Cấu trúc đoạn văn

Một phần của tài liệu Những vấn đề mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh phổ thông (Trang 46 - 56)

1.2 Đoạn văn trong văn bản

1.2.3. Cấu trúc đoạn văn

Trong chương này, chúng tôi giới thiệu một số cấu trúc đoạn văn mà học sinh có thể áp dụng trong quá trình tạo lập văn bản tập làm văn viết.

1.2.3.1. Đon văn có câu ch đề

Đây là đoạn văn thường được sử dụng trong văn bản viết, đặc biệt là văn bản tập làm văn của học sinh phổ thông. Căn cứ vào vị trí câu chủ đề, ta có:

đoạn văn diễn dịch, đoạn văn quy nạp và đoạn văn diễn dịch quy nạp.

Câu chủ đề ở đây có thể hiểu là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính. Câu chủ đề đặt ở đầu đoạn văn thường mang nội dung khái quát như một luận điểm nên có thể gọi là câu chủ đề mở và ở cuối đoạn văn thường có tính chất khép lại nội dung nên gọi là câu chủ đề kết.

Câu chủ đề là câu được in đậm trong các ví dụ sau.

a. Đoạn văn diễn dịch

Đây là đoạn văn bắt đầu bằng câu chủ đề, phần còn lại là phần luận giải.

VD (7): (1)Dy văn chương ph thông có nhiu mc đích. (2)Trước hết, nó tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù- lao động nghệ thuật. (3)Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng cho hay. (4)Dạy văn chương cũng là một trong những con đường của giáo dục thẩm mĩ. (54, tr.21)

Có thể minh hoạ đoạn văn diễn dịch trên bằng sơ đồ 1.6 sau.

Câu 2 Câu 3 Câu 4

Câu 1 (câu chủ đề mở)

Sơ đồ 1.6: Cấu trúc đoạn văn diễn dịch

VD (8): Truyn Mt đám cưới” ca Nam Cao là mt truyn cm động. Chao ôi, người nông dân ngày xưa thật cực khổ đủ đường. Đọc xong truyện cứ thấy đau xót đến ngẩn ngơ trước một cái làng Việt Nam tiêu điều xơ xác, có một đám cưới mà mặt người đưa dâu buồn như là đưa ma, nhà trai nhà gái vẻn vẹn chỉ có sáu người, kể cả đứa bé còn phải cõng, quần áo thì rách rưới lôi thôi, lầm lũi dắt díu nhau đi vào cái ngõ tre hun hút dưới bóng chiều ảm đạm. (Bài làm của học sinh)

Kiểu đoạn văn này rất thường gặp trong các văn bản nghị luận. Câu chủ đề chính là luận điểm.

b. Đoạn văn quy nạp

Đoạn văn quy nạp là đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn. Luận án trích dẫn một số các ví dụ sau.

VD (9): (1)Bàn tay nhỏ của em ta cũng trở thành vũ khí. (2)Bộ ngực nở nang của người yêu ta cũng trở thành vũ khí. (3)Tấm thân còm cõi của mẹ ta cũng trở thành vũ khí. (4)Lời nói duyên dáng đậm đà của cô hàng xóm ở góc chợ nay cũng trở thành vũ khí. (5)Tt c đều gieo tan rã và cái chết lên đầu gic. (78, tr.152)

Đoạn văn quy nạp ở ví dụ (9) có thể khái quát thành sơ đồ 1.7.

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4

Câu 5 (câu chủ đề kết)

Sơ đồ 1.7: Cấu trúc đoạn văn quy nạp

VD (10): Chính quyền nhân dân ta vững chắc. Quân đội nhân dân hùng mạnh. Mặt trận dân tộc rộng rãi. Công nhân, nông dân và trí thức được rèn luyện thử thách và tiến bộ không ngừng. Nói tóm li: lc lượng ca chúng ta to ln và ngày càng to ln. (Hồ Chí Minh)

VD (11): Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoản* . Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tt c đều hướng vào cái đẹp du dàng, thanh lch, duyên dáng và có quy mô va phi. (21, t.2, tr.161)

(* -> vừa phải)

VD (12): Các chi tiết cho thấy đối với cuộc sống hiện tại, Mị đã trở thành một người hoàn toàn vô cảm, không phản ứng, không suy nghĩ, mọi việc đều làm theo thói quen. Điều này chứng tỏ sự áp bức bất công cực kỳ sâu nặng, đến mức Mị từ bỏ mọi đòi hỏi của một con người. M đã sng như mt công c. (Bài làm của học sinh)

Câu chủ đề trong các ví dụ (9, 10, 11, 12) là những câu in đậm, nêu nhận định tổng quát các nội dung trình bày trong đoạn văn. Dạng đoạn văn này thường được giáo viên hướng dẫn sử dụng trong phần kết thúc vấn đề ở bài làm văn.

c. Đoạn văn diễn dịch - quy nạp

Đoạn văn được cấu tạo ba phần: câu chủ đề mở đoạn, phần luận giải, câu chủ đề kết đoạn. Loại đoạn văn này khá phức tạp, thích hợp cho phần kết bài.

VD (13): (1)Bà lão y h con sut mt đêm. (2)Bao giờ cũng vậy, cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. (3)Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. (4)Mà cũng đúng như thế thật. (5)Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. (6)Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. (7)Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. (8)Thế mà chưa cho mẹ nhờ được một tí, nó đã lăn cổ ra nó chết.(9) Công bà thành công toi. (6, tr.293)

Ví dụ (13) có thể khái quát bằng sơ đồ 1.8 sau.

Câu 1 (câu chủ đề mở)

Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8

Câu 9 (câu chủ đề kết)

Sơ đồ 1.8: Cấu trúc đoạn văn diễn dịch quy nạp

VD (14): Chiu ti là mt bài thơ hay ca H Chí Minh. Bài thơ cho thấy một vẻ đẹp trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Người sẵn sàng quên đi nỗi cay đắng, bất hạnh của mình để lây với niềm vui bình dị của một cảnh sống đời thường. Đây là cht nhân văn cao c H Chí Minh. (151, tr.115)

VD (15): Rng xa nu vn sinh sôi, vn sng. Có loại xà nu mà đạn đại bác chỉ có thể để lại trên thân cây cường tráng những vết thương chóng lành.

Cũng có cây gục ngã. Song “cạnh một cây mới ngã gục, đã có bốn năm cây con

mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Bản năng tự bảo tồn, sự thèm khát vươn tới bầu trời và ánh sáng đã khiến rừng cây ấy chiến thắng đạn bom. Ti mt nơi như thế này, s sng vn mnh hơn cái chết, s sng vn luôn luôn bt dit trong s hu dit. (Bài làm của học sinh)

Dạng mà câu chủ đề đặt ở giữa đoạn có thể gọi là quy nạp - diễn dịch.

VD (16): Cụ Sóng vò lúa. Bàn chân to, ngoàm nghiến nát từng lượm. C là người làm rung không cn cày, không có trâu, không kéo đá, ch có cái cuc, hai bàn tay và bp chân. Ngày trước, cả xóm Bắc Đồng này cũng hoang mặn mênh mông một màu xanh đậm xanh nhạt toàn giống cỏ lác phẳng lì xuống tận bờ bể Diêm Điền như khoảng đồng trống bây giờ ở bên kia cống Trà Linh. Cụ Sóng đã ra đây, tay không phá hoang. Lịch sử cả xóm này cũng là như thế. (Bài làm của học sinh)

1.2.3.2. Đon văn không có câu ch đề

Đây là loại đoạn văn được xây dựng theo kiểu kết cấu song hành, móc xích. Kết cấu này thường được dùng trong các trường hợp miêu tả, tự sự; liệt kê các sự kiện, hiện tượng đồng loại theo một trình tự nhất định. Đây là kiểu đoạn văn thường được vận dụng. Đoạn văn không có câu chủ đề gồm các kiểu đoạn văn sau.

a. Đoạn văn song hành

Vai trò, vị trí của các câu trong đoạn văn này có tầm quan trọng như nhau. Nếu thay đổi được vị trí thì các câu trong đoạn sắp xếp tự do. Nội dung ít gắn kết với nhau hơn. Nếu các câu không thể hoán đổi vị trí cho nhau được thì thường được sắp xếp theo trật tự tuyến tính nhất định. Trật tự này do nội dung ý nghĩa quy định nên gắn kết chặt chẽ với nhau.

+ Trật tự tự do - Cùng một chủ thể.

VD (17): (1)Các bài thơ của Bác, đẹp ở chữ, ở lời, ở câu, ở bố cục cân đối, hài hoà. (2)Đẹp ở hình tượng, phong cảnh; đẹp ở cảm xúc, âm thanh, nhạc điệu, hình khối. (3)Đẹp vì tứ cao, ý sâu. (4)Đẹp vì giản dị, lộng lẫy, hùng vĩ, cao cả. (54, tr.132)

Thứ tự các câu trong đoạn văn trên đã được tác giả sắp xếp một cách nghệ thuật nhưng có thể hoán đổi vị trí câu (3) và (4). Có thể minh hoạ như sau.

Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 1

Sơ đồ 1.9: Cấu trúc đoạn văn song hành tự do - Không cùng một chủ thể, một đối tượng.

VD (18): (1)Trong khoảnh khắc, sương ửng lên như một làn mây da cam.

(2)Bao nhiêu người trên núi reo lên một tiếng, tôi không thể nghe biết ra thế nào. (3)Tất cả quay mặt về đằng ấy. (4)Làn sương tan rất nhanh, mây và sương chen nhau loáng thoáng. (5)Tiếng người reo không ngớt. (6)Tiếng trống phập phình, phập phình. (7)Tiếng tụng kinh như hát. (Tô Hoài)

Chủ thể trong các câu trên (các từ ngữ gạch dưới) khác nhau. Có thể thay đổi vị trí các câu: câu (4) chuyển sang trước câu (2) và câu (5), (6), (7) có thể hoán đổi vị trí cho nhau được...

+ Trật tự tuyến tính

VD (19): (1)Nhà sử học Táclê đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu Napoleon Bonaparte. (2)Chắc hẳn là phải có thêm nhiều trí tuệ, nhiều tâm huyết và nhiều cuộc đời dành hẳn cho một danh nhân kiệt xuất của thế kỷ như Hồ Chí Minh của chúng ta. (151, tr.115)

Nội dung của câu hai được trình bày theo kiểu lập luận so sánh hơn

“thêm”, “nhiều” so với câu một. Câu (1) chính là đòn bẩy để câu (2) xuất hiện với ý đồ của người viết là muốn nhấn mạnh nội dung của câu (2). Do vậy, không thể hoán đổi vị trí của hai câu.

Câu 1 Câu 2

Sơ đồ1.10: Cấu trúc đoạn văn song hành tuyến tính

VD (20): Sở dĩ Xuân Diệu tham lam tình yêu, chất chứa vào lòng, không chán, không đủ, không nguôi, là bởi thi sĩ rất sợ cô độc. Ông muốn biến ra nhiều thân, hóa thành muôn, ức, triệu, vì ông thấy người ta đều trơ trọi một mình. Ông tìm gần gụi vì ông quá riêng tây, ông thấy nỗi mênh mông của tâm hồn nên ông muốn thành một cây kim để hút vào mình thiên hạ. (160, tr.325)

Các câu trong VD (20) được triển khai theo dạng: A-> B. A-> C. A-> D.

Các câu có cùng một chủ thể và phần thuyết được trình bày theo thứ tự tăng dần từ “rất sợ cô độc” đến “biến nhiều thân” nhưng cũng còn cảm giác “trơ trọi” để

cuối cùng “muốn thành một cây kim hút vào mình thiên hạ” nên cũng không hoán đổi vị trí.

VD (21): (1)Mị là cô gái hiếu thảo, tài hoa, trẻ đẹp, từng có tình yêu và thiết tha yêu đời và lẽ ra là cuộc đời sẽ tốt đẹp. (2)Nhưng số phận không an bài như thế mà bắt nàng về làm dâu gạt nợ nhà thống lý Pátra. (3)Nơi đây Mị bước sang một trang đời đầy tăm tối, tất cả như xô dạt về hướng lụi tàn, không gì cứu vãn được. (Bài làm của học sinh)

Nội dung hai câu (1) và câu (3) tương phản, câu (2) vừa có tác dụng chuyển ý vừa giới thiệu để gắn kết giữa các câu với nhau. Như vậy, ý nghĩa của các câu quy định vị trí trước sau của chúng. Mặc dù vai trò của các câu là tương đương, song song với nhau nhưng không thể sắp xếp vị trí của chúng một cách tuỳ tiện được.

Sau đây là một số cách trình bày đoạn văn song hành trong các mối quan hệ về nội dung.

- Quan hệ đồng thời

Các câu trong đoạn văn biểu đạt những nội dung diễn ra gần như đồng thời. Quan sát đoạn văn dưới đây.

VD (22): (1)Giời chớm hè. (2)Cây cối um tùm. (3)Cả làng thơm. (4)Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. (5)Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. (6)Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. (7)Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. (8)Chúng đuổi cả bướm. (9)Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. (10)Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi. (15, t.1, tr.110)

Các hoạt động gần như diễn ra đồng thời, trong một khoảnh khắc nhất định, nhưng do cách sắp xếp tuần tự nên các sự việc diễn ra logic, nội dung gắn kết chặt chẽ. Có thể minh hoạ bằng sơ đồ 1.11 sau.

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9

Sơ đồ1.11: Cấu trúc đoạn văn theo quan hệ đồng thời của VD (22) VD (23): Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê,

chè,… tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối, hoặc quây quần trên những ngọn đồi.

(146, t.1, tr.72)

- Quan hệ thời gian

Các câu diễn đạt sự việc được sắp xếp theo thứ tự thời gian, việc nào xảy ra trước để trước, việc nào xảy ra sau để sau.

VD (24): (1)Hoàng hôn. (2)Bóng tối nhập nhoạng qua khe lá xuống chầm chậm. (3)Phía núi bắt đầu mưa. (4)Ở bãi trú quân, mọi người đã nằm gọn trên võng. (5)Gió mỗi lúc một mạnh. (6)Rừng gào lên. (7)Đêm sập xuống rất nhanh. (8)Tất cả đều đen kịt. (9)Gió càng dữ. (10)Mưa gió như muốn cuốn băng mái lều mỏng manh. (54, tr.130)

Sự việc trong ví dụ (24) được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Có thể biểu diễn bằng sơ đồ 1.12 sau.

Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 1

Sơ đồ 1.12: Cấu trúc đoạn văn theo quan hệ thời gian của VD (24) Một số ví dụ có cấu trúc đoạn văn tương tự như trên.

VD (25): Lí cựu vớ miếng mảnh chậu ở cạnh cột đình, toan rạch vào trán. Trương tuần vội vàng chạy đến giật được, vứt đi. Hắn xốc vào nách lí cựu và vực ra cửa. Rượu, thịt, rau, đậu, tự trong miệng ông lí cựu thông thốc tuôn ra thềm đình. (Ngô Tất Tố)

VD (26): Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt.

Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh. (146, t.1, tr.32)

- Quan hệ không gian

Các nội dung trong đoạn văn có quan hệ với nhau về không gian có thể được sắp xếp theo vị trí từ gần đến xa hoặc ngược lại, từ trái sang phải hoặc ngược lại, từ trong ra ngoài hoặc ngược lại, xung quanh, v.v.

VD (27): Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê. (146, t.2, tr.104)

VD (28): Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc

giữa những bụi lúp xúp nôm na như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước. (15, t.2, tr.39)

VD (29): Đôi lọng xanh nằm tráo đầu đuôi trước cửa đại đạo. Cái trống và cái đòn tre trơ trỏng lăn bên tường bao lan. Chín mười lá cờ rũ rượi, rủ dưới giọt đình. (Ngô Tất Tố)

Các câu trong đoạn văn trên được sắp xếp theo chiều xê dịch tới, nhân vật từ vị trí khởi điểm đến một vị trí khác, ở ví dụ (27), từ ven làng đến tít chân đê; ở ví dụ (28), chạy dọc theo dòng sông; ở ví dụ (29), diễn tả ở trước – ở bên – ở dưới theo một trình tự xung quanh rất chặt chẽ.

VD (30): (1)Một giờ, hai giờ, một ngày, hai ngày cho đến năm ngày đêm, nước đã vào đến ruộng, cờ đã mọc ngay giữa cánh đồng đang chết khát.

(2)Nước đã chảy reo quanh chân lúa. (3)Lúa rung lên. (4)Lòng người cũng rung lên. (5)Nước đang lấp dần các vết thương nứt nẻ. (6)Hình tam giác, lục giác, bát giác đã nối liền thành một khối. (7)Nước chảy tràn ra, tràn mãi ra, triền miên. (8)Một sào, hai sào, một mẫu, hai mẫu, rồi hàng trăm ngàn mẫu uống nước, uống mãi (9, tr.96)

Trong ví dụ (30), nội dung của câu (1) được biểu đạt theo trình tự về thời gian, còn các câu (2, 5, 6, 7, 8) đều được sắp xếp mở rộng dần theo trình tự không gian từ trong ra ngoài. Như vậy, trong một đoạn văn có thể kết hợp nhiều loại tŕnh tự nhưng phải đảm bảo logic sự việc.

- Quan hệ bổ sung

Nội dung các câu trong đoạn bổ sung ý nghĩa cho nhau cùng tập trung về một sự việc, hiện tượng.

VD (31): (1)Phải có bốn năm người hoặc vài ba người có mặt khi việc xảy ra. (2)Mọi người tai đều đã nghe, mắt đều đã thấy. (3)Có như vậy, các tang chứng mới chắc chắn. (146, t.2, tr.56)

VD (32): (1)Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. (2)Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. (146, t.2, tr.72)

Trong ví dụ (31), nội dung câu (2), (3) giải thích bổ sung lý lẽ làm tăng ý nghĩa khẳng định cho câu (1). Ở ví dụ (32), câu (2) bổ sung thêm chi tiết để làm rõ nội dung cho chủ thể trống đồng Đông Sơn nêu ở câu (1).

Một phần của tài liệu Những vấn đề mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh phổ thông (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(260 trang)