Chương 2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Hà Tây về phát triển nông nghiệp nông thôn từ 1996 đến 2006
2.2 Chủ trương của Đảng bộ Hà Tây về phát triển nông nghiệp, nông thôn
Hà Tây, sau khi được tái lập có lực lượng lao động khá dồi dào (1.117.000/2.269.000 dân số toàn tỉnh), diện tích tự nhiên 218.723 ha (10 - 1994), có đồi núi, đồng bằng, rừng, hệ thống sông ngòi, hồ đập bao quanh.
Điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng cùng với vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện tốt để Hà Tây tranh thủ thời cơ, phấn đấu vươn lên đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Nông nghiệp vẫn luôn luôn là một ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh.
Bởi vậy, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Hà Tây lần thứ XII (tháng 4 - 1996) đã nhấn mạnh nhiều nội dung rất quan trọng, đặc biệt là bàn định những chủ
trương, giải pháp đúng đắn nhằm phát huy tốt hơn những tiềm năng, lợi thế sẵn có, đưa nền kinh tế - xã hội của Hà Tây phát triển với tốc độ cao hơn, có cơ cấu hợp lý hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Để đạt được những chủ trương trên, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ và có sự phấn đấu nỗ lực của nhân dân. Trong hoàn cảnh một tỉnh mới được tái lập nên vẫn còn tồn tại một số khó khăn về bộ máy tổ chức của tỉnh, lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn còn thiếu và có nhiều hạn chế, quy chế làm việc chưa thành nề nếp, nhất là ở cơ sở; quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên còn nhiều lúng túng, chủ yếu là trong quản lý, sử dụng đất đai; hợp tác xã chậm đổi mới, thương nghiệp quốc doanh lúng túng trong hoạt động trước cơ chế mới, bỏ trống nhiều địa bàn, nhất là ở vùng nông thôn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, mặc du đã có đầu tư, cải tạo...nhưng nhìn chung vẫn còn thấp kém, thậm chí một số nơi xuống cấp trầm trọng, quy hoạch xây dựng nông thôn chưa được coi trọng, đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
Dựa trên sự phân tích tình hình, đặc điểm của tỉnh, kế thừa và phát triển những giải pháp của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 1992 - 1995, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XII (tháng 4 - 1996), đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2000.
Đại hội chỉ rõ: Bước vào thời kỳ từ 1996 đến 2000, chúng ta có những thuận lợi. Đó là: Đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, chính trị ổn định. Trên địa bàn tỉnh, kinh tế - xã hội có chuyển biến, đời sống của đa số nhân dân được cải thiện một bước. Tỉnh lại có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tiềm năng, gần các trung tâm khoa học kỹ thuật của Trung ương có thể khai thác, có điều kiện mở rộng giao lưu thị trường, hợp tác phát triển với thủ
đô Hà Nội và khu tam giác kinh tế miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ thúc đẩy xây dựng phát triển kinh tế trong tỉnh mạnh hơn.
Về phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, Đại hội chỉ rõ: Phải quán triệt quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, chú trọng khâu giống cây, con và sinh thái môi trường; đồng thời đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng phát triển công nghiệp dịch vụ. Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất tiêu dùng nhằm đảm bảo nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển, giữ vững vai trò ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, ổn định chính trị và xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển các ngành khác...
Đảng bộ xác định, trong 5 năm tới, cần tiếp tục giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, loại trừ nạn thiếu đói giáp hạt, có phần dự trữ đề phòng thiên tai. Năm 2000, toàn tỉnh đạt 1 triệu tấn lương thực, bình quân đầu người ở mức 400kg. Quy hoạch một số vùng sản xuất các loại lúa gạo ngon có giá trị cao. Chuyển bớt diện tích trồng lương thực năng suất quá thấp, thu hoạch bấp bênh sang nuôi trồng cây, con khác có hiệu quả hơn. Bố trí lại mùa vụ, mở rộng vụ đông chiếm 60% diện tích canh tác, phát triển cây ngô, các loại rau đậu, cây thực phẩm có chất lượng và năng suất cao, phẩm chất tốt, đặc biệt là giống lúa lai, ngô lai, bảo đảm toàn bộ diện tích trồng lúa, ngô được dùng giống mới và giống cấp một. Phát triển nhanh giống chè Đài Loan và các giống cây ăn quả nhập nội ở những nơi có đất đai, khí hậu thích hợp. Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất các loại rau quả sạch.
Về công tác thuỷ lợi: Tiếp tục đầu tư củng cố đê kè, nâng cấp quản lý và khai tác tốt các công trình tưới, tiêu đã có, xây dựng một số công trình để giải quyết cơ bản tiêu úng cho vùng trũng và những diện tích lớn chưa có công trình tưới. Cố gắng làm sớm trạm bơm tiêu Khai Thái, củng cố hệ thống
đê sông Nhuệ, nghiên cứu sử dụng kinh tế tổng hợp hồ Đồng Mô và các hồ chứa nước khác, tăng thêm nguồn nước tưới sông Hồng.
Về chăn nuôi: Phải phát triển đa dạng, chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Đến năm 2000, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 40% tổng giá trị nông nghiệp. Kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, khuyến khích và nhân rộng các mô hình chăn nuôi giỏi. Xây dựng các làng xã, nông trường, các vùng chăn nuôi tập trung.
Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XII góp phần đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội làm cho địa phương phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh", quyết tâm tạo ra sự chuyển biến căn bản về sản xuất nông nghiệp, xã hội nông thôn và đời sống của nông dân.
Đồng thời, Tỉnh uỷ cũng xác định, giai đoạn 1996 - 2000 là bước đi rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 đã được xây dựng với mức phấn đấu cao cả về tốc độ phát triển, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng, chuẩn bị tiền đề cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000.
Phát huy những kết quả đã đạt được, kết hợp với thực tiễn, Tỉnh uỷ Hà Tây đã ra Nghị quyết 01 ngày 1 - 10 - 1996 về "Tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2000". Nghị quyết đã đề ra những giải pháp chính nhằm thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là vấn đề giống cây trồng, đó là:
Thứ nhất, về cây lương thực: Tiếp tục giải quyết vững chắc vấn đề lương thực bằng đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây lương thực và mở
Thứ hai, về cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp: Cần tổ chức lại để làm giống và cùng với việc chọn các điểm, cơ sở làm giống tốt để sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp cung ứng cho trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp... các giống cây sản xuất ra phải đảm bảo chất lượng.
Thứ ba, về giống gia súc, gia cầm, thuỷ sản: Khôi phục và xây dựng các vùng sản xuất lợn giống để có giống tốt phục vụ cho yêu cầu phát triển ngành chăn nuôi.
Nghị quyết 01/NQ-TU của Tỉnh uỷ còn đề cập đến việc đổi mới Hợp tác xã nông nghiệp, nhằm tạo ra động lực mới để chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ xã viên và kinh tế Hợp tác xã cùng phát triển, chuyển đổi mô hình Hợp tác xã thực sự là đơn vị kinh tế tự chủ, hạch toán kinh tế
Bên cạnh vấn đề trên, việc kiên cố hoá kênh mương nội đồng cũng là một trong những nội dung từng bước hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Nhận thức rõ vấn đề này, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã ra Chỉ thị số 1038 - QĐ/UB ngày 16 - 12 - 1996 "Về việc kiên cố hoá kênh mương nội đồng, thực hiện một bước hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn".
Sau khi có Chỉ thị số 14 ngày 12/02/1997 của Tỉnh uỷ Hà Tây, và Quyết định 160 QĐ/UB, ngày 06/03/1997 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, ban hành về công tác đổi ruộng từ nhiều thửa nhỏ thành thửa lớn, và quyết định thành lập Ban chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân các huyện đã triển khai đưa việc dồn điền vào nghị quyết huyện uỷ.
Đã có 14/14 huyện có Nghị quyết của Huyện uỷ và có kế hoạch hướng dẫn cụ thể triển khai. Đảng bộ xác định phải hoàn thành việc giao ruộng đất lâu dài, ổn định cho hộ nông dân theo Nghị định 64CP. Uỷ ban nhân dân xã và hợp tác xã cần tạo điều kiện vận động nông dân tự nguyện đổi ruộng, dồn ô thửa
nhỏ thành ô thửa lớn để thuận tiện sản xuất. Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận ruộng đất cho nông dân.
Để chủ động phòng chống lụt, bão, úng, đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân và giảm thấp nhất về thiệt hại tài sản, thực hiện tốt sản xuất vụ mùa, chuẩn bị cho vụ đông nhằm đạt mục tiêu lương thực đề ra, Tỉnh uỷ Hà Tây đã ra Chỉ thị số 34-CT/TU Về việc tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống lụt bão, úng và sản xuất vụ mùa, chuẩn bị vụ đông 1998.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 1), Hội Nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khoá XII, đã nghiên cứu, thảo luận và quyết định 4 chương trình lớn nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đó là:
- Chương trình 1 triệu tấn lương thực quy thóc vào năm 2000: Mục tiêu đến năm 2000, phấn đấu đạt 1 triệu tấn lương thực quy thóc. Bình quân lương thực đầu người đạt 400kg như Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII đã đề ra.
- Chương trình tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi đến năm 2000: Chủ trương phát triển chăn nuôi thành ngành chính dựa trên những thế mạnh của tỉnh là chăn nuôi lợn, bò, gia cầm và thuỷ đặc sản phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế sẵn có của từng vùng. Các biện pháp để thực hiện mục tiêu trên là: Số lượng và chất lượng đàn giống; quản lý thú y và phòng chống dịch bệnh.
- Chương trình an toàn đê điều và giải quyết cơ bản úng, hạn để ổn định và phát triển nông nghiệp: Đảm bảo an toàn tuyệt đối đê Hữu Đà, Hữu Hồng và Tả Đáy, (kể cả với khi có lũ cực lớn); giữ vững các đê khác khi có lũ bằng mức nước thiết kế; giảm tới mức thấp nhất thiệt hại ở các vùng phân lũ, sự cố các đập tràn và vùng ven sông khi có lũ lớn và khắc phục nhanh hậu quả sau lũ.
- Chương trình củng cố các Hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi
cho các đối tượng cán bộ chủ chốt hợp tác xã nông nghiệp, tạo cho đội ngũ cán bộ có đủ khả năng hoạt động thích ứng được với cơ chế quản lý mới, hiểu và vận dụng sáng tạo Luật Hợp tác xã, nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp để phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Có thể thấy, từ bài học thực tế của quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong những năm 1996 - 2000, những yếu kém trong quá trình sản xuất vẫn còn tồn tại, tuy không nhiều, Đảng bộ tỉnh đã tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết. Đảng bộ đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn, thiết lập mô hình sản xuất phù hợp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề; khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển; động viên người lao động gắn bó với ruộng đất; giáo dục tuyên truyền cho họ thay đổi cách nghĩ, cách làm; giúp họ tính toán thận trọng hơn trong đầu tư vào sản xuất kinh doanh, áp dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học vào sản xuất, mạnh dạn đầu tư vốn, lao động để thâm canh, tăng vụ trên mảnh đất mà mình đã được chứng nhận quyền sử dụng, bố trí sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng vùng sinh thái và nhu cầu thị trường. Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân cũng rất quan tâm đến vấn đề cho người nông dân vay vốn để sản xuất, bằng hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi cho người nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Bên cạnh đó, Hội nông dân của tỉnh thường xuyên mở các lớp tập huấn kiến thức cho nông dân trong việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.
Từ những chủ trương và biện pháp cụ thể nêu trên của Đảng bộ, đã từng bước giải phóng sức sản xuất, khơi dậy những tiềm năng, thế mạnh của người nông dân, của sản xuất nông nghiệp. Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tiếp tục giữ vững sự ổn định về chính trị, nắm vững thời cơ, vượt qua khó khăn thử thách, tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm
bảo có sự phát triển toàn diện, bền vững và nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ hơn về văn hoá, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của bộ máy Nhà nước...
Để khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của tỉnh, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản hàng hoá, Đảng bộ luôn chú trọng đến sự gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ qua các công đoạn chuẩn bị, quá trình sản xuất, chế biến và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngành công nghiệp của Tỉnh đã bắt đầu chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu chế biến nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm, kích thích cho tăng trưởng kinh tế - xã hội nông thôn. Tỉnh uỷ đã đề ra những chính sách kinh tế phù hợp, khuyến khích các hộ nông dân, tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn, trước hết là làm thuỷ lợi, đường giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế... khai thác và đưa vào sử dụng có hiệu quả các công trình thuỷ lợi, kết hợp chặt chẽ giữa giao thông đường thuỷ với đường bộ, đẩy mạnh hơn nữa phong trào làm thuỷ lợi. Kết hợp nguồn vốn giữa Nhà nước và nhân dân để làm các công trình giao thông nông thôn, không ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn của Trung ương. Đảng bộ luôn xác định, việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh chủ yếu sẽ dựa trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm, quản lý chặt chẽ đất đai, quy hoạch lại sản xuất cho phù hợp với từng vùng đất cụ thể là nhiệm vụ vô cùng quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, quyết tâm tạo ra sự chuyển biến căn bản về sản xuất nông nghiệp, xã hội nông thôn và đời sống của nông dân.
Như vậy, có thể thấy, quán triệt quan điểm của Đảng, Đảng bộ Hà Tây xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một quá
tế nông thôn ở Hà Tây ra khỏi tình trạng lạc hậu, hiện đại hoá nông nghiệp trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu, hình thành các vùng chuyên canh tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, áp dụng các thành tựu của cách mạng sinh học; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giải quyết về cơ bản vấn đề việc làm ở nông thôn, để đưa kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây vượt so với bình quân chung của cả nước và ngang bằng với các tỉnh trong khu vực.
Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Hà Tây cũng có chung mục tiêu cùng cả nước, nhưng do đặc thù của một tỉnh gần Hà Nội, lại có đủ địa hình rừng, đồng bằng, trung du nên Hà Tây có những mục tiêu cụ thể đó là:
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, phá vỡ tính độc canh trong sản xuất nông nghiệp, phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Để thực hiện mục tiêu phát triển cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ du lịch từ một cơ cấu kinh tế thuần nông lạc hậu, cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một trong những trọng tâm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh. Đặc biệt, ngành du lịch Hà Tây rất quan tâm đến việc xây dựng mô hình "du lịch làng nghề". Với đặc thù một tỉnh của ngõ Thủ đô, thuận tiện giao thông, làng nghề thủ công truyền thống sẽ là điểm du lịch hấp dẫn du khách muốn tìm hiểu đất nước Việt Nam.
- Ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghệ sinh học để tạo ra các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị cao, tạo ra các nông sản hàng hoá có đủ sức cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế. Ngành trồng trọt của tỉnh đã và đang phát triển, chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cường thâm canh, đổi mới cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, coi trọng ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công