NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở huyện điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 36)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT

Ngày nay, vai trò việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta rất quan trọng. Song, do ảnh hưởng của một số nhân tố, kể cả khách quan lẫn chủ quan nhƣ trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe, tâm lý, và thói quen nông nghiệp... đã làm hạn chế sự tham gia lực lƣợng lao động của họ. Các

nhân tố có nhiều, dưới đây sẽ trình bày một số được cho là quan trọng nhất.

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Một thách thức đối với các nước đang phát triển là số lao động gia tăng rất nhanh, sự gia tăng nhanh lao động có nguồn gốc từ sự gia tăng dân số cao.

Vì vậy, nhân tố về điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng đầu tiên, có khả năng tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến việc làm của người lao động. Chẳng hạn, độ mầu mỡ tự nhiên của đất đai, diện tích canh tác bình quân đầu người, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi hoặc bất lợi cho phát triển các loại cây trồng và con vật nuôi, trữ lƣợng của hầm mỏ, tài nguyên rừng và biển...

Nhƣng thực tế, sự giàu có về tài nguyên không tỷ lệ thuận với khả năng phát triển ổn định của đất nước, dự trữ kinh tế của quốc gia cũng nhƣ sự phát triển ở mức cao trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị.

Trong thực tế, có những nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng với công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến và phương pháp quản lý khoa học đã tạo ra đƣợc nhiều việc làm cho xã hội, trong đó có lao động nông nghiệp bị thu hồi đất.

Ở Việt Nam, từ năm 1945 đến nay, quy mô dân số đã tăng gấp 3 lần. Kết quả tổng điều tra dân số ngày 01.4.2009 cho thấy dân số Việt Nam là 86,7 triệu người, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là 66%. Một đặc điểm nổi bật nhất về lao động ở các nước đang phát triển là đa số

lao động làm việc trong nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của nền kinh tế, đến năm 2009 tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam chiếm 52% lực lƣợng lao động, lao động ngày càng tăng, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Vì vậy, xu hướng chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Mức độ chuyển dịch này nhanh hay chậm tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế khi khu vực công nghiệp thu hút càng nhiều lao động từ nông nghiệp.

Như vậy điều kiện tự nhiên có vai trò và ảnh hưởng lớn tới việc cung cấp điều kiện và yếu tố cho lao động nông nghiệp có thể theo đuổi công việc cũ hay chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất. Khi nghiên cứu cách giải quyết việc làm cần có những thông tin về tài nguyên thiên nhiên thì mới có căn cứ xác định khả năng tạo việc làm cho lao động ngay tại địa bàn nông thôn.

1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế xã hội

Trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương như một nhân tố hai chiều tác động tới giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp mất đất.

Thứ nhất. theo chiều nghịch, chính quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay cùng với tiến trình Công nghiệp hóa và đô thị hóa đã đòi hỏi phải quy hoạch phân bố lại sản xuất và dân cƣ khiến nhiều lao động nông nghiệp bị thu hồi đất hơn;

Thứ hai theo chiều thuận, chính quá trình phát triển kinh tế xã hội sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho lao động và chính nó thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Ngoài ra, chính quá trình phát triển kinh tế xã hội nhanh đã tạo ra nhiều hơn các khoản tích lũy từ đó có thêm cơ sở vật chất để tạo việc làm hơn nữa còn cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn cho lao động.

Cũng chính thành tựu từ phát triển kinh tế cho phép mở rộng quy mô đào tạo nghề cũng nhƣ nâng cao hơn chất lƣợng của các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực nông thôn. Mối quan hệ này trong Kinh tế Phát triển cũng đƣợc đo lường bằng hệ số co dãn giữa Việc làm và tăng trường kinh tế (Bùi Quang Bình 2010).

Ngoài ta quá trình phát triển kinh tế xã hội còn là quá trình hoàn thiện hơn về thể chế chính sách lao động việc làm và sự quan tâm nhiều hơn của chính phủ và các tổ chức xã hội trong việc giải quyết việc làm cho lao động.

1.3.3. Trình độ kỹ thuật và chính sách sử dụng lao động của doanh nghiệp

Trình độ kỹ thuật của các doanh quyết định nhu cầu thuê lao động hay cung việc làm cho lao động. Theo mô hình hàm sản xuất hay mối quan hệ thay thế hay bổ sung nhau giữa lao động và trình độ kỹ thuật của máy móc trang thiết bị sẽ quyết định điều này. Nếu chi phí thuê lao động rẻ hơn thì doanh nghiệp sẽ đầu tƣ công nghệ sản xuất vừa phải để tận dụng điều này và ngƣợc lại sẽ không thuê lao động hay việc làm ít hơn.

Chính sách sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ này hay trình độ công nghệ mà họ có thể có. Nhƣng chính

sách sử dụng lao động còn phụ thuộc vào quan điển với xã hội của chủ doanh nghiệp, nếu họ muốn đóng góp cho xã hội bằng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội sẽ lựa chọn chính sách thâm dụng lao động và ngƣợc lại khi chỉ trú trọng mục tiêu lợi nhuận thì sẽ khác. Thực tế, thuê mướn sử dụng lao động thường kèm theo nhiều chi phí khác ngoài lương thì bảo hiểm xã hội, y tế, hay phúc lợi cho lao động cũng nhiều hơn… Chính vì thể chính sách ƣu đãi khuyến khích sử dụng lao động của chính quyền cũng sẽ có tác động tích cực tới cầu lao động.

1.3.4. Hoạt động của hệ thống đào tạo và tƣ vấn nghề

Hệ thống đào tạo trong nền kinh tế nói chung và ở nông thôn nói riêng nghề có vai trò cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người học theo cầu của các doanh nghiệp. Sản phẩm của họ chính là dịch vụ đào tạo nó phụ thuộc vào trình độ giáo viên chương trình đào tạo và cơ sở vật chất cho đào tạo. Một trong những nguyên nhân khiến lao động nông thôn có tỷ lệ qua đào tạo nghề thấp là vì hoạt động của hệ thống đào tạo nghề ở khu vực nông thôn quá mỏng vừa ít về số lƣợng vừa kém về chất lƣợng.

Do vậy phát triển mạnh hơn nữa hệ thống này có ý nghĩa lớn. Vấn đề đào tạo chuyên môn và tay nghề cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất phụ thuộc vào sự quan tâm của các nhà quản lý cũng nhƣ nhu cầu học tập của bản thân lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Trong quá trình mở cửa hội nhập, Việt Nam phải đồng thời thực hiện quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Vì vậy, một vấn đề đặt ra cho chúng ta cần giải quyết là thừa quá nhiều lao động giản đơn, thiếu lao động có trình

độ, tay nghề. Như vậy, trước ngưỡng cửa của nền kinh tế tri thức, những thách thức đặt ra cho lao động Việt Nam nói chung, lao động nông nghiệp bị thu hồi đất nói riêng đòi hỏi sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong chính sách giáo dục và đào tạo cũng như sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của bản thân lao động trong việc học tập để nâng cao tay nghề và tìm kiếm việc làm.

Ngoài ra tư vấn nghề nghiệp cho người học sẽ giúp họ nhận thức và lựa chọn nghề đào tạo hợp lý vừa phù hợp với khả năng của họ vừa có thể đƣợc tuyển dụng vào doanh nghiệp hay tự mình tạo ra việc làm.

1.3.5. Các yếu tố về tâm lý lao động

Hiện nay, lao động nông nghiệp Việt Nam chiếm trên 52% tổng lao đông, lực lƣợng lao động làm việc chủ yếu trong nông nghiệp và sống ở nông thôn....

Tuy nhiên, so với lao động thành thị, điều kiện sinh hoạt và làm việc của lao động này gắn liền với điều kiện ở nông thôn nên kém hơn.

Cũng do nhiều nguyên nhân khác chi phối, lao động nông thôn thường có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thấp hơn lao động thành thị.

Bên cạnh đó, tính rụt rè, kém tự tin vào chính bản thân mình đang là những trở ngại dẫn đến khó tìm kiếm được việc làm trên thị trường lao động. Mặt khác, hầu hết người lao động của nước ta hiện nay còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, thiếu năng động và sáng tạo, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém; kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm hạn chế, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Điều đó đã ảnh hưởng làm hạn chế cơ hội tìm kiếm và lựa chọn công việc của lao

động nông thôn. Đặc biệt, trong thời kì hội nhập, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề là rất cần thiết.

Do đó, cần phải có cái nhìn đúng đắn về vị trí, vai trò của đối tƣợng lao động này, cũng phải giúp họ tự vƣợt qua tâm lý tự ty, an phận để nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng hơn. Đồng thời, người lao động cần có ý thức cầu tiến, phải phấn đấu vươn lên, nắm bắt cơ hội việc làm để có cuộc sống độc lập về kinh tế, sống có mục đích, biết đối mặt với áp lực…

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở huyện điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)