Chương 2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Hà Tây về phát triển nông nghiệp nông thôn từ 1996 đến 2006
2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Trên cơ sở quán triệt và vận dụng những chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, Đảng bộ Hà Tây tiếp tục có những chính sách, trương trình hành động cụ thể để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng đời sống nông thôn ngày càng văn minh, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương.
Năm 2000 là năm cuối của thế kỷ thứ XX, cũng là năm kết thúc kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 do Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra. Đây là năm thứ 14 cả nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, đang tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh những năm đầu bước vào thế kỷ thứ XXI, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (12 - 2000) đã tổng kết, đánh giá các mặt công tác, nêu bật những thuận lợi, khó khăn của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh khi bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội XII.
Đại hội đánh giá: Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển góp phần quan trọng vào ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng bộ, Tỉnh uỷ Hà Tây đã đề ra Chương trình số 24 Ctr/TU ngày 20/04/2002 về Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX, và đề ra "Chương trình phát triển nông thôn đến năm 2005 theo hướng sản xuất hàng hoá, ổn định, bền vững".
Phát huy kết quả đã đạt được trong những năm gần đây và những lợi thế của tỉnh, để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, tỉnh uỷ Hà Tây chỉ đạo tập trung thực hiện chương trình kinh tế nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2001 - 2005 đó là: Thực hiện được mục tiêu giữ vững sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 1 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 400kg.
Giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 28 triệu đồng/năm trở lên, giá trị sản xuất nông nghiệp tốc độ tăng bình quân 4 - 5%/năm
Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2000 - 2005), và các Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh uỷ, sản xuất nông nghiệp Hà Tây đã có bước phát triển khá:
Đảm bảo an ninh lương thực; chăn nuôi phát triển toàn diện; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có nhiều cố gắng; đã có nhiều mô hình canh tác đạt giá trị kinh tế cao...
Ngày 14/09/2003, Tỉnh uỷ Hà Tây đã ra Chỉ thị về lãnh đạo xây dựng cánh đồng đạt giá trị từ 50 triệu đồng/ ha/ năm trở lên và Đề án xây dựng cánh đồng giá trị từ 50 triệu đồng/ ha/ năm trở lên giai đoạn 2003 - 2010, nhằm nâng cao giá trị thu được trên đơn vị diện tích canh tác.
"Cánh đồng 50 triệu" là sự tiếp tục của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi với tốc độ phát triển cao hơn nữa. Nhằm tạo nên một bước đột phá về hiệu quả sản xuất nông nghiệp tính trên đơn vị diện tích sử dụng
người nông dân, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đây được coi là một chủ trương lớn trong phát triển nông nghiệp, vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài, phải huy động nhiều nguồn nhân lực và vật lực.
Không chỉ áp dụng máy móc, mà cần linh hoạt chỉ đạo trong một nền nông nghiệp đa canh. Vì vậy, phải được coi là nhiệm vụ trung tâm trong chỉ đạo phát triển nông nghiệp do các cấp uỷ đảng trực tiếp lãnh đạo, chính quyền tập trung chỉ đạo, các tổ chức đoàn thể nhân dân chủ động tham gia vận động, hướng dẫn hội viên thực hiện nhằm huy động tối đa sức mạnh tổng hợp trong quá trình triển khai thực hiện.
Thực hiện mục tiêu đề ra, Đảng bộ đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương khuyến cáo, huớng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nông dân tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá cây trồng và sử dụng các loại giống có giá trị kinh tế, có thị trường tiêu thụ, giảm chi phí đầu vào để hạch toán có lãi.
Tỉnh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, nhất là chuyển đổi cơ cấu giống lúa, hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao.
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp được quan tâm thực hiện tốt, nhiều loại giống mới được sử dụng đạt hiệu quả kinh tế cao, công tác nội đồng, cung ứng vật tư, tổ chức hợp tác trong sản xuất, đặc biệt là công tác khuyến nông thường xuyên được tổ chức. Đã tổ chức thành công các cuộc hội thảo để giới thiệu quảng bá các tiến bộ kỹ thuật mới như: Nhãn muộn, bưởi Diễn, quy trình gieo đậu tương, máy gieo đậu tương... Đặc biệt từ năm 2003 đến nay, đã tổ chức thành công 4 phiên chợ nông nghiệp tạo cơ hội cho nông dân tiếp xúc với nhà sản xuất, nhà khoa học, tiến bộ kỹ thuật mới, cọ sát với thị trường nhằm gợi mở cho hướng đi sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường.
Thực hiện Chỉ thị 63-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, Đảng bộ luôn quan tâm đẩy mạnh công tác khuyến nông. Cùng với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn thì hệ thống khuyến nông trong tỉnh đã và đang được hoàn thiện và ngày một trưởng thành, là người bạn đồng hành với nông dân trong tỉnh, bước đầu xác lập là cầu nối vững chắc giữa tiến bộ kỹ thuật với sản xuất, giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh việc tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo mùa vụ cho nông dân thì việc đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ trong hệ thống được quan tâm nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới để kịp thời chuyển tải xuống người sản xuất đạt hiệu quả. Xây dựng các mô hình trình diễn theo hướng trọng tâm, trọng điểm nhằm phục vụ đắc lực chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của tỉnh. Chương trình sản xuất giống lúa nhân dân và cải tạo đàn bò đã được thực hiện hiệu quả.
Nhiều mô hình sản xuất theo hướng đầu tư tập trung là cơ sở cho một nền sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền vững: Chăn nuôi lợn tập trung ngoài khu dân cư, rau an toàn, thâm canh thuỷ sản, thâm canh lúa cá, vỗ béo bò thịt...
Đối với cây trồng, vật nuôi, nông dân Hà Tây đã biết tận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Chính trong quá trình công nghiệp hoá cây trồng, các dịch vụ chuyên làm đất... cung ứng vật tư, giống cây trồng phát triển mạnh. Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác chế biến nông, thuỷ sản có tiến bộ hơn trước.
Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV (12 - 2005) đã khẳng định cần "Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế..., tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích canh tác, tạo bước phát triển cao, bền vững; huy động tối đa các nguồn lực để phát triển đồng bộ các ngành và các lĩnh vực" [14, tr.38].
Đảng bộ đề ra các chính sách và giải pháp cụ thể về lĩnh vực nông
- Vận động nhân dân đẩy nhanh tiến độ dồn điền, đổi thửa, tạo vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh gắn với thị trường, xây dựng vành đai nông nghiệp ven đô xanh, sạch, chất lượng cao.
- Phát triển kinh tế trang trại, chuyển đổi mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh ứng dụng và xây dựng mô hình công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
- Chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tạo quỹ đất để đưa chăn nuôi tập trung ra ngoài khu dân cư theo quy hoạch.
- Tích cực trồng rừng, phòng chống cháy rừng, tập trung trồng cây phân tán, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, tạo môi trường sinh thái bền vững.
- Kiện toàn, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác của hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, đưa nhanh ứng dụng khoa học vào sản xuất, chăn nuôi chế biến.
- Xây dựng cải tạo, nâng cấp các công trình, dự án phân lũ, chậm lũ, thuỷ lợi, kiểm tra, xử lý các sự cố đê, kè vi phạm pháp lệnh đê điều để đảm bảo an toàn hệ thống đê kè trong tỉnh.
- Làm tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật đất đai, rà soát bổ sung, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo, tạo sự chuyển biến đồng bộ về nhận thức và hành động để bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Huy động các nguồn vốn và sự đóng góp của nhân dân để nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển các dịch vụ ở nông thôn, góp phần chyển đổi cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.
- Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng các Hợp tác xã kiểu mới.
Qua những năm đầu thực hiện chuyển đổi sản xuất với tốc độ nhanh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn. Kinh tế nông thôn được khởi sắc, nhất là ở làng nghề và các khu vực ven đô.
Trong những năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ và các chương trình phát tiển nông nghiệp, nông thôn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả. Tuy diện tích gieo trồng cây lương thực giảm trên 10.000 ha, nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt xấp xỉ 1 triệu tấn. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 5,7%/năm. Vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính ở nhiều địa phương. Cây công nghiệp tiếp tục tăng về năng suất và sản lượng do đầu tư giống mới và đẩy mạnh thâm canh. Kinh tế trang trại phát triển cả về số lượng và quy mô. Toàn tỉnh có 844 trang trại, tổng vốn trên 200 tỷ đồng, sử dụng trên 6000 lao động. Năm 2005, toàn tỉnh có 7000 ha đạt giá trị trên 50 triệu đồng/1 ha/năm. Bước đầu hình thành vùng sản xuất lúa chuyên canh có chất lượng, vùng sản xuất rau, hoa, ven đô. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 43% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Chăn nuôi hộ gia đình phát triển mạnh theo hướng công nghiệp và sản xuất hàng hoá.
Công tác thuỷ lợi, phòng, chống lụt, bão được Tỉnh uỷ rất quan tâm, chú trọng, đã đầu tư gần 1000 tỷ đồng tu bổ đê kè, xây dựng mới và nâng cấp một số trạm bơm... chủ động điều hành chống hạn úng, làm thuỷ lợi nội đồng;
khai thác, quản lý tốt các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá trên 1500 km kênh mương, bảo đảm tưới, tiêu cho 85% diện tích sản xuất nông nghiệp.
Hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục được củng cố, đổi mới và nâng dần chất lượng sau chuyển đổi. Việc quản lý điều hành các khâu dịch vụ có tiến bộ, có 85% số Hợp tác xã đã điều hành từ 3 đến 5 khâu dịch vụ, 40% hợp tác xã sản xuất, kinh doanh khá.
Kết cấu hạ tầng ở nông thôn khá phát triển. Đã huy động được gần 700 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn. Hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn những năm qua, toàn tỉnh đã đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, trong đó chủ yếu bằng vốn tự có của dân để xây dựng hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tỷ lệ dân số nông thôn có nước sạch sử dụng đạt 60,5%. Số chuồng trại chăn nuôi có xử lí chất thải đạt trên 45%, hiện đã có 100% số làng xã tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt.
Hệ thống trường học: Đã đầu tư khoảng 35 tỷ đồng để thực hiện kiên cố hoá gần 800 phòng học. Hiện nay toàn tỉnh có gần 7.500 phòng học kiên cố, chiếm khoảng 50% tổng số phòng học. Đã đầu tư gần 45 tỷ đồng để nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở y tế, nâng số trạm y tế có phòng dịch vụ kỹ thuật được kiên cố hoá đạt 85%. Hiện đã có 100 trạm y tế có bác sĩ, 100% trạm y tế có y sĩ Sản - Nhi hoặc nữ hộ sinh trung học, 90% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% trạm y tế được cấp bổ sung thuốc thiết yếu và các dụng cụ y tế mới,...
Những kết quả quan trọng trên trong quá trình thực hịên chuyển đổi sản xuất nông nghiệp đã tạo nên không khí phấn khởi trong lao động sản xuất của bà con nông dân trong toàn tỉnh. Đời sống của người nông dân được cải thiện, không ít hộ giàu lên, các chủ trang trại làm ăn có lãi tiếp tục mở rộng sản xuất, góp phần vào việc giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ nông dân. Nhà nông trẻ Hoàng Văn Mạnh, 36 tuổi ở xã Phương Đình, Huyện Đan Phượng, đã trở thành tỷ phú bằng nghề chăn nuôi gà đẻ trứng và ấp nở gà giống phục vụ phong trào chăn nuôi trong vùng. Hay gia đình anh Nguyễn Nhã Cường ở xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, từ hộ nghèo nhất thôn vươn lên trở thành triệu phú. Anh Cường dự kiến năm 2006 này, anh sẽ có thu nhập từ nuôi cá thịt, cá giống, nuôi ngan và vịt đẻ, nuôi bê nái và một mẫu lúa... sẽ cho thu nhập ít nhất là 50 triệu đồng.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIV về phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006 - 2010.
Tháng 3 năm 2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy để thông qua “Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà tây giai đoạn 2006 - 2010, theo hướng chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất hàng hóa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và bền vững".
Những năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, song được sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự cố gắng của các cấp, các ngành, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, cần cù chịu khó của nhân dân, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã đạt được được nhiều thành tựu đáng phấn khởi. Bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới nhất là những làng nghề và khu vực ven đô, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Tỉnh ủy đề ra quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn phải phù hợp với các qui hoạch phát triển của Trung ương, vùng Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và của Tỉnh; phù hợp quá trình phân công và hợp tác sản xuất của “Vùng”. Phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phù hợp với yêu cầu hội nhập, cạnh tranh kinh tế quốc tế nhằm nhanh chóng làm giàu và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và dân cư nông thôn; làm tiền đề quan trọng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và rút ngắn chênh lệch “giàu - nghèo” giữa đô thị và nông thôn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn nông thôn, góp phần tích cực giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới văn minh,