CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN ĐIỆN BÀN (NAY LÀ THỊ XÃ ĐIỆN BÀN)
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG BỊ
2.1.3. Các yếu tố xã hội
Tổng dân số toàn huyện đến 31/12/2014 là 208.242 người. Trong đó, dân số nội thị chiếm 38,09% so với dân số toàn huyện, dân số ngoại thị chiếm 61,91% so với dân số toàn huyện.
* Tăng trưởng dân số:
Tỷ lệ tăng dân số trung bình của huyện Điện Bàn năm 2014 là 1,35
%. Trong đó, tăng tự nhiên 0,98%, tăng cơ học 0,37%. Nhìn chung biến động dân số của huyện từ năm 2006 đến nay khá lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học có biến động đột biến lớn do quá trình kiến thiết và xây dựng huyện Điện Bàn.
b. Đơn vị hành chính
Huyện Điện Bàn có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 01 thị trấn Vĩnh Điện và 19 xã: Điện An, Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông, Điện Dương, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Minh, Điện Phương, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Hòa, Điện Phong, Điện Trung, Điện Quang.
c. Nguồn lao động
Tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2014 là 139.852 người chiếm khoảng 60,8% dân số. Số lao động chia theo khu vực nhƣ sau :
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn huyện là 65,47%, tính riêng khu vực nội thị là 77,79%.
Chất lƣợng nguồn nhân lực khá cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
chiếm trên 70% trong tổng số lao động, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm trên 50%.
d. Giáo dục và đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có nhiều tiến bộ, với quy mô ngày một mở rộng, chất lƣợng ngày càng nâng lên. Riêng hệ thống giáo dục thuộc huyện quản lý (từ THCS trở xuống ) có 58/69 trường đạt chuẩn quốc gia;
tiến độ thực hiện PCGD các trình độ đạt đƣợc những thành tựu quan trọng:
năm 1997 hoàn thành PCGD tiểu học - xóa mù chữ, năm 2000 hoàn thành PCGD tiểu học đúng độ tuổi, năm 2003 hoàn thành PCGD THCS, năm 2005 hoàn thành PCGDTHCS đúng độ tuổi; năm 2012 hoàn thành PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Hiện nay 20/20 xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi; 20/20 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học. Năm học 2012-2013, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 96,54%, THCS đạt 99,7%, Tiểu học đạt 100%; có 824/3056 em vào Đại học và 583/3056 em vào Cao đẳng. Công tác đào tạo cán bộ, đào tạo nghề, hướng nghiệp, giáo dục cộng đồng đƣợc chú trọng phát triển. Tuy nhiên, ngành giáo dục - đào tạo còn gặp một số khó khăn. Trên một số địa bàn, cơ sở vật chất trường học bị xuống cấp, thiếu các phòng chức năng, thiếu trang thiết bị dạy và học…
e. Y tế, chăm sóc sức khỏe
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng ngừa dịch bệnh đƣợc tiến hành thường xuyên; công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân được quan tâm đúng mức. Hiện nay toàn huyện có 02 bệnh viện, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 01 trung tâm y tế, 20 trạm xá xã (đã có 16/20 xã đạt chuẩn mới của
quốc gia). Năm 2013 các cơ sở y tế trên địa bàn huyện đã khám, điều trị cho 812.063 lƣợt bệnh nhân trong huyện và các huyện lân cận.
f. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật
+ Giao thông đối ngoại
- Quốc lộ 1A chạy qua huyện dài 11,30km : Đoạn từ Đà Nẵng đến ngã ba đường tránh Điện An dài 5,03m được đầu tư mở rộng bê tông nhựa quy mô nền 27m, mặt đường và dải phân cách 23m; đoạn còn lại từ Điện An đến Duy Xuyên có quy mô mặt cắt 15,5m, kết cấu bê tông nhựa, chất lƣợng tốt. Bên cạnh đó có các tuyến tránh Vĩnh Điện, tuyến dẫn cầu Câu Lâu đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho giao thông trên tuyến và giảm lưu lượng xe qua thị trấn, an toàn giao thông được đảm bảo hơn và giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
+ Cấp điện: Nguồn và mạng lưới điện hiện nay cơ bản đảm bảo cung ứng cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
- Nguồn điện sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong toàn huyện được lấy từ lưới điện quốc gia 110KV qua các trạm biến áp trung gian: Trạm 110kV Điện Nam - Điện Ngọc (E153), Trạm 110kV Hội An, Trạm 110kV Đại Lộc, Trạm 110kV Duy Xuyên, Trạm 110kV (E12) Cầu Đỏ.
- Lưới điện trung thế: Lưới điện trung thế 22kV được lấy từ các trạm 110kV rẽ nhánh các xuất tuyến chạy dọc theo các tuyến giao thông phục vụ đến 347 trạm trong toàn huyện. Toàn bộ lưới điện trung thế đƣợc đi trên trụ bê tông li tâm 12m -14m những vị trí rẽ nhánh hoặc cuối tuyến mạng đi trên trụ sắt do ngành điện quản lý. Hầu hết mạng lưới điện
trung thế đã đƣợc cải tạo và nâng cấp đảm bảo việc cấp điện lâu dài cho sau này.
- Lưới điện hạ thế: Đã có 20/20 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện có điện. Toàn bộ mạng lưới điện hạ thế trong khu vực thiết kế theo mạng hình tia 3 pha 4 dây đi trên trụ bêtông li tâm 8,4m do ngành điện và 14 HTX kinh doanh điện quản lý.
+ Cấp nước
- Trên địa bàn hiện có nhà máy nước tại xã Điện Thọ với công suất thiết kế là 10.000 m3/ngày đêm cung cấp nước cho thị trấn Vĩnh Điện và các xã lân cận dọc quốc lộ 1A nhƣ Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Nam, Điện Thắng Trung, Điện An, Điện Minh, Điện Phương, Điện Nam. Trạm điều phối tại thị trấn Vĩnh Điện có chức năng cung cấp cho thành phố Hội An.
- Ngoài ra, tỉnh đang đầu tƣ tại Cụm CN Trảng Nhật nhà máy cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất quy mô 5.000m3/ngày đêm phục vụ cho Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc và khu vực Điện Hòa, Điện Thắng.