Chủ trương vận động, tập hợp trí thức của Đảng và những đóng góp quan trọng của trí thức đối với cách mạng

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930 1954 (Trang 22 - 40)

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VẬN ĐỘNG, TẬP HỢP TRÍ THỨC CỦA ĐẢNG THỜI KỲ 1930-1945

1.2. Chủ trương của Đảng về trí thức giai đoạn 1930-1939

1.2.2. Chủ trương vận động, tập hợp trí thức của Đảng và những đóng góp quan trọng của trí thức đối với cách mạng

Chủ trương lôi kéo, vận động, tập hợp trí thức đã được đề cập rõ nét ngay từ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Từ việc phân tích một cách khách quan tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX, Cương lĩnh đã vạch ra phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Tính chất giai đoạn và lý luận cách mạng không ngừng đã được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: Cách mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để tiến lên cách mạng XHCN. Đây là con đường cứu nước mới, khác với những chủ trương của các nhà yêu nước đương thời đã đi vào bế tắc và thất bại. Như vậy, ngay từ ban đầu, Đảng ta đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam được phản ánh trong Cương lĩnh đã thể hiện được tư tưởng độc lập dân tộc gắn với CNXH. Việc xác định đúng đắn phương hướng, con đường của cách mạng Việt Nam ngay từ đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là ngọn cờ tập hợp lực lượng cách mạng, là cơ sở để giải quyết đúng đắn các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.

Cương lĩnh nêu lên nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến tay sai, trong đó nổi bật lên là nhiệm vụ dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo”. Đồng thời lại phải “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để lôi kéo họ về phe vô sản giai cấp...” [20; tr. 4]. Cương lĩnh khẳng định “phải đưa những người ở các tầng lớp khác, trí thức, tiểu tư sản,… vào tổ chức phản đế” [20;

tr. 12]. Việc tập hợp lực lượng rộng rãi cũng như xác định được động lực chủ

yếu, cơ bản của sự nghiệp cách mạng phản ánh sự mềm dẻo và linh hoạt trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta.

Có thể nói rằng, ngay từ khi thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã thấy được vai trò, vị trí của những người trí thức và bản thân Người cũng là một trí thức hết lòng vì nước, vì dân. Hơn nữa, Nguyễn Ái Quốc đã nắm vững nguyên lý của học thuyết Mác-Lênin:

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản chỉ có liên minh với giai cấp nông dân và trí thức tiến bộ thì mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình. Muốn lãnh đạo cách mạng XHCN thành công, những người cộng sản cần phải coi trọng đội ngũ trí thức trong quá trình đấu tranh cách mạng. Mặt khác, chỉ có đi theo cách mạng, chấp nhận đúng đắn ngọn cờ cách mạng vô sản, những người trí thức mới có thể được giải phóng khỏi mọi áp bức bóc lột, mới có thể được tự do lao động và sáng tạo [39; tr. 20].

Tất cả những nhận thức, những nội dung ấy hòa quyện, là cơ sở, là nền tảng để Nguyễn Ái Quốc định hướng cho chủ trương trí thức vận sau này. Và vì thế, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã đưa ra chủ trương đoàn kết rộng rãi tầng lớp trí thức, lôi kéo họ về phía cách mạng.

Đây là một chủ trương hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của quần chúng, của dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại. Sau này Người nhận xét:

“Trí thức: từ học trò đến công chức, thầy thuốc, vì có trình độ văn hoá tương đối cao, có điều kiện tiếp cận với người Pháp, hay vì họ bị người Pháp coi thường, cho nên họ đều rất ghét người Pháp. Song vì không có tổ chức, thiếu người lãnh đạo, cho nên họ “dám nghĩ mà không dám nói” [39; tr. 23-24].

Tuy nhiên Cương lĩnh cũng khẳng định, trong khi chủ trương tranh thủ tập hợp lực lượng rộng rãi, trước hết là từ tầng lớp tiểu tư sản, trí thức phải quán triệt quan điểm “công nông làm gốc cách mạng” và “trong khi liên lạc

với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nhân mà đi vào con đường thoả hiệp”.

Cương lĩnh tuy vắn tắt nhưng cũng vạch ra những nguyên tắc về chiến lược, sách lược xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất với nội dung cơ bản:

Lôi kéo tiểu tư sản trí thức... Đảng có chủ trương đoàn kết các giai cấp, các tổ chức chính trị, kể cả các cá nhân nhằm phát huy sức mạnh truyền thống của chủ nghĩa yêu nước, huy động mọi yếu tố dân tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến để giành độc lập dân tộc. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã đặt một dấu ấn quan trọng trong tư duy lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 trở đi, thực dân Pháp tiếp tục tăng cường phát triển hệ thống giáo dục nô dịch nhằm phục vụ cho mục đích cai trị của mình. Một mặt, chúng cho xây dựng thêm các trường học và thực hiện một số cải cách trong giáo dục, mặt khác lại biến các trường học thành nơi đào tạo tay sai, phục vụ cho chính quyền thực dân.

Trong thời gian này, ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản ngày càng sâu sắc mà những người tiếp thu đầu tiên lại là trí thức, thanh niên, học sinh...

Chính vì vậy, thực dân Pháp tìm mọi cách ngăn chặn trí thức tiếp xúc với văn hoá thế giới. Bên cạnh đó, chúng tiếp tục những thủ đoạn lừa bịp đội ngũ “có chữ” này, nhằm làm lung lạc tinh thần đấu tranh của họ.

Đời sống của tầng lớp trí thức ở thời điểm này cũng không khá gì hơn trước. Họ vẫn sống trong cảnh bấp bênh, nghèo túng và bị khinh miệt. Nhưng không vì thế mà tinh thần đấu tranh của họ lại bị suy giảm. Từ khi có Đảng, với đường lối tập hợp các tầng lớp, giai cấp trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, những người trí thức đã có đóng góp tích cực trong phong trào cách mạng giai đoạn 1930-1931.

Tháng 3-1930, Phân hội sinh viên ở Hà Nội tổ chức Hội nghị ở Ngã Tư Sở để bàn phương hướng, nội dung hành động và bầu người lãnh đạo phân hội. Từ sau khi Tổng hội học sinh ra đời, phong trào học sinh, sinh viên phát triển rõ rệt. “ Đầu năm 1930, một số học sinh tiến bộ ở trường Sư phạm đã bí mật liên lạc với tổ chức Đảng để tìm đọc những sách báo cách mạng. Họ đã ra tờ báo “Học sinh” và dùng tờ báo này làm công cụ để tuyên truyền tư tưởng yêu nước và cộng sản trong giới học sinh” [39; tr. 82].

Trong thời gian trước khi thành lập Đảng, phong trào của giới trí thức đã liên hệ, gắn bó với các tầng lớp khác. Đến ngày 22-4-1930, hàng trăm chị em ở chợ Đồng Xuân lại nổ ra bãi thị và lần này, Tổng hội học sinh cũng tiếp tục tham gia ủng hộ. Hội đã yêu cầu nhà cầm quyền phải chấp nhận giải quyết những yêu sách của chị em.

Không dừng lại ở đó, ngày Quốc tế lao động 1-5-1930, Tổng hội học sinh đã phân công người đi rải truyền đơn, treo cờ, biểu ngữ để cổ động cho cách mạng. Trong những ngày đó, rất nhiều sách báo tiến bộ và truyền đơn bí mật được đưa tới tận tay quần chúng. Đêm ngày 30-4-1930, tại Hà Nội, trước cổng tòa Đốc lý, ga Hàng Cỏ, vườn Bách thảo, nhà máy điện Yên Phụ đã xuất hiện cờ đỏ búa liềm, truyền đơn, khẩu hiệu cách mạng.

Cuối tháng 9-1930, công nhân Vinh - Bến Thuỷ bãi công lần thứ ba.

Lần này, cuộc bãi công kéo dài gần 2 tháng. Tầng lớp trí thức theo gương giai cấp công nhân cũng tổ chức đấu tranh ủng hộ.

Vào ngày 19-9, hơn 500 học sinh ở Vinh biểu tình, ngày 23-10, họ lại biểu tình và phân phát truyền đơn bảo vệ những nông dân Nghệ An và Hà Tĩnh đang bị đàn áp. Ngày 17-10, học sinh trường Kỹ nghệ Hải Phòng tổ chức mít tinh ngoài trời và phân phát sách mỏng với mục đích như các phong trào trên. Ngày 25 cùng tháng, học sinh huyện Nghi Lộc (Nghệ An) tham gia cuộc biểu tình của nông

dân. Ngày 1-11 học sinh trường Huỳnh Công Phát bãi khoá” [21; tr.

26-27].

Trong cùng thời gian đó và trong phạm vi 11 tỉnh, “130 học sinh trai và học sinh gái cùng 9 thầy giáo bị bắt giữ, nhiều người trong số học sinh này không quá 12 và 14 tuổi [21; tr. 27].

Để thiết thực kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga thành công và tuyên truyền cho thắng lợi của Xô viết Nghệ - Tĩnh, ngày 30-10-1930 tại cổng trường Bách nghệ ở phố Ca-rô (nay là Lý Thường Kiệt)- Hà Nội, một số thanh niên yêu nước đã treo biểu ngữ “Cách mạng tháng Mười muôn năm”

trên cổng trường, sau đó tổ chức diễn thuyết và kêu gọi anh chị em học sinh bãi khoá. Đúng ngày 7-11, truyền đơn, cờ đỏ xuất hiện nhiều nơi trong thành phố nhằm tuyên truyền cho Cách mạng tháng Mười Nga.

Những hoạt động sôi nổi trên của thanh niên, học sinh, sinh viên trong suốt năm 1930 đã gây tiếng vang lớn trong quần chúng cả nước. Đây là những đóng góp to lớn của thế hệ trẻ nói chung và tầng lớp trí thức nói riêng. Lúc này, hơn bao giờ hết, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản đã lan tỏa rất mạnh và ngấm sâu vào các tầng lớp nhân dân lao động. Các nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác, nghiên cứu đường lối của Đảng đã thu hút rất nhiều thanh niên yêu nước tham gia. Qua sách báo được in và lưu truyền rộng rãi, trí thức càng hiểu sâu sắc hơn số phận của mình, vận mệnh của đất nước và càng ý thức được trách nhiệm đối với Tổ quốc, từ đó đi vào con đường đấu tranh để giải phóng đất nước. Ở ngoài nước, phong trào đấu tranh của trí thức Việt kiều cũng lên cao. Tại Pari, ngày 22-3-1930, nhân lễ khánh thành “Đông Dương học xá”, du học sinh Việt Nam đã phát truyền đơn đòi thả 52 nhà cách mạng bị kết án tử hình sau khởi nghĩa Yên Bái. Ngày 22-5-1930, du học sinh Việt Nam biểu tình trước điện Élysée (Dinh Tổng thống Pháp), đòi thả những

người tham gia khởi nghĩa Yên Bái bị xử tử và đả đảo đế quốc chủ nghĩa. Sau cuộc biểu tình này, 11 học sinh bị bắt.

Ngày 26-3-1931, Đoàn thanh niên cộng sản Đông Dương chính thức được thành lập, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh kiên cường của tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên và trí thức [39; tr. 85-86].

Từ sau khi Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển rất sôi nổi, mạnh mẽ và tầng lớp trí thức cũng góp một phần rất quan trọng trong cuộc đấu tranh đó. Tuy nhiên, do yêu cầu của Quốc tế Cộng sản, tháng 10-1930, Hội nghị BCH Trung ương Đảng họp ở Hương Cảng dưới sự chủ trì của Trần Phú, thông qua bản Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam vẫn được xác định là cách mạng dân tộc dân chủ, thiết lập nhà nước công nông, sau đó tiến lên CNXH;

giai cấp công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng; xác lập quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong cách mạng là Đảng Cộng sản; cách mạng Việt Nam phải liên kết với giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới. Luận cương xác định rõ con đường giành chính quyền phải là con đường khởi nghĩa vũ trang của quần chúng.

Về vấn đề lực lượng cách mạng, Luận cương chưa coi trọng vai trò của tầng lớp trí thức. Luận cương viết:

Bọn trí thức, tiểu tư sản, học sanh,… là bọn có xu hướng quốc gia chủ nghĩa, chúng nó là đại biểu quyền lợi cho tất cả giai cấp tư bổn bổn xứ, chớ không phải chỉ bênh vực quyền lợi riêng cho bọn tiểu tư sản mà thôi. Trong thời kỳ chống đế quốc chủ nghĩa thì bọn ấy cũng hăng hái tham gia, nhưng chỉ lúc đầu mà thôi; chúng nó không thể binh vực

quyền lợi cho dân cày được, vì chúng nó phần nhiều có dây dướng với bọn địa chủ [20; tr. 96].

Chính vì vậy mà:

Đảng phải nhận rõ cái tánh chất và địa vị các Đảng phái tiểu tư sản trong cuộc cách mạng (như bọn Quốc dân Đảng, Nguyễn An Ninh,…).

Bây giờ các đảng phái ấy đều dính dáng với giai cấp địa chủ và tư bổn bổn xứ. Đối với đế quốc chủ nghĩa thì bọn trí thức tiểu tư sản, lãnh tụ các đảng phái ấy chủ trương quốc gia cách mạng. Nhưng mục đích của họ chỉ chủ trương sự phát triển tư bổn cho xứ Đông Dương mà thôi [20; tr. 98-99].

Luận cương chính trị đã không thấy được đặc điểm và khả năng cách mạng của tầng lớp trí thức tiểu tư sản, chưa thấy hết vai trò quan trọng của liên minh dân tộc rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai. Nói cách khác, Luận cương chính trị tháng 10-1930 chưa phân tích làm rõ tính chất và đặc điểm của cách mạng ở một nước thuộc địa, trong đó yếu tố dân tộc là đặc điểm nổi bật, thể hiện tính độc đáo của nó.

Như vậy, từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đến Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Trần Phú đã có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về tầng lớp trí thức, cũng như sách lược tập hợp đội ngũ này. Do không nhận thức được yếu tố dân tộc, nên Luận cương chính trị không đưa ra được một nhận định sáng suốt và đúng đắn về vai trò của trí thức trong cách mạng Việt Nam, về việc phải đoàn kết, tập hợp các giai tầng xã hội trong cuộc đấu tranh chung giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Có thể nói, Luận cương tháng 10-1930 là sự thụt lùi trong chủ trương của Đảng về trí thức. Khẩu hiệu “bônsêvích hoá Đảng cộng sản” trong Luận cương chính trị là rất sai lầm, mang tính tả khuynh, giáo điều. Do vậy, từ tháng 10-1930 trở đi, tư tưởng của Luận cương chính trị có ảnh hưởng nhất

định đến quá trình vận động, tập hợp trí thức trong công cuộc giải phóng dân tộc. Sau này, trải qua thực tiễn đấu tranh, dần dần sai lầm trên đã được khắc phục và sửa chữa. Như vậy, sự nhận thức về đội ngũ trí thức của Đảng là cả một quá trình, trải qua thực tiễn để hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam.

Cuối năm 1931, phong trào cách mạng ở Việt Nam tạm thời lắng xuống. Chính quyền thực dân Pháp tiếp tục chính sách khủng bố nhằm tiêu diệt tận gốc Đảng Cộng sản và lực lượng yêu nước. Theo niên biểu thống kê Đông Dương, từ năm 1930 đến năm 1933, thực dân Pháp bắt giam 246.532 người, Hội đồng đề hình và Toà án phong kiến bù nhìn đã xử 6.902 vụ, trong đó có 188 người bị kết án tử hình. Lực lượng cách mạng bị tổn thất rất lớn, những đồng chí lãnh đạo của Đảng, những trí thức, học sinh, sinh viên ưu tú đã hy sinh hoặc bị bắt bớ, giam cầm trong các nhà tù đế quốc. Cùng với những hành động dã man này, thực dân Pháp còn thực hiện thủ đoạn mị dân, lừa bịp như: Lập “Uỷ ban điều tra” để nghiên cứu tình hình Đông Dương, tăng số nghị viên người Việt vào các Viện dân biểu Bắc Kỳ, Trung Kỳ... Các loại sách báo bói toán, tướng số, kiếm hiệp được bày bán khắp nơi. Các sòng bạc, tiệm hút, nhà chứa… mở ra nhan nhản ở các thành phố để lôi kéo thanh niên vào cuộc sống trụy lạc.

Những chính sách khủng bố và mị dân của thực dân Pháp không phải là không có tác dụng. Giai cấp tiểu tư sản, nói chung có tinh thần dân tộc, có thái độ ủng hộ phong trào đấu tranh cách mạng, nhưng sau cuộc khủng bố của thực dân Pháp, một số dao động nằm im; một số chán nản hoài nghi, co mình lại với chủ nghĩa cá nhân.

Do không phân tích sâu sắc đặc điểm xã hội Việt Nam và tình hình lúc bấy giờ, nên tháng 4-1931, Xứ ủy Trung Kỳ ra Chỉ thị "Thanh đảng", chủ trương "trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ". Chỉ thị này làm cho phong

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930 1954 (Trang 22 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)