CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN BDO
2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán đối với khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện
2.2.1. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước của công ty BDO
Lập kế hoạch kiểm toán
Tại giai đoạn này, ở BDO, KTV xác định phạm vi công việc; phát hiện đánh giá rủi ro; thiết kế thủ tục kiểm toán. Trong xác định phạm vi công việc, KTV đánh giá chấp nhận khách hàng, lên kế hoạch về thời gian, nhân sự, tìm hiểu kĩ hơn thông tin khách hàng, hoạt động kinh doanh. Khi phát hiện và đánh giá rủi ro, KTV tìm hiểu KSNB và mức trọng yếu làm cơ sở để thiết kế thủ tục kiểm toán.
Thực hiện kiểm toán
Các thủ tục kiểm toán khoản mục CPTT gồm TNKS và TNCB được thực hiện bởi KTV sẽ được thể hiện trên GTLV “E- Prepayment- v2 checked” dựa theo chương trình kiểm toán mẫu. Các thủ tục lần lượt được thực hiện như sau:
Bảng 2.1.Chương trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước
(Nguồn: Tài liệu nội bộ BDO)
Kết thúc kiểm toán
KTV sẽ tổng hợp lại các bằng chứng kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán của mình, các bút toán điều chỉnh lại việc phân bổ, phân loại CPTT (nếu có) và hoàn thiện các GTLV theo yêu cầu. Sau khi được soát xét qua các cấp, KTV sẽ tiến hành phát hành BCKT cuối cùng.
2.2.2. Thực trạng áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước do BDO thực hiện tại một khách hàng cụ thể - Công ty ABC
2.2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán
Xác định phạm vi công việc
Công ty BDO đã kiểm toán cho công ty ABC năm trước nên ngay sau ngày kết thúc niên độ kế toán, Công ty ABC đã có thông báo bằng văn bản gửi tới BDO để tiếp tục ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC cho năm 2020.
Khi thực hiện tiếp nhận khách hàng cũ vẫn sẽ có các rủi ro có thể xảy ra nên trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV phụ trách sẽ phải xem xét các biến động mới của công ty, lập và nhận định các rủi ro có thể xảy ra. Thông qua đó, KTV có thể quyết định xem có nên tiếp tục chấp nhận và duy trì khách hàng cũ hay không. Tất cả những đánh giá của KTV đều được thông qua mẫu sau:
Biểu 2.2. Bảng đánh giá khách hàng cũ
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN BDO
Tên khách hàng: Công ty ABC Tên gày
Ngày khóa sổ: 31/12/2020 Người thực hiện Đ.T.Anh 20/12/2020 Nội dung: Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ
và đánh giá rủi ro hợp đồng Người soát xét 1 N.T.L.Hoa 20/12/2020 Người soát xét 2 P.T. Hùng 22/12/2020
Người soát xét 3
CÂU HỎI Có hoặc
không 1. Có phải Công ty chúng ta là độc lập đối với khách hàng về giá phí hợp đồng hiện tại, kể
cả các khoản phí quan trọng chưa thanh toán? Dẫn chứng ở đây bất cứ các nguy cơ và các biện pháp bảo vệ để loại bỏ, hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, các nguy cơ được nhận diện trong phần này. Bao gồm các chi tiết gì và chúng ta thảo luận với ai.
CÓ
2. Có phải chúng ta thỏa mãn rằng không có sự kiện tụng hay tranh chấp nào xảy ra, hoặc có thể xảy ra giữa Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán với khách hàng. (Dẫn chứng ở đây bất cứ các nguy cơ và các biện pháp bảo vệ để loại bỏ, hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, các nguy cơ được nhận diện trong phần này.
Bao gồm các chi tiết gì và chúng ta thảo luận với ai.)
CÓ
3. Chúng ta xác nhận rằng không có partner hay nhân viên của chúng ta trực tiếp tham gia vào hợp đồng kiểm toán này có quan hệ gia đình hoặc quan hệ thân thuộc với khách hàng? (Dẫn chứng ở đây bất cứ các nguy cơ và các biện pháp bảo vệ để loại bỏ, hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, các nguy cơ được nhận diện trong phần này. Bao gồm các chi tiết gì và chúng ta thảo luận với ai.)
CÓ
4. Chúng ta có thể xác nhận rằng bất kỳ partner (hoặc cá nhân quan hệ thân thuộc) hoặc các thành viên có liên quan đến cuộc kiểm toán không có bất kỳ lợi ích tài chính nào từ khách hàng? (Dẫn chứng ở đây bất cứ các nguy cơ và các biện pháp bảo vệ để loại bỏ, hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, các nguy cơ được nhận diện trong phần này. Bao gồm các chi tiết gì và chúng ta thảo luận với ai.)
CÓ
5. Chúng ta thỏa mãn rằng không có xung đột nào về lợi ích? Nếu không, dẫn chứng bên dưới việc thực hiện đầy đủ điều đó trong cuộc kiểm toán của chúng ta?
CÓ
6. Chúng ta thỏa mãn rằng không có hạn chế gì về phạm vi kiểm toán sẽ ảnh hưởng đến công việc của chúng ta xuất phát từ ban giám đốc của khách hàng? Nếu không, dẫn chứng bên dưới việc thực hiện đầy đủ điều đó trong cuộc kiểm toán của chúng ta?
CÓ
7. Chúng ta thỏa mãn rằng không có yếu tố nào khác có thể làm giảm sự độc lập của chúng ta? (Cân nhắc việc cung cấp thêm dịch vụ khác khi trả lời câu hỏi này.)
CÓ 8. Chúng ta thấy thỏa mãn rằng không có các yếu tố khác tồn tại khiến chúng ta không nên
chấp nhận việc tái chỉ định kiểm toán của khách hàng này?
Cân nhắc: bất cứ vấn đề mà ảnh hưởng bất lợi việc soát xét của chúng ta trong tính chính trực của ban giám đốc, hoặc khả năng thực hiện việc tiếp cận kế toán và báo cáo tài chính; sự tồn tại các vấn đề thường xuyên vào giây phút cuối, nhiều giao dịch lớn được ghi nhận vào cuối niên độ, và/ hoặc các điều chỉnh có giá trị lớn; Các chi tiết cần được ghi lại ở cột Ghi chú.
CÓ
KẾT LUẬN
Chấp nhận duy trì khách hàng: Có Không Thành viên BGĐ: Phạm Tiến Hùng gày:………..
Thành viên BGĐ độc lập: Mai Lan Phương gày:………..
(Nguồn: Tài liệu nội bộ BDO) Như vậy, qua đánh giá, BDO quyết định tiếp tục kiểm toán cho Công ty ABC. Hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng trong đó nêu rõ kế hoạch kiểm toán ( thời gian, địa điểm, nhân sự tham gia,…)
Danh sách nhân sự tham gia kiểm toán công ty ABC
STT Tên Chức vụ
1 Bà Ngyễn Thị Lan Hoa Chủ nhiệm kiểm toán
2 Ông Đỗ Tuấn Anh Kiểm toán viên
3 Ông Đỗ Duy Thành Trợ lý kiểm toán viên
4 Bà Vũ Thúy Hạnh Trợ lý kiểm toán viên
(Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán) Thông tin khách hàng
Ở giai đoạn này KTV tiến hành thu thập các thông tin về ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như cơ cấu bộ máy quản lý. Tuỳ theo từng đặc điểm khách hàng cụ thể mà KTV sẽ thu thập những lượng thông tin khác nhau. Cụ thể với những khách hàng thường xuyên như công ty ABC, các thông tin đã được lưu trong hồ sơ từ các cuộc Kiểm toán năm trước, KTV chỉ cần bổ sung những thông tin mới phát sinh từ phía khách hàng.
Hoạt động kinh doanh
Công ty ABC là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập năm 2018
Dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (không bao gồm các trường hợp bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật);
Dịch vụ phân tích và kiểm tra kỹ thuật (ngoại trừ việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải);
Dịch vụ xử lý dữ liệu (không bao gồm thiết lập mạng và kinh doanh hạ tầng bưu chính viễn thông);
Dịch vụ tư vấn quản lý (không bao gồm tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế và chứng khoán);
Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị công nghiệp – CPC;
Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu các hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Chính sách kế toán:
- Kỳ kế toán năm: theo năm dương lịch từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VND).
- Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Hình thức sổ kế toán mà Công ty sử dụng: Nhật ký – chứng từ và sử dụng phần mềm kế toán EFFECT.
Phát hiện và đánh giá rủi ro Thủ tục phân tích sơ bộ
Bảng 2.2. Tìm hiểu KSNB với khoản mục CPTT của công ty ABC
Câu hỏi Kết quả Ghi chú
Không Có Kết quả kiểm tra Công ty có tiến hành
việc xem xét các khoản CP trước khi
x Qua phỏng vấn kế toán, được biết việc xem xét thời gian sử dụng CCDC trước khi phân bổ
Tiềm ẩn rủi ro phân bổ nhầm giữa CPTT
phân bổ không? chưa được chú trọng. ngắn hạn và dài hạn
Công ty có tiến hành phê duyệt bảng phân bổ CPTT cuối kỳ không?
x Qua phỏng vấn và kiểm tra bảng phân bổ chi phí trả trước, có chữ kỹ của kế toán trưởng và giám đốc
Hợp lí
Doanh nghiệp có tiến hành theo dõi việc xuất CCDC không?
x Qua phỏng vấn và kiểm tra ngẫu nhiên một số chứng từ thấy rằng mỗi lần xuất CCDC đều có đề nghị xuất của bộ phận sử dụng, có chữ của giám đốc và có phiếu xuất kho của bộ phận kho.
Hợp lí
Doanh nghiệp có lập đầy đủ chứng từ khi tiến hành ghi nhận tăng CPTT không?
x KTV kiểm tra chứng từ ghi tăng CPTT về chi phí lắp đặt loa míc phòng họp ở chứng từ:
PKT6-37- 19 ngày 27/6/2019 có đề nghị mua sắm, hóa đơn và đề nghị thanh toán.
Hợp lí
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty) Từ bảng hỏi trên, có thể thấy rằng KSNB của ABC đối với khoản mục CPTT là hiệu quả. Tuy nhiên, khi tiến hành phân loại CPTT, kế toán chưa xem xét kĩ thời gian sử dụng. Do đó có thể tiềm ẩn rủi ro phân loại nhầm lẫn các khoản chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn.
Mức trọng yếu
Căn cứ vào những thông tin thu thập được trong quá trình tìm hiểu khách hàng cũng như tìm hiểu KSNB, KTV phân tích và đánh giá mức trọng yếu cho khoản mục CPTT. Việc xác định mức trọng yếu là một vấn đề phức tạp yêu cầu sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV.
Bảng 2.3. Hướng dẫn áp dụng tính mức trọng yếu
Trường hợp Tiêu chí dùng để tính mức
trọng yếu Khoảng cho phép
Doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế Doanh thu
3% - 10%
0.5% - 2%
Quỹ đầu tư hoặc đơn vị đầu tư
Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
1% - 2%
2% - 5%
Tổ chức phi lợi nhuận
Tổng thu nhập Chi phí
0.5% - 2%
0.5% - 2%
(Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty) Theo như bảng hướng dẫn, ABC là công ty hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nên KTV chọn mức trọng yếu theo doanh thu với tỷ lệ 1,5%. Mức trọng yếu thực hiện ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC, thường được đặt giữa 50% và 75% của mức trọng yếu tổng thể để giảm ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC. Theo phương pháp luận của BDO thì mức này sẽ được đặt gần 75% của mức trọng yếu. Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua được đặt ra giữa 0% và 5% của mức trọng yếu, nhưng sẽ không vượt quá 5% mức trọng yếu, là các vấn đề hoàn toàn không có ảnh hưởng tới tổng thể BCTC, dù có được xem xét ở mức độ riêng lẻ hoặc tổng hợp lại.
Bảng 2.4.Các chỉ tiêu chủ yếu để ước lượng mức trọng yếu của công ty ABC Giá trị tiêu chí được lựa chọn: Doanh thu 5 727 856 330
Mức trọng yếu (M) 1,5% x 5 727 856 330 = 85 917 845 Mức trọng yếu thực hiện (PM) 75% x 85 917 845 = 64 438 384 Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (CTT) 5% x 85 917 845 = 4 295 892,25
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán)
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ xác định rủi ro có sai sót trọng yếu ( RMM)
(Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty) Đối với công ty ABC, KTV đánh giá mức độ rủi ro có sai sót trọng yếu ( RMM) ở mức độ thông thường (R=2) dựa trên các yếu tố:
Rủi ro tiềm tàng
- Đặc tính kinh doanh của công ty ABC : Công ty ABC là doanh nghiệp 100%
vốn đầu tư nước ngoài được thành lập năm 2018, chủ yếu về các dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Do mới thành lập phát sinh chi phí thiết kế thi công văn phòng, đầu tư trang thiết bị với giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh nhiều và thường xuyên có thể doanh nghiệp sẽ gặp phải các sai sót khi phân bổ.
- Số dư tài khоản: So với tổng Tài sản thì TK có số dư không quá lớn
- Phần mềm kế toán đang được sử dụng tại Công ty ABC là phần EFFECT. Vậy nên, việc xảy ra các sự cố về IT, lỗi phần mềm cũng có thể gây ảnh hưởng phần nào đến số liệu, giá trị các nghiệp vụ.
Rủi ro tiềm tàng được đánh giá là cao.
Rủi ro kiểm soát: Thông qua việc tìm hiểu về KSNB của Công ty ABC đã được trình bày trong Bảng hỏi 01, KTV kết luận đánh giá về KSNB về khoản mục CPTT của Công ty chặt chẽ.
Rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp.
Thiết kế thủ tục kiểm toán
Qua các quy trình đã thực hiện ở trên, KTV tiến hành xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục CPTT tại Công ty ABC dựa theo mô hình đảm bảo của công ty BDO đã xây dựng:
Biểu 2.3. Mô hình đảm bảo của BDO
(Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty) Theo đánh giá rủi ro, KTV nhận định khoản mục CPTT của công ty có mức độ rủi ro “ thông thường” R=2 vì vậy theo mô hình đảm bảo thủ tục kiểm toán được lựa chọn bao gồm thủ tục phân tích (SAP) và kiểm tra chi tiết (OSP)
Dưới đây là các bước cụ thể tại công ty Kiểm Toán BDO.
Bảng 2.5.Chương trình kiểm toán khoản mục CPTT Công ty ABC
(Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán)
Đầy đủ Hiện
hữu Chính
xác Đánh
giá
Trình bày và thuyết minh I. Thủ tục phân tích (SAP)
<LS> Lập Lead Schedule.
<E1> Phân tích biến động số dư CP trả
trước/phải thu khác... năm nay/năm trước.
II Kiểm tra chi tiết (OSP)
2 v v v <E2> Chọn mẫu kiểm tra các khoản CP trả
trước phát sinh trong kỳ. Xem xét tính phù hợp về nội dung và tính chính xác về giá trị ghi nhận.
3 v v v v <E3> Thu thập Bảng phân bổ CP trả trước:
1 Kiểm tra giá trị còn lại, đối chiếu với số dư cuối kỳ trước.
2 Kiểm tra tính phù hợp, nhất quán của tỷ lệ (thời gian) phân bổ áp dụng.
3 Kiểm tra tính hiện hữu của các TS, CCDC còn số dư trên Bảng phân bổ.
4 Đánh giá tính hợp lý của việc phân bổ CP trả trước vào các tài khoản chi phí liên quan.
4 v <E4> Kiểm tra việc trình bày CP trả
trước/phải thu khác trên BCTC Kiểm tra việc trình bày
Kiểm tra mẫu CP trả trước
Mô tả
Chi tiết công việc Tham chiếu
Cơ sở dẫn liệu
Kiểm tra Bảng phân bổ So sánh số dư CP trả trước /phải thu khác năm nay với số dư năm trước.
1 v v
Với công ty ABC, việc xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục CPTT cũng dựa trên chương trình kiểm toán khoản mục CPTT chung của công ty.
- Thủ tục chung: Các thủ tục chung sẽ được thể hiện trên “ LeadSchedule” bao gồm kiểm tra sự nhất quán chính sách kế toán, đối chiếu số dư trên các sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối phát sinh. Công ty ABC là khách hàng cũ đã kiểm toán năm trước nên KTV không thực hiện thủ tục kiểm toán số dư đầu kì.
- Kiểm tra phân tích: Việc phân tích biến động năm nay so với năm trước được thể hiện trên trang “E1” để giải thích những biến động bất thường.
- Kiểm tra chi tiết: Các thủ tục đọc lướt sổ, thu thập bảng tổng hợp, kiểm tra các khoản chi phí phát sinh thể hiện ở trang “E2” và việc kiểm tra bảng phân bổ đánh giá tính hợp lí, việc lập và trình bày trên BCTC được thể hiện tại trang “E3”, “E4” trên GTLV.
2.2.2.2. Thực hiện kiểm toán
- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát:
Ở công ty BDO, tại giai đoạn này KTV chú trọng đến việc thiết kế các thủ tục kiểm soát tại khách hàng có đảm bảo chặt chẽ hay không thông qua việc đối chiếu số liệu giữa các sổ đã khớp nhau chưa để đảm bảo không xảy ra rủi ro trong quá trình chuyển sổ, việc xét duyệt mua bán, xuất dùng ở các cấp có mang tính chặt chẽ không thông qua việc kiểm tra một vài mẫu ngẫu nhiên.
Bảng 2.6. Bảng thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát
Mục đích Thực
hiện
Kết luận Kiểm tra, đối chiếu số
dư sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 242 với bảng cân đối kế toán
Kiểm tra xem việc chuyển sổ vào bảng cân đối số phát sinh đã chính xác chưa
Tiến hành kiểm tra số dư đầu kỳ 3 055 180 936 với báo cáo đã kiểm toán năm trước, số dư cuối kỳ 933 549 962 với số liệu trên sổ chi tiết TK242, nhận thấy số liệu khớp nhau.
OK