Khái niệm văn bản

Một phần của tài liệu Những vấn đề mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh phổ thông (Trang 24 - 27)

Năm 1974, khi bàn về ngôn ngữ học văn bản, H. Isenberg đã nêu lại một số nét chung của văn bản: “Với câu hỏi về các nét chung của tất cả các văn bản – văn bản “có kết cấu” cũng như văn bản “không có kết cấu” – chúng tôi đã trả lời bằng cách kể ra những đặc trưng như chuỗi nối tiếp tuyến tính của câu, biên giới phía trái và phía phải, tính kết thúc tương đối và tính liên kết”.

Trong công trình “Liên kết trong tiếng Anh” năm 1976, M.A.K. Halliday và R. Hasan đã bàn về những đặc trưng của văn bản như sau: “Từ văn bản được dùng trong ngôn ngữ học để chỉ một đoạn nào đó, được nói ra hay được viết ra, có độ dài bất kỳ, tạo lập được một tổng thể hợp nhất. Chúng ta biết như một nguyên tắc chung rằng một mẫu ngôn ngữ của chính chúng ta hoặc tạo thành

được một văn bản hoặc không. Sự phân biệt giữa một văn bản và một tập hợp những câu không có quan hệ với nhau suy cho cùng là vấn đề mức độ, và ở đây luôn luôn có những trường hợp mà đối với chúng thì chúng ta không định chắc được – điều này có thể thường gặp đối với nhiều giáo viên khi đọc các bài làm văn của học sinh (chúng tôi nhấn mạnh). Tuy nhiên, điều đó không làm mất hiệu lực của nhận xét chung cho rằng chúng ta cảm nhận được sự phân biệt giữa cái là văn bản với cái không là văn bản. […]”

1.1.2.1. Mt s quan nim v văn bn

Hiện nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về văn bản. Có quan niệm cho rằng văn bản là biểu hiện sự kiện nói bằng các dạng viết “written text” hoặc là đơn thoại không tương tác (non-interactive monolongue). Có quan niệm lại cho văn bản là cái kiến trúc lý luận trừu tượng mà diễn ngôn sẽ hiện thực hóa nó (V. Dijk), vì thế mới có liên kết văn bản (textual cohesion) và mạch lạc diễn ngôn (discourse coherence). Liên kết văn bản được nhận diện qua bề mặt từ ngữ, qua ngữ pháp và qua sự triển khai mệnh đề, còn mạch lạc diễn ngôn là hoạt động giữa các hành động nói (H.G. Widdowson). Guy Cook có cách nhìn tương tự rằng văn bản là một chuỗi ngôn ngữ lý giải được ở mặt hình thức, bên ngoài ngữ cảnh. v.v.

Còn theo M.A.K. Halliday thì “Văn bản là một đơn vị nghĩa, một đơn vị không phải của hình thức mà là của ý nghĩa. Nó không phải được gồm từ những câu mà là được hiện thực hoá hoặc được ký mã vào những câu”. [36, tr.1-2]

Trong quyển The Encyclopedia of Language and Linguistics(1994), văn bản được xác định như sau: “Văn bản: 1. Một quãng được viết hay được phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc, đề tài – chủ đề, v.v… của nó, hình thành nên một đơn vị, như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường v.v… 2. Văn học. Trước hết được coi như một tài liệu viết, thường đồng nghĩa với sách, […] 3. Trong PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN, đôi khi được

đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn được dùng bao gồm cả văn bản”. [ 8, tr.201-202]

Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là phần tử. Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung.

Nói một cách cụ thể, “Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài … loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường…”.

[6, tr.50]

Định nghĩa về văn bản rất phong phú và đa dạng, được xác định từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các quan niệm trên có một số nét chung, có thể được khái quát lại như sau: Văn bản là đơn vị của ngôn ngữ trong sử dụng, không xác định kích cỡ, khác với câu về mặt chủng loại. Văn bản có thể ở dạng nói hay dạng viết; có thể dài hay ngắn; có cấu trúc; có đề tài, tiêu biểu như một tác phẩm văn học, một bài báo, một bài văn viết/ nói, một quyết định, v.v.

1.1.2.2. Khái nim văn bn trong sách giáo khoa ph thông

“Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp”. [15, t.1, tr.17]

Định nghĩa này được vận dụng từ cách hiểu văn bản phổ biến trong nhiều tài liệu về Việt ngữ học, phù hợp khả năng nhận biết của học sinh phổ thông.

Từ khái niệm trên, điều quan trọng cần chú ý là văn bản có chủ đề thống nhất, liên kết, mạch lạc và vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp từng loại như: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính, v.v.

Nói tóm lại, quan niệm của chúng tôi trong luận án này: Văn bản là một đơn vị giao tiếp bằng lời hay bằng chữ viết, có thể dài hay ngắn, có đề tài,

có cấu trúc và mạch lạc. Như vậy, bài tập làm văn của học sinh phổ thông được xem là một dạng của văn bản.

Một phần của tài liệu Những vấn đề mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh phổ thông (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(260 trang)