Chủ trương và sự chỉ đạo vận động, tập hợp trí thức của Đảng

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930 1954 (Trang 87 - 109)

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VẬN ĐỘNG, TẬP HỢP TRÍ THỨC CỦA ĐẢNG THỜI KỲ 1930-1945

2.1. Chủ trương vận động, tập hợp trí thức của Đảng trong giai đoạn củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)

2.2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo vận động, tập hợp trí thức của Đảng

Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (từ 3 đến 6-4-1947) đã đánh giá toàn diện tình hình thế giới và trong nước trong những tháng đầu tiên của công cuộc toàn dân kháng chiến và đề ra những nhiệm vụ cần kíp đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Nghị quyết đã vạch ra những chủ trương hết sức cụ thể về công tác mặt trận và vận động các giới, các tầng lớp nhân dân. Đối với trí thức, Hội nghị chủ trương: Động viên tất cả trí thức, văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến, đưa họ vào các ngành quân giới, quân y, giáo dục, tuyên truyền kháng chiến, v.v.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao sự đóng góp của trí thức trong kháng chiến. Người cũng động viên trí thức nỗ lực đóng góp sức mình thúc đẩy kháng chiến chóng thành công. Trong Thư gửi anh chị em làm công tác văn hóa và trí thức Nam Bộ (25-5-1947), Người viết:

Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn sự ủng hộ của các bạn. Chính phủ cùng toàn thể đồng bào Việt Nam kiên quyết chiến đấu, tranh quyền thống nhất và độc lập cho nước nhà để cho văn hóa cũng như chính trị và kinh tế, tín ngưỡng, đạo đức đều được phát triển tự do. Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà, mà anh em văn hóa và trí thức phải làm cũng như là

những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc [47; tr. 131].

Đứng trước tình hình thực dân Pháp định lập chính phủ bù nhìn, dùng

“người Việt trị người Việt”, trong tháng 9 và 10-1947, Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị tăng cường vận động các giới làm thất bại âm mưu của địch. Thường vụ Trung ương vạch rõ, muốn tự do, độc lập, phải kháng chiến, kiên quyết kháng chiến. Vấn đề chủ chốt là đoàn kết toàn dân, đoàn kết một cách rộng rãi và chặt chẽ hơn nữa. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam phải được đề cao và phát huy sâu rộng ảnh hưởng, vị trí của mình. Cán bộ các đoàn thể cứu quốc cần khắc phục những định kiến hẹp hòi với các tầng lớp phú hào, trí thức, cần tìm mọi cách đoàn kết họ trong Liên Việt. Đối với thanh niên trí thức và công chức, cần đem lại quyền lợi thực tế cho họ, thu dung họ, đưa họ tham gia công việc kháng chiến, mở lại trường học, lập các nhóm văn hóa kháng chiến. Vận động công chức và thanh niên trí thức trong vùng địch không cộng tác với giặc, đi thoát ly tham gia kháng chiến [47; tr. 126].

Để thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, ngày 27-3- 1948, Trung ương phát động phong trào Thi đua ái quốc.

Thi đua yêu nước là ai nấy đều gắng làm nhanh, làm tốt, làm đẹp, không kể công việc của mình thuộc về đời sống vật chất hay tinh thần, không kể mình hoạt động ở hậu phương hay tiền tuyến, cốt sao lợi cho nước nhà mà mình tiến bộ. Nước nhà đang kháng chiến và kiến quốc, mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công [48; tr. 404].

Muốn thực hiện được những mục đích ấy:

Các nhà văn nghệ thi đua sáng tác, phục vụ bộ đội và nhân dân. Các nhà giáo dục thi đua trừ nạn mù chữ, cải cách chương trình và cách dạy học, viết sách giáo khoa, đào tạo cán bộ chuyên môn, đào tạo

nhân tài. Các Khu ủy, Tỉnh ủy,… thi nhau đoàn kết rộng rãi các nhân sĩ, các vị đại trí thức trong nước, thi nhau học tập, thi nhau tu luyện theo chỉ thị trong bức thư của Hồ Chủ tịch [48; tr. 404].

Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 (7-1948) đã đưa công tác văn hóa phát triển lên một bước mới. Đường lối văn hóa và định hướng đối với công tác văn hóa càng được xác định rõ hơn. Phương châm “kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến” của Đảng, Chính phủ đã tạo ra một không khí lạc quan, tin tưởng ở chiến thắng cuối cùng của cuộc chiến đấu gay go và lâu dài. Ngày 15-7-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh có gửi thư tới Hội nghị, khẳng định rõ:

Trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần quan trọng. Từ ngày chính quyền dân chủ thành lập đến nay, các nhà văn hóa ta đã cố gắng và có nhiều thành tích. Song từ nay trở đi, chúng ta cần phải xây đắp một nền văn hóa kháng chiến kiến quốc của toàn dân… Các nhà văn hóa phải có những tác phẩm xứng đáng, chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bây giờ, mà còn để lưu truyền cái lịch sử oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho hậu thế… [48; tr. 464].

Trong kháng chiến, sự nghiệp giáo dục - nơi vai trò của trí thức quan trọng và cần được phát huy ở mức cao nhất, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm. Nhân Hội nghị giáo dục toàn quốc họp (7- 1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn nhủ với các đại biểu: Phải có chương trình giáo dục phù hợp, có chính sách kháng chiến và kiến quốc cho các trường, phải sửa đổi cách dạy cho hợp với đào tạo nhân tài, đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ kháng chiến, kiến quốc…[48; tr. 462-463].

Song song với giáo dục đào tạo, y tế cũng là một lĩnh vực được Đảng chỉ đạo sát sao. Đảng, Chính phủ đã có chính sách đặc biệt giúp đỡ những trí

thức cao cấp của ngành trong lúc nhân dân đang còn nhiều thiếu thốn. Đặc biệt, Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, có thư hỏi thăm.

Trong bức thư gửi Hội nghị Y tế Liên khu 10 (1948), về cố gắng cống hiến của trí thức ngành y, Người viết: “Mặc dầu những sự khó khăn, thiếu thốn trong thời kỳ kháng chiến, các nhân viên y tế từ cao cấp đến những cán bộ phổ thông, đều cố gắng làm tròn nhiệm vụ. Tôi biết có những anh em, gia đình đông, lương bổng ít, rất túng thiếu mà vẫn vui vẻ làm việc” [59; tr. 222].

Chính sự quan tâm đó đã cổ vũ cán bộ ngành y tế làm tròn nhiệm vụ trong giai đoạn khó khăn nhất của kháng chiến.

Để chuẩn bị tiến tới Đại hội hợp nhất Việt Minh, Liên Việt (2-1949), Trung ương Đảng khẳng định:

Muốn tránh sự lôi kéo quần chúng của nhau trong khi phát triển, chúng ta phải định hướng cho hai bên:

1. Các tổ chức của Việt Minh nhằm phát triển vào các tầng lớp trung, bần nông, tiểu tư sản và tiểu tư sản trí thức.

2. Liên Việt tích cực kết nạp cá nhân thật rộng rãi nhằm vào các tầng lớp địa chủ, phú nông, kỳ hào, quan lại cũ, công chức cao cấp, đại trí thức, công giáo…[86].

Đây là một công tác hết sức cần thiết để quy tụ lực lượng toàn dân tộc, trong đó có trí thức. Vì vậy, mọi công tác liên quan đến tiến hành Đại hội hợp nhất được chuẩn bị kỹ càng, chặt chẽ.

Cuộc kháng chiến của chúng ta là cuộc kháng chiến “toàn dân”, trong đó Đoàn Thanh niên Việt Nam - lực lượng hết sức quan trọng, không chỉ trong quá trình tập hợp thanh niên, mà còn tập hợp trí thức trẻ thanh niên. Khi Tổ quốc lâm nguy, đội ngũ này không ngại khó khăn, tham gia hết mình cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Ngày 28-9-1948, Trung ương ra Chỉ thị Về việc củng cố, phát triển Đoàn Thanh niên Việt Nam để thống nhất mặt trận

thanh niên. Đảng ta xác định “thanh niên cứu quốc không những chỉ gồm có thanh niên nông dân mà thôi, mà phải bao gồm cả một phần thanh niên hăng hái khác nữa, như thanh niên trí thức, tiểu tư sản, v.v..” [86]. Đến ngày 5-12- 1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng lại có Chỉ thị “Chấn chỉnh phong trào sinh viên Việt Nam” trong đó nhấn mạnh:

Cuộc Đại hội sinh viên toàn quốc tháng 7-1948 vừa qua đã nhận định rõ sự cần thiết phải củng cố phong trào sinh viên, cấp tiến hóa các tổ chức sinh viên và thống nhất sinh viên trong Đoàn sinh viên Việt Nam… Đoàn sinh viên Việt Nam không cần phải tổ chức cả cựu sinh viên, vì cựu sinh viên hiện nay đã trở thành những giáo sư, bác sĩ, công chức cao cấp. Họ đã vào Đảng Dân chủ hay Xã hội rồi [86].

Hội nghị cán bộ dân vận Trung ương lần thứ nhất được tiến hành từ ngày 10 đến 15-2-1949 tại Việt Bắc. Hội nghị đề ra các chủ trương: Tích cực chấn chỉnh công tác dân vận của Đảng; thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt; chính sách và phương châm vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, trí thức, tư sản, địa chủ, tôn giáo, dân tộc thiểu số, Hoa kiều, công tác dân vận trong vùng tạm chiếm.

Sự ra đời của Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp với sự tham gia của đông đảo đội ngũ trí thức đã động viên lực lượng trí thức thực hiện nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là kháng chiến.

Tháng 4-1947, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ được triệu tập, tiếp đó Hội nghị cán bộ Đảng Sài Gòn - Chợ Lớn diễn ra tại Bà Nụ (Vườn Thơm). Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Duẩn nhấn mạnh: “Cần coi trọng việc vận động, tập hợp trí thức, vì kháng chiến rất cần trí thức, trí thức là tinh hoa của dân tộc” [58; tr. 80].

Ngày 22-5-1947, Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ ra Chỉ thị 4- NV, xác định thái độ của công chức và học sinh ta về bãi công, bãi khóa. Thực hiện Chỉ thị, trên 600 viên chức, 1000 thợ lành nghề và đông đảo học sinh rời bỏ thành phố ra vùng quê hoặc ra chiến khu tham gia cách mạng. Trong số này có nhiều nhân sĩ, trí thức danh tiếng như Đốc phủ Phan Văn Chương, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Trần Văn Viễn…

Giữa năm 1947, nhiều trí thức từ Pháp về, có người ở lại Sài Gòn như Phạm Bá Viên, một số vào bưng biền như Nguyễn Ngọc Nhựt, Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Huy Hiền, Phan Bá Cư, Trần Văn Du…

Tháng 11-1947, sau khi được trả tự do khỏi Khám Lớn Sài Gòn, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thông qua đồng chí Nguyễn Thị Lựu bắt liên lạc với đồng chí Nguyễn Văn Linh, Bí thư Thành ủy Sài Gòn. Đồng chí Huỳnh Tấn Phát được tổ chức Đảng phân công phụ trách chung công tác trí vận và báo chí thành phố, đồng thời giữ chức vụ Bí thư Đảng Dân chủ Nam Bộ, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tham gia tổ chức này có một số cơ sở là trí thức như luật sư Trịnh Đình Thảo, nha sĩ Nguyễn Xuân Bái, bác sĩ Phạm Bá Viên, kiến trúc sư Hoàng Hùng [58; tr. 82]. Chi bộ trí vận ra đời là một sự kiện quan trọng trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của trí thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của trí thức, sinh viên, học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã đi vào quỹ đạo, có tổ chức chặt chẽ, khoa học và hòa quyện chung với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ và rộng khắp.

Năm 1949, cơ cấu Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ được mở rộng hơn gồm: Luật sư Phạm Văn Bạch - Chủ tịch, luật sư Phạm Ngọc Thuần - Phó Chủ tịch, sinh viên luật Trần Bửu Kiếm - Tổng Thư ký, các đồng chí Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Nguyễn, kỹ sư Kha Vạng Cân,

luật sư Nguyễn Thành Vĩnh, giáo sư Ca Văn Thỉnh, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng làm uỷ viên. Sau bổ sung thêm Nguyễn Ngọc Nhựt, Hoàng Xuân Nhị.

Cùng với những đóng góp trên lĩnh vực chính trị, trong xây dựng nền kinh tế kháng chiến, đội ngũ trí thức cũng hăng hái tham gia và giữ vai trò rất quan trọng. Từ những năm 1948-1949, Hội đồng Chính phủ đã đặt vấn đề cử người đi học kinh tế ở nước ngoài để chuẩn bị cho thời kỳ hòa bình. Nhiều cán bộ trẻ có văn hóa và có trí lực tốt đã được tuyển chọn từ mọi vùng trong nước và tập trung tại Việt Bắc để tham gia chương trình này. Chính phủ cũng đã cử một số trí thức đi Đông Nam Á và châu Á để giới thiệu về Việt Nam, tìm kiếm sự giúp đỡ. Đó là những trí thức: Phạm Ngọc Thạch, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế được cử làm đặc phái viên đối ngoại của Chính phủ đi nhiều nước châu Âu (đặc biệt là Thụy Sĩ) để thiết lập quan hệ với các nước phương Tây; ông Trần Ngọc Danh được cử làm đại diện của Chính phủ tại Pháp; các ông Lê Hy, Nguyễn Đức Quỳ, sau đó là Hoàng Văn Hoan làm đại diện tại Liên Xô; ông Cao Hồng Lãnh làm đại diện Chính phủ tại Hồng Kông; ông Trần Văn Giàu, ngay từ năm 1946, đã được Chính phủ cử đi Thái Lan để mua sắm trang thiết bị cho bộ đội, sau đó lại được cử đi dự Hội nghị Liên Á châu tại Ấn Độ. Nhân dịp đó, ông đã giới thiệu với bạn bè quốc tế về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, nhằm củng cố thêm chỗ dựa quốc tế cho cuộc kháng chiến [61; tr. 288].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyển lựa một đội ngũ cán bộ trí thức tài năng và đầy tinh thần trách nhiệm, bám sát cuộc sống, ngày đêm trăn trở để tìm ra các giải pháp cho cuộc sống. Những Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Công thương, Nông nghiệp, Giao thông - Công chính, Giáo dục, Y tế,… đều do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyển chọn. Trong một bài trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài về vai trò của trí thức Việt Nam trong bộ máy Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trí thức Việt Nam đã gánh một phần

quan trọng trong cuộc kháng chiến cứu quốc và một phần quan trọng trong công việc kiến quốc. Hiện nay hầu hết nhân viên trong Chính phủ Trung ương là người trí thức” [48; tr. 172].

Việc tuyển chọn người cho bộ máy kinh tế cũng theo nguyên tắc lựa chọn người tài, trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Những trí thức lớn của đất nước, bất kể được đào tạo ở đâu, nguồn gốc như thế nào, thuộc thành phần giai cấp nào, đều được trọng dụng. Những con người được đào tạo bởi các trường học của Pháp như Trần Đại Nghĩa, Nghiêm Xuân Yên, Phan Anh, Ngô Tấn Nhơn, Kha Vạng Cân, Trần Đăng Khoa, Đoàn Trọng Truyến, Trịnh Văn Bính, Nguyễn Mạnh Hà, Võ Quý Huân, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Đình Hòe, Tôn Thất Tùng, Huỳnh Thiện Lộc, Đỗ Đình Thiện…, chẳng những không bị phân biệt đối xử, mà còn được trọng dụng, được huy động vào bộ máy kháng chiến và kiến quốc. Để giúp Chính phủ nghiên cứu các vấn đề có tính chất chiến lược của thời kỳ kháng chiến và xây dựng đất nước khi kháng chiến thắng lợi, Chính phủ đã lập ra Ban Kinh tế Chính phủ vào tháng 5-1950, trong đó đa phần là trí thức.

Như vậy, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trân trọng đối với các bậc thân hào, thân sĩ - một biểu hiện đậm nét của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc. Tư tưởng đó đã tạo nên sức mạnh, khơi nguồn sáng tạo, động viên nhân lực, tài lực, vật lực của mọi tầng lớp trong xã hội cho cuộc kháng chiến, trong đó có tầng lớp trí thức. Bằng tấm lòng nhân ái, bằng sự chân thành và bằng tài năng điều hành của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu phục được nhân tâm, làm cho hầu hết mọi nhân tài, trí thức yêu nước phấn đấu hết sức mình, một lòng một dạ với lợi ích của đất nước, quên lợi riêng.

Thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng, ngày 27-3-1948, các ngành, các đoàn thể đều nhanh chóng xây dựng chương trình thi đua ái quốc. Cuộc vận động này đã phát huy được tinh thần yêu nước và tinh thần

chiến đấu dũng cảm, sáng tạo của mọi giai tầng xã hội. Phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ ở khắp cả vùng tự do, vùng địch tạm chiếm và vùng du kích. Với tinh thần hăng hái, đội ngũ trí thức đã tham gia vào các đội vũ trang tuyên truyền, đi sâu các vùng sau lưng địch xây dựng cơ sở và tiến hành chiến tranh du kích. Cơ sở chính trị được xây dựng lại ở hầu hết các vùng sau lưng địch. Nhiều vùng du kích và căn cứ du kích được hình thành và phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc đến Bình Trị Thiên, cực Nam Trung Bộ và Đồng Tháp Mười; nhiều làng chiến đấu xuất hiện, nổi tiếng như Cự Nẫm, Cảnh Dương (Quảng Bình), Chi Lăng (Lạng Sơn), Xi Tơ (Tây Nguyên)… có sự góp mặt và cống hiến to lớn của trí thức [4; tr. 133].

Cùng với những phong trào đấu tranh vũ trang, với những chiến thắng quân sự ngày càng lớn, phong trào đấu tranh chính trị của trí thức học sinh, sinh viên ở các trung tâm thành phố lớn đã diễn ra mạnh mẽ. Hầu hết các phong trào nhằm tập trung lên án những thủ đoạn tàn bạo, đàn áp nhân dân, đàn áp học sinh, sinh viên của kẻ thù. Ngày 9-1-1950, thực dân Pháp và tay sai đã bắn chết Trần Văn Ơn trong cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn. Trước sự kiện này, ở nhiều nơi trong cả nước, học sinh, sinh viên đã bãi khóa, để tang Trần Văn Ơn, bày tỏ tình đoàn kết đấu tranh với học sinh, sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn. Tại Hà Nội, ngày 20-1-1950, tất cả các trường học đã tham gia tổ chức lễ truy điệu Trần Văn Ơn tại chùa Quán Sứ.

Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên trí thức Hà Nội được đông đảo nhân dân ủng hộ và được xem là cuộc đấu tranh chính trị lớn nhất ở Hà Nội kể từ khi thành phố bị địch tạm chiếm.

Những chủ trương của Đảng về vận động, tập hợp trí thức đã góp phần thúc đẩy văn hóa - xã hội phát triển, đóng góp đẩy nhanh kháng chiến đến thắng lợi. Để đào tạo một đội ngũ trí thức Việt Nam đông đảo về số lượng, đảm bảo về chất lượng, Đảng và Chính phủ đã xóa bỏ nền giáo dục ngu dân,

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930 1954 (Trang 87 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)