Chương 3. Kết quả và những kinh nghiệm
3.1.1. Một số thành tựu cơ bản
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây, nhân dân Hà Tây nói chung và nông dân Hà Tây nói riêng đã ra sức phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, phát huy ý chí tự lực tự cường trong quá trình thực hiện đường lối của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2006, trong tiến trình phát triển chung không phải là dài, nhưng những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của Hà Tây là rất quan trọng.
Kết quả nổi bật của nông nghiệp Hà Tây là phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp.
3.1.1.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi - thuỷ sản; nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nông nghiệp Hà Tây đã có sự biến đổi khá toàn diện, đồng bộ, sâu sắc cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng phát huy được những lợi thế so sánh của vùng ven đô rộng lớn, và ngày càng hoà nhập, gắn kết với các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đã có những thay đổi căn bản so với sản phẩm của nền nông nghiệp truyền thống trước đây. Tính đa dạng, đa canh phổ biến hơn, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm nông nghiệp tăng lên cả trong quy mô và trong chiều sâu của từng loại sản phẩm, cũng như cả trong công tác quản lý kinh tế nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch nhanh với tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi, thuỷ sản 43%, gần gấp đôi so với trung bình toàn quốc.
Chăn nuôi, thuỷ sản: Trong những năm từ 1996 đến 2006, chăn nuôi, thuỷ sản phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao đi theo hướng sản xuất con giống kết hợp chăn nuôi thương phẩm. Đặc biệt là chăn nuôi lợn, bò thịt, thuỷ sản, gia cầm đã đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 43,5%
đẫn đầu toàn quốc. Sự chuyển dịch cơ cấu, quy mô chăn nuôi diễn ra mạnh mẽ: Số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm nhanh, tăng quy mô trang trại, gia trại: Có 23.692 hộ chăn nuôi với quy mô vừa và lớn, trên 100 hộ chăn nuôi quy mô công nghiệp, chuồng trại khép kín (năm 2005 bình quân 1 hộ nông dân nuôi 5,6 con lợn: 61,6 con gia cầm, 1,74 con trâu, bò). Nuôi trồng thuỷ sản có bước tăng trưởng khá với chủ trương chuyển đổi đồng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 6102,49 ha. Giá trị sản xuất năm 1996 đạt 113.006 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 425.294 triệu đồng. Toàn tỉnh có 9.392 hộ nuôi trồng thuỷ sản. Điểm nổi bật là có hàng ngàn hecta được nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình lúa - cá, thuỷ sản - chăn nuôi, chuyên cá... cho thu nhập cao gấp 2 - 10 lần cấy lúa.
Tiến bộ mới về giống, thức ăn, chuồng trại, chế biến, tìm thị trường tiêu thụ với thương hiệu sản phẩm được các hộ chăn nuôi áp dụng để đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi. Nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh thu nhập hàng năm từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Chăn nuôi, thuỷ sản phát triển rất mạnh cả về số lượng, chất lượng và tổng sản lượng. Hà Tây đang dẫn đầu toàn quốc về đàn lợn, đàn gia cầm và tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng, đồng thời trở thành trung tâm cung cấp giống lợn, giống gia cầm, giống bò và giống thuỷ sản cho các tỉnh lân cận, giữ vững nhịp độ phát triển về số lượng đạt gía trị tăng bình quân 6% hàng năm. Trong đó, đàn lợn tăng bình quân 4,5%; đàn gia cầm tăng bình quân 2,6%. Chăn nuôi phát triển đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân, cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, thúc đẩy sản xuất màu để chế biến thức ăn cho chăn nuôi, chế biến nông sản giá trị thấp thành sản phẩm thịt, trứng, sữa có giá trị cao. Nhiều tiến
chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn và thuốc thú y phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, huyện Phú Xuyên đã có bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu giống. Kinh tế nông nghiệp toàn huyện đã phát triển mạnh theo hướng hàng hoá, đa canh nhờ xuất hiện nhiều trang trại làm ăn hiệu quả, quy mô lớn. Từ một mô hình trang trại của gia đình anh Nguyễn Đắc Hải ở xã Chuyên Mỹ, đến nay toàn huyện Phú Xuyên đã có 236 trang trại, thu hút 1.443 lao động trên diện tích chuyển đổi là 508 ha, tổng giá trị hàng hoá là 184.331 triệu đồng/năm.
Kinh tế chăn nuôi phát triển chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nhưng tính tiến bộ của nó không chỉ dừng ở số lượng, mà cái lớn hơn là ở trình độ canh tác, tổ chức sản xuất, hiệu quả, giá trị gia tăng của nó và tự nó đã khẳng định tính đúng đắn, khẳng định phương hướng phát triển cho cả giai đoạn mới trong kinh tế nông nghiệp của Hà Tây.
Bảng 3.1.1. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi thuỷ sản (1996 - 2006) (Theo giá so sánh năm 1994)
Năm Thuỷ sản
(Triệu đồng)
Chăn nuôi (Triệu đồng)
1996 106.040 774.092
1997 99.578 828.123
1998 92.615 853.343
1999 101.646 918.846
2000 102.604 1.018.272
2001 111.652 1.263.550
2002 125.831 1.372.825
2003 143.422 1.514.995
2004 161.483 1.680.885
2005 195.302 1.835.163
2006 204.473 1.945.852
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây
Về trồng trọt: Đảm bảo an ninh lương thực luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Diện tích lúa và ngô giảm, nhưng do áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh chăm sóc bảo vệ cây trồng và gieo trồng trong khung thời vụ tốt nhất nên năng suất, sản lượng lương thực hàng năm đều tăng khá. Đó là thành tựu quan trọng góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy kinh tế - xã hội trong tỉnh phát triển. Tổng sản lượng lương thực (cây có hạt) năm 1996 đạt 745.194 tấn. Bình quân giai đoạn 2001 - 2006 đạt trên 1 triệu tấn/năm. Sản lượng lương thực quy thóc bình quân đầu người năm 1996 đạt 342kg; từ năm 2000 đạt trên 400kg/người/năm, đảm bảo ổn định vững chắc an ninh lương thực.
Bảng 3.1.2. Kết quả sản xuất lúa giai đoạn (1996 - 2006) Năm Diện tích trồng lúa
(Ha)
Năng suất (Tạ/ha)
Sản lƣợng (Tấn)
1996 163288 41,61 679259
1997 166594 41,60 692260
1998 167745 49,12 823972
1999 167600 52,30 876600
2000 168810 54,58 921429
2001 168516 53,65 904020
2002 168473 57,94 976097
2003 166505 56,58 942112
2004 164370 58,28 957925
2005 162172 57,25 928487
2006 158675 57,74 916122
Duy trì phát triển cây công nghiệp hàng năm, trồng cây ăn quả và các loại rau, đậu thực phẩm có gía trị. Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm năm 2006 là 36.597 ha gấp 2,18 lần năm 2001; chủ yếu là diện tích đậu tương và lạc được trồng vào vụ đông. Năng suất đậu tương tăng từ 11,5 tạ/ha năm 2000 lên 15,45 tạ/ha năm 2005, sản lượng 42.530 tấn, chiếm khoảng 1/10 sản lượng đậu tương của cả nước. Một số cây ăn quả có giá trị đang có cơ hội mở rộng diện tích như: Cam Canh, bưởi Diễn, nhãn muộn. Rau đậu các loại duy trì diện tích trên 20.000 ha/năm, trong đó có khoảng 200 ha đang ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn. Hoa và cây cảnh từ diện tích không đáng kể, nay đã gần 500 ha.
Sản xuất vụ đông phát triển đã tạo ra được khối lượng nông sản khá lớn, tăng thu nhập cho nông dân. Trên phạm vi nhiều huyện như Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ba Vì, Mỹ Đức, Sơn Tây... vụ đông đã chiếm 70 - 90% diện tích.
Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở nhiều cơ sở . Vụ đông năm 2005 gieo trồng được 50.565 ha, là vụ đông có diện tích cao nhất từ trước tới nay, chiếm trên 53% diện tích lúa màu, trong đó diện tích đậu tương chiếm gần 60%. Giá trị thu được trên 600 tỷ đồng. Quá trình mở rộng vụ đông chủ lực là cây đậu tương trên đất hai lúa và phát triển cây rau màu đã khẳng định đây là một chủ trương đúng của Tỉnh uỷ, có gía trị thực tiễn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Mấy năm gần đây, Hà Tây là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất vụ đông, nhiều tỉnh bạn đến thăm quan và học tập kinh nghiệm.
Sản phẩm trồng trọt đa dạng, phong phú, cơ cấu sản phẩm trồng trọt đang chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá và khai thác lợi thế của thị trường ven đô thị lớn. Diện tích trồng trọt giảm, năng suất tăng lên, sản lượng tăng cao hơn và giá trị sản xuất tăng, vòng quay sử dụng đất tăng chính là những tiêu chí phản ánh sinh động sự tiến bộ, những thay đổi có tính tích cực căn bản trong kinh tế nông nghiệp của Hà Tây những năm qua.
Về lâm nghiệp: Toàn tỉnh có 16333,65 ha đất lâm nghiệp. Thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng( Chương trình 611), đã trồng mới được 2.028,5 ha; chăm sóc 4.747 ha; khoanh nuôi, tái sinh - bảo vệ 23.734 lượt ha. Nhiều diện tích rừng trồng mới đã bắt đầu khép tán, nâng độ che phủ từ 6,4% năm 1999 lên gần 8%. Hàng năm còn trồng bổ sung thêm 1 triệu cây phân tán, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng tại gốc, không để xảy ra các vụ cháy rừng, chặt phá rừng nghiêm trọng.
Công tác kiểm lâm bảo vệ rừng được coi trọng. Rừng ở Hà Tây có quy mô nhỏ, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo môi trường, bảo vệ cảnh quan, di tích văn hoá lịch sử, danh lam thắng cảnh, là địa bàn để phát triển kinh tế du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng từ 42.273 triệu đồng năm 1996 lên 50.500 triệu đồng năm 2006.
3.1.1.2 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và xây dựng mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao
Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chăn nuôi, thuỷ sản đang được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ đã tạo được nhiều mô hình sản xuất mới, cơ cấu sản xuất mới cho thu nhập cao xuất hiện ở các huyện, thị xã. Tính đến tháng 10/2005 toàn tỉnh có 2.911 mô hình chuyển đổi với diện tích 4.378 ha, trong đó: Kinh doanh tổng hợp là 2.653,2 ha, nuôi trồng thuỷ sản 1.109,2 ha, chăn nuôi 254,1 ha còn lại là cây trồng hàng năm, lâu năm và lâm nghiệp.
Tổng vốn đầu tư 413.538 triệu đồng, thu hút 18.163 lao động. Bình quân doanh thu 146 triệu đồng/mô hình. Nhiều mô hình cho thu nhập cao như: Hộ ông bà Thuý - Toàn ở xã Vân Từ - Phú Xuyên làm VAC với 3,2 ha nuôi lợn ngoại, nuôi cá, ba ba doanh thu hơn 2 tỷ đồng; hộ gia đình ông Phạm Văn Quỳnh trồng cây cảnh ở Thường Tín, ông Ngọ ở Đồng Trúc - Thạch Thất, ông Doanh ở Sen Chiểu - Phúc Thọ thu trên 1 tỷ đồng... Toàn tỉnh có 292 mô hình đạt tiêu chí "Cánh đồng 50 triệu" với diện tích 2347 ha và 1241 trang
trại. Do chuyển mạnh cơ cấu mùa vụ nên hệ số sử dụng đất tăng từ 2,38 lần năm 2000 lên 2,54 lần năm 2004.
Về cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đảng bộ xác định cần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích canh tác, tạo bước phát triển cao, bền vững. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, dưới sự chỉ đạo của các ngành, các cấp, đến năm 2006 cơ cấu GDP đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp từ 38,5% năm 2000, giảm xuống còn 30,40% năm 2006; công nghiệp - xây dựng từ 32,5% tăng lên 40,04% năm 2006; dịch vụ du lịch từ 29% tăng lên 29,56 %. Kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả, bền vững, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế được tăng cường. Sự hình thành và phát triển làng nghề nói chung, làng nghề ở Hà Tây nói riêng là một tất yếu khách quan, nó gắn bó hữu cơ với nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển làng nghề là một nhiệm vụ có tính chiến lược, có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Toàn tỉnh có 1.160 làng nghề, chiếm gần 80% số làng trong tỉnh, trong đó có 219 làng nghề được tỉnh công nhận. Có khoảng 80.000 hộ tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với gần 200.000 lao động; thu nhập bình quân trên 450 nghìn đồng/lao động/tháng.
Giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn chiếm 70% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và 40% giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục phát triển mạnh đã khẳng định được
uy tín trên thị trường, tạo thêm việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, văn minh như: Cơ khí Phùng Xá; xay xát gạo Đức Giang; sản xuất tinh bột, đường Glucô Dương Liễu, Minh Khai, Tân Hoà; đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài Duyên Thái, Nhị Khê, Chuyên Mỹ, Chàng Sơn, Thanh Thuỳ, Sơn Đồng; mây tre đan Phú Nghĩa, Đông Phương Yên; thêu Quất Động; đan cỏ tế Phú Túc... Các ngành dịch vụ có bước phát triển. Đã đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 9,83%/năm (vượt mức kế hoạch đề ra tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII - 12/2000); GDP bình quân đầu người tăng 13,8%/năm.
Qua phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hà Tây nói chung và nông thôn Hà Tây nói riêng cho thấy, do chủ động chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ phù hợp, áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nên đã tạo nên sự phát triển về kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp để vừa tạo thêm thu nhập cho người nông dân, vừa giải quýêt việc làm cho người lao động.
Những kết quả về kinh tế trong những năm qua đã góp phần ổn định đời sống các tầng lớp dân cư. Từ ngày tái lập tỉnh đến 2006 đời sống của nông dân Hà Tây đã có những bước cải thiện rõ rệt. Giữa các vùng nông thôn cũng có sự chênh lệch về thu nhập, nhưng nhìn chung mức sống của người nông dân tăng lên rất nhiều. Thu nhập kinh tế tăng lên nên họ cũng quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống. Cơ cấu bữa ăn của hộ gia đình ở nông thôn đã có sự thay đổi: Lượng lương thực giảm, các loại thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa... đều tăng.
Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, tỉnh đã đầu tư nguồn vốn
giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,5%/ năm; đến năm 2005 còn 2,92%- theo tiêu chí mới là 13,85 %. Vào những năm 1990 - 1995, Hà Tây mới chỉ giải quyết được việc làm cho 10.000 lao động. Nay nhờ vào chuyển đổi sản xuất nên trong 5 năm (2000 - 2005) đã tạo việc làm cho 135.500 lao động, bình quân mỗi năm 27.100 lao động; lao động nhàn rỗi ở nông thôn không còn nữa, thậm chí ở một số nơi đã xuất hiện tình trạng khan hiếm lao động.
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất tất nhiên sẽ chuyển đổi cơ cấu trong lao động, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đến năm 2005 còn 61,7%, nhưng điều quan trọng là đã giải quyết một lượng lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
Kết hợp chương trình giải quyết việc làm với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác di dân đi vùng kinh tế mới trong giai đoạn vừa qua cũng đạt được những kết quả nhất định. Từ năm 2000 đến 2005 đã tổ chức 343 hộ đi xây dựng kinh tế mới tại Đăk Lăk, Quảng Ninh; di dân nội tỉnh 313 hộ. Nhìn chung các hộ dân trên quê mới đã ổn định đời sống, nhiều gia đình có thu nhập khá.
Mặc dù là tỉnh đông dân, diện tích đất tự nhiên và đất nông nghiệp ở mức bình quân thấp so với cả nước, song hai sản phẩm nông nghiệp truyền thống là lương thực và thực phẩm đạt kết quả khá cao. Lương thực không chỉ đủ cho nhu cầu tiêu dùng của 2,5 triệu dân trong tỉnh mà còn tới 30% (bằng 30 vạn tấn) là hàng hoá. Thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu và có 60% (bằng 12 vạn tấn) là hàng hoá. Kết quả đó đã tạo ra sự ổn định kinh tế nông thôn, tạo tiền đề cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ.
3.1.1.3 Xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn được quan tâm đầu tư và phát triển
Nhằm mục đích phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp và cải thiện đời sống nông dân, trong những năm từ 1996 đến 2006, kết cấu hạ tầng ở nông thôn Hà Tây luôn được Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh quan tâm đầu tư, xây dựng và phát triển. Đảng bộ luôn quyết tâm tập trung mọi nguồn lực,