Chủ trương vận động, tập hợp trí thức của Đảng và sự tham gia của trí thức vào phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930 1954 (Trang 42 - 64)

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VẬN ĐỘNG, TẬP HỢP TRÍ THỨC CỦA ĐẢNG THỜI KỲ 1930-1945

1.3. Chủ trương của Đảng về trí thức giai đoạn 1939-1945

1.3.2. Chủ trương vận động, tập hợp trí thức của Đảng và sự tham gia của trí thức vào phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc

Ngày 6-11-1939, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ sáu được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). Hội nghị do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Hội nghị phân tích tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, vị trí của Đông Dương trong cuộc chiến tranh đó; những chính sách của đế quốc Pháp; thái độ của các giai cấp trong xã hội và vạch ra đường lối chính trị của cách mạng Đông Dương trước tình hình mới.

Về tình hình thế giới, Hội nghị nhận định cuộc chiến tranh thế giới là sự bùng nổ tất yếu của mâu thuẫn sâu sắc giữa các tập đoàn đế quốc. Chiến tranh sẽ gây nhiều tai họa cho nhân loại, nhưng cuối cùng sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới sẽ chiến thắng chủ nghĩa phát xít.

Về tình hình Đông Dương, Hội nghị nhận định: Đông Dương sẽ bị lôi kéo vào guồng máy chiến tranh; Nhật xâm chiếm Đông Dương và Đông Dương bị cai trị một cách tàn bạo. Đời sống của nhân dân trở nên điêu đứng.

Chính vì thế, tinh thần chống đế quốc, giải phóng dân tộc nhất định càng lên cao.

Từ sự đánh giá, nhận định như trên, Hội nghị đã xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của nhân dân Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Đây là sự chuyển hướng chiến lược quan trọng và để tập trung mọi lực lượng vào nhiệm vụ chủ yếu là chống chiến tranh đế quốc, chống lại ách thống trị phát xít, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ không

còn phù hợp trong tình hình và nhiệm vụ mới. Lực lượng tham gia mặt trận bao gồm tất cả các giai cấp, đảng phái, các phần tử phản đế muốn giải phóng dân tộc.

Như vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ sáu tháng 11-1939 đánh dấu bước chuyển quan trọng về đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng, đánh dấu sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng. Đặc biệt, trong chính sách Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng đã nhấn mạnh đến sự tham gia của tất cả các tầng lớp xã hội, mà trong đó, trí thức luôn luôn là một trong những lực lượng quan trọng. Thông qua Mặt trận, tầng lớp trí thức sẽ phát huy được hết khả năng cũng như tâm huyết của mình cho công cuộc giải phóng dân tộc.

Hội nghị lần thứ bảy (từ 6 đến 9-11-1940) của BCH Trung ương Đảng tiếp tục làm rõ thêm những nội dung của Hội nghị BCH Trung ương lần thứ sáu, chủ trương vẫn duy trì hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế:

Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mạng phản đế không phân biệt giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện việc thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng cùng tranh đấu tiến lên vũ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp - Nhật và các lực lượng phản động ngoại xâm, diệt trừ phong kiến và các hạng phản bội quyền lợi dân tộc, làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải phóng [17; tr. 39-45].

Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai mỗi ngày một lan rộng và trở nên ác liệt hơn. Ở Việt Nam, Nhật và Pháp thi nhau đàn áp, vơ vét làm cho nhân dân kể cả tầng lớp tư sản, địa chủ, trí thức cũng phẫn uất và đẩy họ về phe cách mạng. Trước tình hình đang có nhiều biến chuyển, thay đổi thuận lợi, mở ra thời cơ mới cho cách mạng, Nguyễn Ái Quốc quyết định về nước, trực tiếp

lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Từ 10 đến 19-5-1941, BCH Trung ương Đảng mở Hội nghị lần thứ tám. Hội nghị đã phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Trên cơ sở đó, Đảng ta khẳng định chủ nghĩa đế quốc sẽ suy yếu và phong trào cách mạng sẽ phát triển mạnh mẽ.

Về tình hình Đông Dương, Hội nghị nhận định rằng, từ khi bùng nổ chiến tranh, các tầng lớp nhân dân đều bị điêu đứng, quyền lợi tất cả các giai cấp đều bị cướp giật. Nhiệm vụ đánh Pháp, đuổi Nhật không phải là nhiệm vụ riêng của giai cấp công nhân và nông dân, mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương:

Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không thực hiện được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được [21; tr. 196].

Để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, sách lược vận động phải sao cho có lợi cho cách mạng, phải vận dụng phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết, làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc trong nhân dân, cho nên Mặt trận không thể gọi như trước mà phải dùng tên khác cho có tính chất dân tộc hơn, cho có mãnh lực hiệu triệu hơn và nhất là có thể thực hiện được trong tình thế hiện tại. Vì thế, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh.

Ngày 6-6-1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc công bố thư Kính cáo đồng bào. Người vạch rõ “Dân ta một cổ hai tròng. Đã làm trâu, ngựa cho Tây, lại làm nô lệ cho Nhật” và kêu gọi “con Lạc cháu Hồng” cùng nhau đoàn kết đặt quyền lợi dân tộc cao hơn hết, quyết đánh đổ đế quốc và Việt gian, cứu giống

nòi ra khỏi “nước sôi, lửa bỏng”. “Việc cứu quốc là nhiệm vụ chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có sức giúp sức, người có tài năng góp tài năng” [44; tr.

19]. Người khơi dậy truyền thống oanh liệt của các bậc anh hùng cứu quốc tiền bối, hô hào lớp người đương thời tô thắm thêm những trang sử rực rỡ của dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết đánh đuổi bọn xâm lược.

Nhờ chính sách đúng của Hội nghị Trung ương lần thứ 8, phong trào Việt Minh đã nhanh chóng lan rộng. Cao Bằng trở thành trung tâm của phong trào cứu quốc cả nước. Ngày 1-8-1941, báo Việt Nam độc lập ra đời gọi tắt là Việt Lập.

Tháng 10-1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ.

Đây là lần đầu tiên một Mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập, trình bày rõ ràng đường lối, chính sách, cách thức tiến hành và tổ chức lực lượng đấu tranh để thực hiện mục đích cứu quốc của mình. “Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn” [17; tr. 283].

Trong Chủ trương cứu nước của Mặt trận Việt Minh, Việt Minh chủ trương Chính phủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, do quốc dân đại hội cử lên, sẽ thi hành những chính sách như:

Về mặt chính trị, ban bố các quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do tổ chức, tự do hội họp, tự do đi lại trong nước và tự do xuất dương...

Về mặt văn hóa,

1. Bài trừ văn hóa phản động. Mở mang nền tân văn hóa Việt Nam.

2. Huỷ bỏ giáo dục nô lệ và thuộc địa, gây dựng nền quốc dân giáo dục.

Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ dạy trong các trường học của mình.

3. Cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ học.

4. Lập các trường chuyên môn huấn luyện chính trị, quân sự và kỹ thuật để đào tạo các hạng nhân tài.

5. Khuyến khích và giúp đỡ nền thể dục quốc dân làm cho nòi giống ngày thêm mạnh.

Đối với các tầng lớp nhân dân, hậu đãi công chức xứng đáng với tài năng của mỗi người; bỏ các khoản học phí, khai sinh, hạn tuổi; mở thêm trường học, cấp học bổng rộng rãi cho học trò nghèo, kiếm việc cho sinh viên tốt nghiệp...

Những chủ trương trên được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, trong tầng lớp trí thức. Trí thức Việt Nam hiểu rằng, MTVM là tổ chức đoàn kết một cách rộng rãi các lực lượng yêu nước vào cuộc đấu tranh vì các quyền sinh tồn của dân tộc. Chỉ có tham gia vào MTVM, đồng hành cùng dân tộc, trí thức Việt Nam mới có thể đạt tới những quyền tự do, dân chủ, mới có thể sống trong độc lập. Với lòng yêu nước và nguyện vọng muốn đóng góp công sức vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới ngọn cờ tập hợp mọi giai tầng xã hội của Đảng thông qua MTVM, trí thức đã hăng hái tham gia cách mạng. Có thể khẳng định rằng:

Mặt trận Việt Minh, nhờ những chủ trương đúng đắn không bao lâu đã phát triển nhanh chóng và trở thành một nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của cách mạng. Với sự xuất hiện của Việt Minh, cách mạng Việt Nam có thể nói, đã bắt đầu bước vào con đường thắng lợi quyết định. Cái bí quyết của thắng lợi mà Hồ Chủ tịch thường nhắc nhở: Đoàn kết, đại đoàn kết, bắt đầu được thực hiện một cách hết sức đúng đắn [76; tr. 12].

Đầu năm 1943, Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương mở rộng MTVM, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến và nhận định ở thành thị còn thiếu “phong trào cách mạng quốc gia tư

sản, phong trào thanh niên học sinh” [20; tr. 333]. Nhằm chống lại những âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, ve vãn của Nhật - Pháp, ngày 25-3-1945, Trung ương Đảng đã chủ trương:

Ở những đô thị văn hóa như Hà Nội, Huế, Sài Gòn phải gây ra những tổ chức văn hóa cứu quốc và phải dùng những hình thức công khai hay bán công khai, đặng đoàn kết các nhà văn hóa, trí thức, ... có thể tổ chức những nhóm “văn hóa tiên phong”, nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác, nhóm nghiên cứu lịch sử Việt Nam [39;

tr. 96].

Thực hiện chủ trương này, thông qua các tổ chức, các hội như Hội truyền bá chữ quốc ngữ, Hội sinh viên, Hội hướng đạo sinh và thông qua một số văn nghệ sĩ tiểu tư sản trí thức (vốn đã có liên hệ với Đảng từ thời kỳ trước), Đảng ta đã quyết định thành lập “Tổ văn hóa cứu quốc” với hạt nhân ban đầu là một số văn sĩ trí thức cách mạng. Sự xuất hiện của tổ chức này có ý nghĩa rất lớn trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác và lôi kéo tầng lớp thanh niên học sinh, sinh viên, trí thức về phía cách mạng.

Năm 1943, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp và quyết định ra bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam”. Đề cương khẳng định:

Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa), ở đó người cộng sản phải hoạt động. Không chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả” [17; tr. 412].

Đảng ta nhận định tính chất văn hóa Việt Nam hiện nay về hình thức là thuộc địa, về nội dung là tiền tư bản. Ảnh hưởng của văn hóa phát xít làm cho tính chất phong kiến, nô dịch trong văn hóa Việt Nam mạnh lên, nhưng đồng

thời chịu ảnh hưởng của văn hóa tân dân chủ, xu hướng trào lưu văn hóa mới của Việt Nam đang cố vượt hết mọi trở ngại để nảy nở.

Đảng chỉ ra những thủ đoạn phát xít trói buộc và giết chết văn hóa Việt Nam:

Chính sách văn hóa của Pháp:

- Đàn áp các nhà văn hóa cách mạng dân chủ chống phát xít.

- Ra tài liệu, tổ chức các cơ quan và các đoàn thể văn hóa để nhồi sọ.

- Kiểm duyệt rất ngặt những tài liệu văn hóa.

- Mua chuộc và hăm dọa các nhà văn hóa.

- Mật thiết liên lạc với tôn giáo để truyền bá văn hóa trung cổ, văn hóa ngu dân v.v.

- Tuyên truyền chủ nghĩa đầu hàng và chủ nghĩa ái quốc mù quáng và hẹp hòi (chauvinisme).

- Làm ra vẻ săn sóc đến trí dục, thể dục và đức dục cho dân.

Chính sách văn hóa của Nhật:

- Tuyên truyền chủ nghĩa Đại Đông Á.

- Gây ra một quan điểm cho người Nhật là cứu tinh của giống da vàng và văn hóa Nhật Bản chiếu rọi những tia sáng văn minh tiến bộ cho các giống nòi Đại Đông Á v.v.

- Tìm hết cách phô trương và giới thiệu văn hoá Nhật Bản (triển lãm, diễn thuyết, đặt phòng du lịch, viện văn hóa, trao đổi du học sinh, mời nghệ sĩ Đông Dương sang thăm nước Nhật, mở báo chí tuyên truyền, tổ chức ca kịch chiếu bóng...).

- Đàn áp các nhà văn chống Nhật và mua chuộc các nhà văn có tài [17;

tr.414].

Đề cương chỉ ra tiền đề của văn hóa Việt Nam: Hoặc là văn hóa Việt Nam sẽ nghèo nàn đi nếu nền văn hóa phát xít (văn hóa trung cổ và nô dịch

văn hóa) thắng, hoặc là văn hóa dân tộc sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới [17; tr. 414].

Đề cương chỉ rõ, “nền văn hóa mà cuộc cách mạng văn hóa Đông Dương phải thực hiện sẽ là văn hóa xã hội chủ nghĩa” [15; tr. 415]. Nhưng cách mạng văn hóa muốn có điều kiện phát triển phải dựa vào cách mạng dân tộc giải phóng. Ba nguyên tắc vận động cuộc vận động văn hóa là: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Muốn các nguyên tắc trên thắng “phải kịch liệt chống những xu hướng văn hóa bảo thủ, chiết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm, v.v. Nhưng đồng thời cũng phải chống xu hướng văn hóa quá trớn của bọn Tờ-rốt-kít” [17; tr. 415-416].

Đề cương văn hóa nêu lên nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa Mác-xít Đông Dương và nhất là những nhà văn hóa mác-xít Việt Nam là phải:

- “Chống lại văn hóa phát xít phong kiến, thoái bộ, nô dịch, văn hóa ngu dân và phỉnh dân.

- Phát huy văn hóa tân dân chủ Đông Dương” [17; tr. 416]

Hơn nữa Đề cương còn nhấn mạnh những công việc phải làm:

a. Tranh đấu về học thuyết, tư tưởng (đánh tan những quan niệm sai lầm của triết học Âu, Á, có ít nhiều ảnh hưởng tai hại ở ta: Triết học Khổng, Mạnh, Đê-các-tơ (Descartes), Béc-son (Bergson), Căng (Kant), Nít-sơ (Nietsche), v.v; làm cho học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng.

b. Tranh đấu về tông phái văn nghệ (chống chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng v.v) làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng.

c. Tranh đấu về tiếng nói, chữ viết:

1. Thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói;

2. Ấn định mẹo văn ta;

3. Cải cách chữ quốc ngữ, v.v [17, tr. 416-417].

Cách vận động của những nhà văn hóa mác-xít là:

a. Lợi dụng tất cả các khả năng công khai và bán công khai để:

- Tuyên truyền và xuất bản.

- Tổ chức các nhà văn.

- Tranh đấu giành quyền lợi thực tại cho các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ v.v.

b. Phối hợp mật thiết phương pháp bí mật và công khai thống nhất mọi hành động văn hóa tiến bộ dưới quyền lãnh đạo của Đảng vô sản mác- xít [17; tr. 417].

Nhìn chung, sự ra đời của bản Đề cương văn hóa đã đánh dấu một bước quan trọng, làm thay đổi toàn bộ đời sống chính trị đối với giới trí thức văn nghệ sĩ, đưa văn nghệ sĩ đến với giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động. Bản Đề cương văn hóa đặt ra nhiệm vụ thúc đẩy công tác văn hóa và phát triển thành một vũ khí đấu tranh cách mạng của giới văn nghệ.

Trên cơ sở này, Hội văn hóa cứu quốc được thành lập và kết nạp thêm nhiều văn sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ và trí thức ở khắp nơi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, một nền văn hóa cách mạng có tính chất dân tộc dân chủ đã được hình thành và phát triển, hỗ trợ đắc lực cho phong trào cách mạng của dân tộc.

Sau khi Việt Minh ra đời đã chủ trương mở rộng phong trào cách mạng ở thành thị, tích cực vận động, tranh thủ trí thức, sinh viên, học sinh, viên chức và tư sản ngả theo cách mạng, ủng hộ Việt Minh. Đề cương văn hóa Việt Nam tiếp tục là một bước đi mới, định hướng cho trí thức cách mạng cống hiến sức mình cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Về phía kẻ thù, thực dân Pháp và phát xít Nhật cũng ráo riết lôi kéo trí thức, sinh viên, học sinh, viên chức và tư sản bằng những khẩu hiệu mị dân, bịp bợm, lừa gạt kết hợp với khủng bố. Thực dân Pháp tung ra thuyết phản động “Gia đình, cần lao, tổ quốc” của Pêtanh, khẩu hiệu “Pháp - Việt phục hưng” và “Pháp - Nam thân thiện”, nhằm lừa bịp, xoa dịu lòng căm phẫn của

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930 1954 (Trang 42 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)