Hoàn cảnh nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 và yêu cầu đối với chủ trương trí thức vận của Đảng

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930 1954 (Trang 64 - 109)

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VẬN ĐỘNG, TẬP HỢP TRÍ THỨC CỦA ĐẢNG THỜI KỲ 1930-1945

2.1. Chủ trương vận động, tập hợp trí thức của Đảng trong giai đoạn củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)

2.1.1. Hoàn cảnh nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 và yêu cầu đối với chủ trương trí thức vận của Đảng

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên đấu tranh và xây dựng nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, từng bước đưa đất nước phát triển theo con đường XHCN.

Sau hơn 80 năm bị thực dân xâm lược và đô hộ, đất nước Việt Nam bắt đầu chuyển mình trong cuộc sống mới độc lập, tự do. Nhân dân tin tưởng, phấn khởi bước vào xây dựng chế độ mới. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và phát triển. Bên cạnh những thuận lợi do Cách mạng tháng Tám đem lại, nhân dân ta và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trẻ tuổi phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức.

Chế độ mới tiếp quản một di sản kinh tế - xã hội hết sức nghèo nàn, lạc hậu, đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhà máy, hầm mỏ đều bị đình đốn. Hàng vạn công nhân không có việc làm. Ngành mỏ năm 1940 có 39.500 công nhân, đến năm 1945 chỉ còn 4000 người" [84, tr.42]. Từ cuối 1944 đến đầu 1945, nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc đã cướp đi sinh mạng của khoảng 2 triệu đồng bào. Nền tài chính quốc gia gần như trống rỗng, Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản nước ngoài.

Về mặt xã hội, hậu quả của chế độ cũ để lại rất nặng nề. Sự thất học của nhân dân đã trở thành một thứ “giặc dốt”, chỉ có 10% dân số biết chữ, hầu hết ở bậc tiểu học. Số công chức có trình độ đại học và cao đẳng trong cả nước chỉ khoảng vài trăm người. Các tệ nạn xã hội, hủ tục và lối sống lạc hậu qua hàng ngàn năm dưới các triều đại phong kiến và suốt 80 năm dưới chế độ thực dân, đế quốc, phát xít phát triển. Thực tế trên gây rất nhiều khó khăn cho việc tổ chức hoạt động và xây dựng chế độ mới của chính quyền non trẻ.

Trong lúc đó, tình hình chính trị của đất nước diễn biến rất phức tạp.

Ngay từ đầu, các thế lực phản động quốc tế và trong nước đã tìm đủ mọi cách nhằm thủ tiêu mọi thành quả cách mạng của nhân dân. Đặc biệt có hai đảng phái chính trị từ nước ngoài trở về theo đội quân Tưởng là Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam quốc dân Đảng (Việt Quốc) ra mặt chống phá chính quyền cách mạng rất quyết liệt.

Tình hình đất nước trở nên phức tạp hơn với sự có mặt của các lực lượng quân đội thuộc nhiều quốc gia đóng trên lãnh thổ Việt Nam. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pôtxđam (7-1945), từ cuối tháng 8-1945, các đơn vị đầu tiên của Tưởng Giới Thạch đã bắt đầu kéo quân vào miền Bắc nước ta với danh nghĩa đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật. Nhưng ngay khi vào Hà Nội, chúng đã ráo riết thực hiện âm mưu “diệt cộng cầm Hồ”

nhằm lật đổ Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh đứng đầu, hòng lập nên một chính phủ thân Quốc dân đảng Trung Hoa ở Việt Nam.

Ở phía Nam vĩ tuyến 16 (từ Đà Nẵng trở vào), cũng với danh nghĩa đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật, quân đội thực dân Anh bắt đầu kéo vào từ ngày 6-9-1945. Quân Anh chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, dung túng cho binh lính Pháp tự do hành động, lôi kéo quân đội Nhật vào việc chống phá chính quyền cách mạng. Ngày 23-9-1945, quân Anh đã giúp đỡ thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ.

Trên đất nước ta vào thời điểm đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chiếm giữ những vị trí chiến lược quan trọng. Tại miền Nam, Nhật đã mở trại giam, thả 1.500 lính Pháp bị Nhật giam giữ và trang bị vũ khí cho lực lượng này. Đồng thời dựa vào Anh, Nhật đòi lực lượng vũ trang Việt Nam phải giao nộp vũ khí. Như vậy, hơn 30 vạn binh lính của các thế lực thực dân, đế quốc, phát xít đang chiếm đóng trên đất nước ta. So sánh lực lượng quân sự chênh lệch hết sức bất lợi cho cách mạng.

Nói tóm lại, sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước ta nằm trong vòng vây của các loại kẻ thù. Giặc ngoài, thù trong cấu kết với nhau hòng tiêu diệt nhà nước cách mạng non trẻ. Những khó khăn, thách thức toàn diện cả về kinh tế, chính trị, quân sự và xã hội đặt chính quyền cách mạng và vận mệnh dân tộc Việt Nam trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. “Giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm đang từng giây, từng phút đe dọa sự tồn vong của chính quyền cách mạng Việt Nam non trẻ. Trước vận mệnh đất nước bị đe dọa, Tổ quốc lâm nguy, yêu cầu đặt ra cho cách mạng Việt Nam lúc này là hơn bao giờ hết, Đảng phải động viên và tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc với mọi tầng lớp, mọi giai cấp, huy động lực lượng tối đa, đông đảo, dốc toàn lực cho sự nghiệp “kháng chiến, kiến quốc”. Trong hoàn cảnh khó khăn, trí thức lúc này phải trở thành một lực lượng quan trọng, sát cánh cùng với nông dân, công nhân và các giai tầng khác để phát huy sức mạnh trong quá trình bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng. Đây chính là yêu cầu, là đòi hỏi của thực tiễn, mà để đáp ứng được, Đảng cần có đường lối, chủ trương trí thức vận đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo.

2.1.2. Chủ trương và quá trình vận động trí thức của Đảng giai đoạn 1945-1946

Ngay sau khi Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời về Thủ đô Hà Nội, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã vạch ra những phương hướng và biện pháp đầu tiên về xây dựng chế độ mới và đối phó với các lực lượng đế quốc và phản động tiến vào đất nước ta. Theo phương hướng đó, ngày 3-9- 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ và nêu ra 6 việc cấp bách cần làm ngay:

Một là, phát động ngay một chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói.

Hai là, mở ngay một phong trào chống nạn mù chữ do bọn thực dân đã gây ra đối với đồng bào ta.

Ba là, tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiểu, thực hiện quyền tự do, dân chủ của nhân dân.

Bốn là, mở một phong trào giáo dục, cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ thực dân để lại.

Năm là, bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò; tuyệt đối cấm hút thuốc phiện.

Sáu là, tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết.

Trong sáu nhiệm vụ nêu trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề “chống nạn mù chữ” là vấn đề cấp bách số hai (sau vấn đề chống nạn đói). Bởi vì “nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta”

và “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [47; tr. 99]. Do vậy, Hồ Chủ tịch khẳng định: “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”. Nhiệm vụ này cần có sự tham gia của toàn thể nhân dân, trong đó, vai trò của những người trí thức rất to lớn. Họ vừa phải tham gia vào công cuộc “chống nạn mù chữ”, vừa chuẩn bị xây dựng và phát triển nền văn hoá - giáo dục mới,

cùng các tầng lớp nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là “kháng chiến” và

“kiến quốc”.

Khi vừa bước vào công cuộc chấn hưng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết ngay “Chiếu cầu hiền” đăng trên báo Cứu quốc, ngày 14 tháng 11 năm 1945 với tiêu đề “Nhân tài và kiến quốc”. Người nhận định rằng, bây giờ đất nước đang “kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục”, những “kiến thiết” ấy đòi hỏi phải có nguồn lực dồi dào và có những nhân tài. “Nay muốn giữ vững nền độc lập thì chúng ta phải đem hết lòng hăng hái đó vào con đường kiến quốc. Kiến thiết cần có nhân tài.

Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển”. Xuất phát từ quan điểm đó, Người kêu gọi “ai có tài năng và sáng kiến” về những công việc trên, “lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng, có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay” [47; tr.99].

Ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc.

Chỉ thị phân tích những thay đổi căn bản về tình hình quốc tế và trong nước sau chiến tranh. Trên cơ sở đó, Chỉ thị xác định nhiệm vụ cách mạng của nhân dân Việt Nam về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao… Về nhiệm vụ văn hoá, Đảng ta chủ trương “chống nạn mù chữ, cải cách giáo dục theo tinh thần mới, mở đại học và trung học, xây dựng nền văn hóa mới theo ba nguyên tắc dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa” [87].

Thể theo ý kiến của trí thức, nhân sĩ, cuối tháng 12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết. Với quan điểm đặt lợi ích của dân tộc trên hết, bằng tấm lòng bao dung rộng mở, Hồ Chí Minh tiếp tục quy tụ toàn dân tộc, tập hợp đội ngũ các nhà trí thức vào Uỷ ban này, giúp Chính phủ nghiên cứu kế hoạch kiến thiết đất nước. Ban

đầu, Ủy ban gồm 40 người, sau mở rộng hơn, tập hợp nhiều người có uy tín.

Trong bài phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ngày 10-1-1946, Hồ Chí Minh khẳng định:

Còn các ngài, đã đem tài năng tri thức, lo bồi bổ về mặt kinh tế và xã hội. Các ngài xứng đáng là những chiến sĩ xung phong. Tôi mong rằng các ngài cũng sẽ đem hết tài năng và tri thức giúp cho Chính phủ về mặt kiến thiết. Các ngài sẽ là những cố vấn có kinh nghiệm, có tài năng của Chính phủ… Các ngài làm cố vấn cho Chính phủ, nghĩ ra kế hoạch cũng là hy sinh, phấn đấu và quyết tâm… Các ngài sẽ phải gánh vác một gánh nặng rất nặng nề và sự thành công của các ngài cũng sẽ rất lớn lao. Tôi tin rằng với kinh nghiệm, với học thức, với sự quyết tâm của các ngài, việc kháng chiến sẽ nhất định thành công và nền tự do, độc lập nhất định vững vàng [47; tr. 152].

Để thu hút rộng rãi hơn nữa mọi người Việt Nam yêu nước, đáp ứng tốt hơn, đầy đủ hơn yêu cầu huy động sức mạnh của toàn dân vào việc bảo vệ thành quả cách mạng, tháng 5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) được thành lập. Song song với Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt thu hút thêm nhiều nhân sĩ, trí thức, quan lại cũ, chức sắc các tôn giáo… nhằm đoàn kết tất cả các lực lượng và cá nhân trước đây chưa có điều kiện tham gia Mặt trận Việt Minh cùng phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập, tự do [67; tr. 122].

Ngày 22-7-1946, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập nhằm tập hợp, động viên trí thức yêu nước hăng hái phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Trong Nghị quyết của Hội nghị cán bộ Trung ương (từ 31-7 đến 1-8-1946), Đảng chỉ đạo “phải giúp đỡ họ (tức Đảng Xã hội VN) kéo phú hào, trí thức chưa vào đảng phái nào” tham gia vào tổ chức mình.

Chủ trương thành lập Mặt trận Liên ViệtĐảng Xã hội Việt Nam là một bước đi sáng tạo, độc đáo của Đảng, nhằm tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc đấu tranh trong điều kiện đất nước ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Các hình thức tổ chức này với mục đích, tôn chỉ hoạt động của mình sẽ vận động, tập hợp tối đa những trí thức Việt Nam yêu nước vẫn còn đang lưỡng lự, băn khoăn về chỗ đứng, trách nhiệm của mình trong xã hội mới.

Sau khi ký Hiệp định sơ bộ (6-3-1946), thực dân Pháp cố tìm cách trì hoãn cuộc cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Pháp để đi đến ký Hiệp định chính thức và sớm vi phạm Hiệp định. Đảng đã lãnh đạo Chính phủ đấu tranh buộc Pháp phải mở cuộc đàm phán chính thức với ta ở Pháp. Từ tháng 7 đến tháng 9-1946, Hội nghị chính thức giữa ta và Pháp đã họp ở Phôngtennơblô.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là thượng khách theo lời mời của Chính phủ Pháp cũng đã đến Pari trong thời gian này. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng ở Pháp và đại diện nhiều tổ chức quốc tế. Người nói rõ lập trường hữu nghị và nguyện vọng thiết tha độc lập, tự do của nhân dân, của Chính phủ Việt Nam.

Đặc biệt, trong thời gian này, Người đã chủ động gặp những trí thức Việt kiều ở Pari. Sau cuộc gặp gỡ đó, nhiều trí thức đã theo Người về nước tham gia cách mạng như: Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Võ Quý Huân,..

Ngày 20-10-1946, dựa trên nền tảng Hội phụ nữ Cứu quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được thành lập, thu hút đông đảo một bộ phận nữ trí thức tham gia.

Hội Văn hoá cứu quốc tiếp tục có bước phát triển trong điều kiện xây dựng nền văn hoá mới, phục vụ cách mạng và kháng chiến. Trí thức văn nghệ sĩ ngày càng trưởng thành, được đánh dấu qua Đại hội văn hoá toàn quốc vào

tháng 11-1946. Đại bộ phận trí thức văn nghệ sĩ đã cùng với các tầng lớp nhân dân nêu cao khẩu hiểu “Tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết” [43; tr. 103].

Trong thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ văn hoá Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nước (16-11-1946), đồng chí Trường Chinh đã chủ trương “hô hào các nhà văn hoá Việt Nam (các nhà khoa học, kỹ thuật, tư tưởng, các văn nghệ sĩ, v.v.) hãy bắt tay nhau thân ái, nhiệt liệt, đứng dậy tham gia công cuộc cứu nước và xây dựng đất nước. Tổ quốc rất trông đợi nơi các nhà văn hoá, tinh hoa của dân tộc Việt Nam”[86].

Ngày 20-11-1946, trong bài “Tìm người tài đức”, Hồ Chí Minh có viết:

“Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận” [47; tr. 451]. Người kêu gọi các địa phương phải tìm và giới thiệu những người tài đức, những người có thể làm được những việc ích nước lợi dân, “những bậc hiền năng” để “Chính phủ tuyển lựa và trọng dụng”.

Mặc dù chúng ta đã nỗ lực rất lớn trong việc kéo dài thời gian hoà hoãn với thực dân Pháp (từ 2-1946), nhưng dã tâm xâm lược Việt Nam lần thứ hai của chúng ngày càng lộ rõ. Trong tình thế đó, Trung ương Đảng đã kịp thời hạ quyết tâm thực hiện hai nhiệm vụ ‘‘kháng chiến’’ và ‘‘kiến quốc’’.

Để sự nghiệp “kháng chiến, kiến quốc” giành được thắng lợi, nhiệm vụ trung tâm là củng cố chính quyền nhân dân. Ngay từ những ngày đầu, Đảng đã chú trọng lãnh đạo, xây dựng nền móng cho chế độ dân chủ mới. Đây cũng là lúc trí thức Việt Nam có thể và cần phải đem hết tài năng của mình để phụng sự dân tộc trên mọi lĩnh vực.

Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra sắc lệnh số 14/SL quy định trong thời hạn 2 tháng, kể từ ngày kí sắc lệnh này sẽ mở cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Trong hoàn cảnh vô

cùng phức tạp, bọn đế quốc, phản động ra sức ngăn trở, chống phá, Đảng kiên quyết lãnh đạo, tổ chức cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 để nhân dân tự mình chọn lựa, bầu ra những đại biểu chân chính đại diện cho quyền lợi của mình vào Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đông đảo trí thức đã tích cực tham gia bầu cử và ứng cử vào Quốc hội khóa I, tiêu biểu như Vũ Đình Hòe, Trần Duy Hưng, Dương Đức Hiền, Nguyễn Huy Tưởng, Cù Huy Cận, Đỗ Đức Dục, Bùi Bằng Đoàn, Hoàng Minh Giám, Ngô Xuân Diệu, Bồ Xuân Luật, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Đạo Thúy, Đặng Thai Mai, Tạ Quang Bửu, Trần Đăng Khoa, Tôn Quang Phiệt, Phạm Bá Trực, Cao Triều Phát, Thích Mật Thể…

Cùng ngày, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định cũng tham gia bầu cử. Ở địa bàn Sài Gòn, nhiều nhà trí thức trúng cử đại biểu Quốc hội (Huỳnh Văn Tiểng, Lý Chính Thắng, Nguyễn Văn Trấn ...), địa bàn Chợ Lớn có hai đại biểu là bác sĩ Nguyễn Văn Cương, Nguyễn Văn Hoàng; tỉnh Gia Định có các trí thức được bầu gồm luật sư Thái Văn Lung, giáo sư Trần Văn Nguyên [58; tr. 73].

9 giờ sáng ngày 2-3-1946, tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội, Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập bằng hình thức bầu phiếu trước Quốc hội. Quốc hội họp công khai có các thân hào ngoại quốc và Việt Nam, các đại biểu đoàn thể cùng phóng viên các báo được mời tới dự [61; tr. 574].

Các thành viên Chính phủ bao gồm:

Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh

Phó Chủ tịch Chính phủ Nguyễn Hải Thần

Đoàn Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy

Lê Hữu Từ

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Tường Tam

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930 1954 (Trang 64 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)