6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
3.2. NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ RÚT RA TỪ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI CỦA MẠNH TỬ VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP – XÃ HỘI CỦA MẠNH TỬ VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
Hiện đại đối thoại với quá khứ nói chung, trong đó có việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học nhân loại nói riêng, không chỉ dựng lại đơn thuần nó, mô tả, chiêm ngưỡng nó một chiều mà cái căn bản và có nghĩa sâu xa, thiết thực chính là phân tích, đánh giá những giá trị lịch sử của nó để rút ra những bài học bổ ích phục vụ cho cuộc sống hiện tại, để từ đó hướng tới phía trước bằng sự kết tinh dòng chảy liên tục của tinh hoa giá trị lịch sử nhân loại quá khứ - hiện tại - tương lai.
Việc nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử, đặc biệt là tư tưởng nhân chính, tư tưởng dân bản của ông cũng vậy; không phải chúng ta chỉ dựng lại những gì Nho giáo nói chung và Mạnh Tử đã có mà quan trọng hơn là đối thoại với chính Nho giáo đang còn tồn tại trong thực tế, trong nếp nghĩ của con người Việt Nam hiện đại. Hơn nữa, khi đánh giá một tư tưởng truyền thống cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể, nhưng nghiên cứu xưa để phục vụ nay thì không chỉ có vậy, mà còn phải xuất phát từ hiện tại nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội hiện tại. Cũng với tinh thần ấy, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã từng kế thừa có chắt lọc những tư tưởng của Nho giáo nhưng không phải là để bảo vệ phát triển Nho giáo, mà là để phủ định nó một cách biện chứng bằng cách nhân danh nó để mở đường cho ý thức mới tiên tiến hơn.
Ngay từ những thập niên đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa đế quốc phát triển thành hệ thống, Hồ Chí Minh đã gắn Nho giáo với cuộc đấu tranh đòi tự do, bình đẳng ở các nước thuộc địa và viện dẫn Nho giáo như là “lý do lịch sử cho phép
chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào Châu Á” [83,35]. Người nhắc lại câu nói “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của Mạnh Tử với tư cách của một người cộng sản và đánh giá cao tinh thần nhân bản, dân bản trong tư tưởng của ông. Nhận xét về tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử, Người viết: “Học trò của Khổng Tử là Mạnh Tử, tiếp tục tư tưởng của thầy và vạch ra một kế hoạch chi tiết để tổ chức sự sản xuất và tiêu thụ. Sự bảo vệ và phát triển lành mạnh của trẻ em, sự giáo dục và lao động cưỡng bức đối với người lớn, sự lên án nghiêm khắc thói ăn bám, sự nghỉ ngơi của người già, không có điều gì đề án của ông không đề cập đến. Việc thủ tiêu bất bình đẳng về hưởng thụ, hạnh phúc không phải cho một số đông mà cho tất cả mọi người, đấy là đường lối kinh tế của vị hiền triết” [83,35]. Như vậy, sau khi đã loại bỏ ở tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử những hạn chế về mặt lịch sử và lập trường giai cấp, cùng với tinh thần tôn quân bản vị coi quyền lực chỉ ở ngôi vua, Hồ Chí Minh đã hướng tư tưởng ấy vào cuộc đấu tranh vì tự do, bình đẳng của nhân loại cần lao trong thời đại của mình. Sau khi Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, nước ta giành được độc lập, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh lại kế thừa có chọn lọc một trong
“những điều hay” của Nho giáo là tư tưởng “lấy dân làm gốc nước” vào việc xây dựng Nhà nước Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Người khẳng định:
“Nước ta là nước dân chủ.
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…
Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra…
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [85,698]
Trên tinh thần dân chủ mácxít, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng “lấy dân làm gốc nước” mà Người kế thừa được từ Nho giáo lên bình diện hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Theo quan điểm của
Người, dân là gốc của nước, của cách mạng nên dân phải có quyền làm chủ thực sự. Chính vì thế trong nhà nước của dân, nhân dân là chủ, họ có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm. Nhà nước của dân phải hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Khi dân đã là chủ thì chính phủ, cán bộ, đảng viên phải là “công bộc” của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từ này.
Trong truyền thống Nho giáo, Mạnh Tử đã nói “dân vi quý”. Trong lịch sử dân tộc ta, Phan Bội Châu cũng có quan niệm dân bản, thể hiện tinh thần dân trọng quân khinh. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và làm sâu sắc thêm truyền thống đó. Người khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [87,276]. Xuất phát từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nhà nước do dân, vì dân. Theo quan điểm của Người, nhà nước do dân phải nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ, phê bình của nhân dân; tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân; “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” [85,60]. Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của dân, không có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính. Trong nhà nước ấy, các cán bộ, công chức phải là người “đầy tớ”
trung thành của nhân dân. Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân” [89,323]. Để thực hiện điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn yêu cầu các cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần tư tưởng “chính tâm tu thân” của Nho giáo. Năm 1951, trong lời kết thúc lễ ra mắt Đảng Lao động Việt Nam, Người nhấn mạnh: các Đảng viên cộng sản
phải là những người mà giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khổ không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục. Đây cũng chính là câu nói của Mạnh Tử về phẩm chất của người quân tử: phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vuõ baát naêng khuaát.
Như vậy, điểm đáng lưu ý trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân là quan niệm về một nhà nước dân chủ, nhà nước do nhân dân làm chủ. Nhà nước đó có sự thống nhất giữa tính giai cấp với tính nhân dân và tính dân tộc, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy việc phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho dân là mục đích duy nhất.
Thấm nhuần tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ thực hiện quyền lực của toàn dân. Các bản Hiến pháp ở nước ta đều xác định mọi quyền hạn của nhà nước là của nhân dân. Những người hoạt động trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương đều có nhiệm vụ phục vụ nhân dân, do dân cử ra trực tiếp hoặc gián tiếp để thực thi quyền lực. Chính vì thế dân có quyền bãi miễn những người trong bộ máy nhà nước do mình bầu ra khi họ không làm tròn trách nhiệm đại biểu quyền lực cho dân.
Bản chất “của dân, do dân, vì dân” của Nhà nước ta còn được khẳng định nhất quán trong các văn kiện của Đảng và được thể hiện rõ nét trong đường lối, chính sách, cũng như trong hoạt động thực tiễn của Đảng, của nhà nước. Để xây dựng được nhà nước thực sự “của dân, do dân, vì dân”, Đảng ta “rất quan tâm tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận nhà nước và pháp luật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học hỏi kinh nghiệm các nước và hấp thụ tinh hoa trí tuệ nhân loại, từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng Nhà nước ta”
[5,71]. Bài học “lấy dân làm gốc” mà Đảng ta nêu ra từ Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI, chính là một trong những biểu hiện của việc “tiếp thu tinh hoa, trí tuệ nhân loại” của Đảng, ở đây, cụ thể là tư tưởng “lấy dân làm gốc nước” của Nho giáo. Tuy nhiên, trong tư tưởng và trong hoạt động thực tiễn của Đảng ta,
“lấy dân làm gốc nước” không phải để phục vụ lợi ích của một nhóm người mà là phục vụ lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân lao động, như Đảng ta đã xác định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân” [37,131]. Xuất phát từ đó, Đảng ta chủ trương: “Phải xây dựng các thiết chế mở rộng và phát huy dân chủ, bảo đảm các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đều có sự tham gia xây dựng của nhân dân, phản ánh ý chí, lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc. Cán bộ, đảng viên và công chức phải thật sự là công bộc của nhân dân” [39,277].
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, việc tăng cường pháp chế, xây dựng nhà nước pháp quyền chính là nội dung và điều kiện của quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là phương hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả, hiệu lực tác động của nhà nước tới việc mở rộng quyền dân chủ của nhân dân. Những quan điểm và nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam đã được thiết lập trong Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa VII năm 1995. đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đưa ra chủ trương
“xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: “Tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [34,45]. Mặc dù nhà nước pháp quyền mà Đảng ta chủ trương xây dựng vẫn kế thừa những giá trị phổ biến của các hình thức nhà nước pháp quyền trước đây, trước hết là của các hình thức nhà nước pháp quyền tư sản hiện đại, nhưng đó không phải là nhà nước pháp
quyền tư sản, mà là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” [37,131]. Điều này cũng đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi): “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” [49,178].
Cũng như các nhà nước pháp quyền hiện đại trên thế giới, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật. Đây chính là nguyên tắc có tính hiến định, nhằm xác lập các cơ sở chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ cơ bản trong xã hội, giữa công dân với công dân, giữa công dân với nhà nước, giữa nhà nước với các tổ chức xã hội. Tuy nhiên, Nhà nước pháp quyền Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân nên hệ thống pháp luật thể hiện tập trung ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, cán bộ, công chức và mọi công dân đều phải tôn trọng pháp luật; pháp luật trở thành công cụ quan trọng nhất để đảm bảo quyền tự do dân chủ và lợi ích của nhân dân. Điểm khác biệt căn bản giữa nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng với nhà nước pháp quyền tư sản ở chỗ, nếu như trong nhà nước pháp quyền tư sản, quyền lực của nhà nước được phân cho ba cơ quan khác nhau, hoàn toàn độc lập với nhau đảm nhiệm, thì một trong những nguyên tắc quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Tính đặc thù này là do cơ sở kinh tế và tính chất xã hội chủ nghĩa của Nhà nước pháp quyền Việt Nam quy định.
Lịch sử nhân loại từ khi có nhà nước chứng minh rằng nhà nước bao giờ cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Không có và không thể có nhà nước đứng trên các giai cấp hoặc nhà nước chung cho mọi giai cấp. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân cũng không nằm ngoài quy luật đó, tức là công cụ chuyên chính và đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta biểu hiện ở chỗ nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân. Từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến tổ chức, hoạt động của nhà nước đều phải quán triệt tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân, trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng vì lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp nông dân và của các tầng lớp nhân dân lao động khác nên Nhà nước pháp quyền Việt Nam đại diện cho lợi ích của tất cả nhân dân lao động. Điều đó cũng có nghĩa, đối với Nhà nước pháp quyền Việt Nam, tính giai cấp gắn bó chặt chẽ với tính nhân dân và tính dân tộc. Nhà nước càng có tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc bao nhiêu thì càng thể hiện đầy đủ bấy nhiêu bản chất giai cấp công nhân của mình.
Nhà nước ta do nhân dân lập ra thông qua tổng tuyển cử toàn dân, được đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân. Sức mạnh của Nhà nước ta bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân, do đó mọi hoạt động của nhà nước đều vì dân, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất. Để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, trong tổ chức và hoạt động của mình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm sự thống nhất giữa tổ chức và hành động, phát huy đồng bộ và kết hợp
chặt chẽ sức mạnh của cả cộng đồng và từng cá nhân, của cả nước và từng địa phương, của cả hệ thống bộ máy và từng yếu tố cấu thành nó. Bản chất nhà nước pháp quyền thể hiện ra ở tính dân chủ. Đối với Nhà nước ta, quyền dân chủ của nhân dân trên mọi mặt của đời sống xã hội được bảo đảm bằng luật, bằng cơ chế, chính sách và không ngừng được hoàn thiện, nâng cao trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước cũng như trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Như vậy, khác với tinh thần dân bản trong Nho giáo nói chung và trong tư tưởng Mạnh Tử nói riêng, chế độ dân chủ trong xã hội ta được đặt nền móng trên nguyên tắc quyền làm chủ, quyền tự do và nhân cách độc lập của con người, của các thành viên theo Hiến pháp và pháp luật; ở đây, dân chủ là quyền của từng người, cho từng công dân chứ không phải là quyền của một cá nhân duy nhất hay một đại chúng trừu tượng. Với tinh thần ấy Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong quá trình thực hiện dân chủ và tiến hành thể chế hóa chủ trương ấy bằng “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”. Quy chế này cho thấy Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm “tham khảo ý dân” và phát huy sức dân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Sự ra đời của Quy chế dân chủ ở cơ sở không những phát huy được quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân mà còn nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Theo quy chế ấy, nhân dân đã chủ động bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của họ.
Đối với xã hội Việt Nam hiện nay, Đảng ta đã xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Do đó việc tìm hiểu vai trò của Nho giáo nói chung và tư tưởng Mạnh Tử nói riêng trong xã hội Việt Nam về cơ bản là tìm hiểu sự tiếp thu có chọn lọc và phê phán của Hồ Chí Minh, cũng như của Đảng ta đối với tư tưởng này. Chính vì