Các biện pháp xử lý nước dằn hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá những nguy cơ của việc xả nước dằn tàu tới môi trường biển tại các khu vực cảng biển hải phòng và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 22 - 26)

1.5.1. Biện pháp xử lý trên thế giới.[4]

Trên thế giới hiện nay ngoài việc quản lý nước dằn theo các điều luật trong công ước quốc tế, mà còn xử lý nước dằn theo các phương pháp như:

a. Phương pháp xử lý bằng trao đổi nước.

Nguyên tắc xử lý nước dằn thường được áp dụng phổ biến hiện nay là trao đổi nước dằn tàu ngoài biển khơi sẽ hạn chế tối đa sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai

•Mặt thuận lợi:

- Bởi vì sự trao đổi nước được tiến hành trong hành trình của tàu nên không mất thời gian cho việc xử lý nước dằn tàu.

- Không cần thêm thiết bị máy móc và rất dễ dàng áp dụng cho các loại tàu.

•Mặt hạn chế:

- Khó có thể lấy hết hoàn toàn bùn lắng và phần nước ở đáy khoang chứa nước dằn.

- Các sinh vật bám ở thành khoang không dễ dàng để loại bỏ chúng.

- Trong quá trình trao đổi nước tàu sẽ không an toàn khi gặp các cơn bão hay biển động ngoài khơi.

b. Phương pháp xử lý bằng hóa chất ( Biocide )

Sử dụng Biocide là hóa chất như chất tẩy rửa giúp diệt các loài sinh vật.

Ozone thường được sử dụng như là chất khử trùng nước

•Mặt thuận lợi:

- Máy móc sử dụng trong phương pháp này không cần bảo trì nhiều . - Ozone có tác dụng trên nhều vi sinh vật.

- Gluterandehyde là chuyển hóa nhanh khí thải vào môi trường tạo khí CO2 , là một chất an toàn.

•Mặt hạn chế:

- Kích thước của máy móc bị hạn chế khi lắp đặt trên tàu.

- Khi sử dụng Biocide rất nguy hiểm cho thủy thủ trong lúc thao tác với hóa chất này, vì vậy cần huấn luyện thủy thủ về tính an toàn của Biocide.

- Ozone không thể loại bỏ được những sinh vật có kích thước lớn.

- Kích thước máy móc lớn, phản ứng giữa Ozone và các thành phần khác trong nước biển sẽ tạo ra chất độc hại cho môi trường.

c. Phương pháp xử lý bằng nhiệt.

Nước biển được bơm qua đường ống dẫn nước dằn tàu . Sau đó nước biển được gia nhiệt qua trao đổi nhiệt với nước ngọt sử dụng làm lạnh máy móc trên

tàu. Nước biển sau khi được đun đến nhiệt độ yêu cầu sẽ được bơm vào khoang chứa nước dằn, và ở đây chính sức nóng sẽ tiêu diệt vi sinh vật.

•Mặt thuận lợi:

- Không sử dụng hóa chất độc hại.

•Mặt hạn chế:

- Đòi hỏi phải lắp đặt hệ thống ống sao cho nước dằn tàu tiếp xúc tốt với nhiệt.

- Các xác chết của vi sinh đôi khi phải được lọc trước khi bơm ra ngoài.

e. Phương pháp xử lý bằng lọc.

Nước dằn tàu có thể được lọc trước khi đưa vào khoang và trong quá trình thải. Tuy nhiên màng lọc không loại bỏ được các vi sinh vật mà chỉ loại bỏ được sinh vật có kích thước lớn.

•Mặt thuận lợi:

- Sinh vật được giữ lại trên màng lọc, hạn chế được sự di cư của sinh vật ngoại lai

•Mặt hạn chế:

- Chi phí cao để lắp đặt máy móc thiết bị, đường kính của màng lọc càng nhỏ thì giá càng cao.

f. Xử lý bằng phương pháp khác.

Hiện nay các tia UV được sử dụng để khử trùng trong bệnh viện để giết chết vi sinh vật và tránh lan truyền bệnh. Đèn UV được nghiên cứu sử dụng cho việc xử l nước dùng cho đô thị thay thế phương pháp xử lý nước bằng chlorine.

Phương pháp này rất hiệu quả đối với vi sinh vật vì vậy cần nghiên cứu kết hợp với các phương pháp khác nhằm tăng tính hiệu quả của nó trong việc xử lý nước dằn tàu. Bất lợi là tia UV không hiệu quả khi nước chứa nhiều chất cặn lơ lửng, vì vậy nước dằn tàu cần lọc trước khi dùng tia UV.

Mặc dù có nhiều phương pháp được đề nghị nhưng không có phương pháp nào thực sự hiệu quả trong việc xử lý nước dằn tàu.

1.5.2. Biện pháp xử lý ở Việt Nam

Việt Nam nên xây dựng và xác định vùng xả thải nước dằn rồi đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng hóa chất, vì trong nước dằn có chứa các vi sinh vật, dùng hóa chất có thể tiêu diệt các loài sinh vật có hại đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá những nguy cơ của việc xả nước dằn tàu tới môi trường biển tại các khu vực cảng biển hải phòng và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w