xuất hoặc tiêu thụ;
- So sánh tỷ lệ chi phí nhân viên bán hàng trên chi phí bán hàng của kỳ này với kỳ trước;
- So sánh tỷ lệ chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp trên chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ này với kỳ trước.
Nếu có biến động bất thường, kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyên nhân, kiểm tra cụ thể vấn đề lệch ở đâu và tại sao lại chênh lệch.
1.2.3.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết
a) Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ tiền lương a1. Tính có căn cứ hợp lý
Thủ tục kiểm toán thường là:
– Đối chiếu tên và mức lương của từng công nhân viên trên bảng lương với tên và mức lương của công nhân viên đó trên hồ sơ nhân viên xem có phù hợp không?
– So sánh tổng số tiền trên bảng thanh toán lương với tổng số tiền đã chi lương trên phiếu chi tiền mặt, séc trả lương… xem có trường hợp khai khống tiền lương đã trả không?
– Kiểm tra đối chiếu chữ ký của công nhân viên trên bảng thanh toán lương giữa các kỳ xem có sự thay đổi không, có chữ ký trùng lặp không.
a2. Sự phê chuẩn nghiệp vụ
Kiểm toán viên kiểm tra sự phê chuẩn về mức lương trên các quyết định tiếp nhận nhân sự hoặc hợp đồng lao động, sự phê chuẩn của người quản lý bộ phận trên bảng chấm công, hay phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành, sự phê chuẩn trên các bảng thanh toán lương, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội xem có đầy đủ và đúng thẩm quyền không?
a3. Sự tính toán, đánh giá
– Tính lại số giờ công, ngày công trên bảng chấm công, thẻ tính giờ hay khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành.
– So sánh mức lương, phụ cấp của từng công nhân viên trên bảng tính lương với mức lương, phụ cấp của công nhân viên đó trên hồ sơ nhân viên xem có phù hợp không?
– Kiểm tra lại việc tính các khoản khấu trừ lương và các khoản lương đã tạm ứng trong kỳ, còn được lĩnh cuối kỳ của từng công nhân viên xem có đúng không?
a4. Ghi chép đầy đủ
– Đối chiếu số tiền ghi có, ghi có TK 334, đối ứng nợ các TK 622, 6271, 6411, 6421… trên sổ cái TK 334 và số tiền ghi có TK 338 đối ứng nợ các TK 622, 6271, 6411, 6421… trên sổ cái TK 338 với số liệu tương ứng trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH hàng tháng.
a5. Sự phân loại và hạch toán đúng đắn
– Kiểm tra lại việc tính toán, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng chịu chi phí bằng cách kiểm tra xem việc lựa chọn tiêu thức phân bổ có hợp lý, nhất quán không, kiểm tra việc tổng hợp các tiêu thức phân bổ như thời gian làm việc, khối lượng sản phẩm hoàn thành… cho từng bộ phận.
– Đối chiếu số liệu chi tiết trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH với số liệu ghi trên các sổ kế toán các TK chi phí như TK 622, TK 6271, TK 6411, TK 6421 hoặc sơ đồ tài khoản xem có phù hợp không?
a6. Ghi đúng kỳ
– So sánh ngày trên bảng kê thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội với ngày ghi sổ nghiệp vụ thanh toán và phân bổ tiền lương và BHXH trên sổ cái TK 334, sổ cái TK 338 hoặc nhật ký chung để kiểm tra việc ghi sổ nghiệp vụ tính và phân bổ tiền lương và BHXH có kịp thời không? – So sánh ngày trên các phiếu chi lương và ngày chi trên sổ cái, nhật ký; a7. Tổng hợp và chuyển sổ
Kiểm toán viên kiểm tra xem việc tổng hợp và chuyển sổ các nghiệp vụ tiền lương phải trả, chi lương và phân bổ chi phí tiền lương có hợp lý không.
b) Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản “Phải trả người lao động”
Kiểm tra tiền lương và các khoản phải trả còn dư cuối kỳ cho công nhân viên trên những nội dung sau:
– Hiện hữu: Kiểm tra xem tiền lương và các khoản phải trả có phải đã được tính cho số thời gian đã làm việc hoặc sản phẩm, công việc đã hoàn thành không hay có hiện tượng đã kê khai khống tiền lương phải trả cuối kỳ.
– Tính toán, đánh giá: Kiểm tra việc tính tiền lương phải trả cuối kỳ có thực hiện đúng quy định hiện hành không?
– Ghi chép, cộng dồn: Kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương cuối kỳ xem có đầy đủ và đúng đắn không.
– Trình bày, công bố: Kiểm tra việc trình bày và báo cáo về các chỉ tiêu liên quan đến phải trả người lao động trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh Báo cáo Tài chính có đúng đắn không?
Các tài khoản chi phí nhân công không có số dư cuối kỳ nên kiểm tra các tài khoản này chính là kiểm tra số liệu hạch toán trong kỳ đối với các tài khoản này thông qua kiểm tra các nghiệp vụ phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương xem có được tính toán và ghi sổ đúng đắn hay không.
c) Kiểm tra các tài khoản phản ánh các khoản trích theo lương
- Kiểm tra xem tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ; việc ghi sổ và thanh toán mà doanh nghiệp áp dụng trong kỳ có phù hợp với quy định hiện hành hay không?
- Kiểm tra chọn mẫu một số bảng tính lương và bảo hiểm xã hội để xem việc trích và phân bổ các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất, khấu trừ vào lương và phải nộp cho các cơ quan hữu xem có đúng đắn không.