Tổng quan cáng biển khu vực Hải Phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá những nguy cơ của việc xả nước dằn tàu tới môi trường biển tại các khu vực cảng biển hải phòng và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 26 - 33)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NHỮNG NGUY CƠ CỦA VIỆC XẢ NƯỚC

2.1. Tổng quan cáng biển khu vực Hải Phòng

Hải Phòng có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, và an ninh, quốc phòng của vùng Đông Bắc Bộ và cả nước, nằm trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm, là cửa ngõ ra biển quan trọng bậc nhất của các tỉnh phía Bắc, với hệ thống cảng biển phát triển từ rất sớm, từ những năm 70 thế kỷ 19.

Hệ thống cầu, bến cảng và luồng hàng hải tại khu vực Hải Phòng trong những năm qua đã được Nhà nước quan tâm đầu tư, nâng cấp.

Đồng thời các doanh nghiệp khai thác cảng đã chú trọng cải tạo, nâng cấp, đầu tư mới các trang thiết bị bốc xếp, mở rộng cầu bến, cải tiến công nghệ bốc xếp, tổ chức nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân dịch vụ khai thác cảng.

Bảng 2.1 Khoảng cách từ Cảng Hải Phòng tới một số cảng biển

Cảng Hải lý Cảng Hải lý

Đà Nẵng 320 Klang 1.528

Sài Gòn 799 Penang 1.730

Zhang Ziang 200 Busan 1.749

Hongkong 500 Vladivostok 2.114

Manila 885 Kobe 2.141

(Nguồn: haiphongport.com.vn)

Theo Quyết định số 1433/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam ban hành ngày 21/4/2014, tính đến nay, cảng biển Hải Phòng có 42 bến cảng:

Bảng 2.2 Danh sách các cảng biển thuộc khu vực Hải Phòng

STT Tên cảng

1 Bến cảng Hải Phòng 2 Bến cảng Vật Cách

3 Bến cảng đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 4 Bến cảng liên doanh phát triển Đình Vũ 5 Bến cảng xăng dầu Đình Vũ

6 Bến cảng Đoạn Xá 7 Bến cảng Transvina 8 Bến cảng Hải Đăng

9 Bến cảng container Việt Nam (Viconship) 10 Bến cảng container Chùa Vẽ

11 Bến cảng Cửa Cấm 12 Bến cảng Thủy sản II 13 Bến cảng Thượng Lý 14 Bến cảng Gas Đài Hải

15 Bến cảng Total Gas Hải Phòng 16 Bến cảng xăng dầu Petec Hải Phòng 17 Bến cảng khí hóa lỏng Thăng Long 18 Bến cảng đóng tàu Bạch Đằng 19 Bến cảng Caltex

20 Bến cảng công nghiệp tàu thủy Nam Triệu 21 Bến cảng đóng tàu Phà Rừng

22 Bến cảng Lilama Hải Phòng 23 Bến cảng cá Hạ Long

24 Bến cảng cơ khí Hạ Long 25 Bến cảng dầu K99

26 Bến cảng Biên Phòng 27 Bến cảng Công ty 128

28 Bến cảng thiết bị vật tư Chùa Vẽ 29 Bến cảng Đông Hải

30 Bến cảng Hải An 31 Bến cảng Tiến Mạnh

32 Bến cảng tổng hợp Đình Vũ

33 Bến cảng trang trí của Công ty 189 34 Bến cảng Công ty Sông Đà 12 35 Bến cảng Nam Hải

36 Bến cảng công ty vận tải và cung ứng xăng dầu

37 Bến cảng DAP (hóa chất VN) 38 Bến cảng PTSC Đình Vũ

39 Bến cảng công ty Hóa dầu quân đội 40 Bến cảng Công ty TNHH MTV 189 41 Bến cảng xăng dầu KCN Đình Vũ

42 Bến cảng Công ty CP Dầu khí Hải Linh Hải Phòng (Nguồn: vinamarine.gov.vn)

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí địa lý và luồng vào cảng Hải Phòng (Nguồn: haiphongport.com.vn)

2.1.2. Hệ thống luồng vào cảng [1]

Luồng hàng hải Hải Phòng có tổng chiều dài khoảng 105 km, được lắp đặt các trang thiết bị, phao tiêu báo hiệu hàng hải theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn cho tàu ra, vào khu vực cảng biển Hải Phòng 24/24 giờ trong ngày.

Bảng 2.3 Thông tin luồng Hải Phòng

STT Tên luồng Chiều

rộng(m)

Chiều dài(km)

Độ sâu (m)

Ghi chú

1 Lạch Huyện 100 17,7 -6,7 F0 - F19,24

2 HàNam 80 5,9 -6,0 F19,24 - F27,32

3 Bạch Đằng 80 9,6 -6,0 F27,32 - F52

4 Sông Cấm 80 9,8 -6,6 F52 - Thượng lưu Cảng Nam Hải 50m

Sông Cấm 80 -5,8 Thượng lưu Cảng Nam Hải-Bến Bính

5 Nam Triệu 100 19,4 -1,0

-2,2

F0 - 19 F19 - 20

6 Vật Cách 60 9,7 -3,2 Bến Bính - Hạ Lưu Cầu Kiền 200m

7 Phà rừng 80 13,9 -3,6 Cửa kênh - F BĐ 5,6

80 -2,2 BĐ 5,6 - F15,16

Sông Giá 50 -1,9 F15,16 - NMDT FR

8 Vũng quay tàu R=110m -4,5 C6,7 CHP

Vũng quay tàu R=130m -6,5 Trước cảng Đình Vũ Vũng quay tàu R=110m -4,8 Hạ lưu Cảng Cấm

9 Kênh Cái Tráp 55 4,5 - 0,5

Đầu kênh nối tiếp luồng sông Chanh,cuối kênh nối tiếp luồng Bạch Đằng

10 Sông Chanh 80 14,2 - 1,7

11

Luồng nhánh kênh Tráp đến cửa Kênh Đình

100 -0,6

(Nguồn: Cảng vụ Hải Phòng)

2.1.3. Hoạt động của cảng Hải Phòng Lượng tàu ra-vào cảng

Bảng 2.4 Khối lượng hàng hoá, lượt tàu thông qua cảng Hải Phòng giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012

(Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam, 2012) Trong những năm gần đây, lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển Hải Phòng tăng trưởng nhanh và ổn định: năm 2010, hệ thống cảng biển Hải Phòng đã thông qua gần 40 triệu tấn hàng hóa, năm 2012 sản lượng hàng hóa thông qua các cảng trên địa bàn đạt trên 50 triệu tấn, tăng trên 130% so với năm 2010.

Tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong các năm qua của hàng hoá đạt 19%/năm và hàng container đạt 29%/năm. Lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng Hải Phòng tăng khoảng 600% trong vòng 10 năm qua.Theo quy hoạch, dự báo lượng hàng hóa thông qua nhóm cảng phía Bắc đến năm 2020 là 146 – 176 triệu tấn/năm.

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

So sánh 2006-

2012 Tổng khối

lượng hàng hoá (triệu tấn)

16,5 24,14 29,1 33,4 38,4 43,0 50,06 303%

Tổng số lượt tàu (lượt)

9.560 11.47 12.62 13.66 15.17 15.63 14.93 156 % Tổng tấn

PTTNĐ (triệu tấn)

3,74 4,52 5,25 5,49 6,14 7,10 7,40 198 %

Tổng số lượt PTTNĐ (lượt)

9.90 7.92 9.452 8.94 10.99 12.08 11.30 114%

Bảng 2.5. Sản lượng hàng hoá thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng Đơn vị: Tấn

TT Loại hàng 2011 2012 2013

1

Hàng container - Xuất:

- Nhập:

- Nội địa:

6.010.081 3.413.845 2.566.654 29.582

7.584.817 3.903.821 3.680.375 621

7.846.557 4.112.338 3.734.219 0

2

Hàng lỏng - Xuất:

- Nhập:

- Nội địa:

12.094.581 3.948.349

1.451.376 6.694.856

12.640.293 5.632.186 1.058.448 5.949.659

12.914.050 5.352.153 1.035.850 6.526.047

3

Hàng khô - Xuất:

- Nhập:

- Nội địa:

12.858.649 1.648.725

8.164.875 3.045.049

13.574.548 1.923.684 9.858.547 1.792.317

14.728.797 1.622.656 10.811.481 2.294.660 4 Hàng quá cảnh 23.011.163 16.666.881 15.579.844 Tổng cộng: 53.974.474 50.466.539 51.069.248 Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam Ghi chú : Số in nghiêng là sản lượng hàng hoá của các tàu chạy tuyến quốc tế

2.1.4. Hiện trạng môi trường nước

Với lượng hàng hóa thông qua cảng như vậy, chất lượng nước phát sinh từ tàu cũng biến động ko nhỏ.

Theo kết quả của dự án “Nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược cảng Hải Phòng” do Viện Tài nguyên - Môi trường biển VN phối hợp cùng Khoa sinh thái nhân văn thuộc Trường Đại học Brussels Bỉ thực hiện cho thấy:

Độ đục nước vùng cảng Hải Phòng là 418-424mg/l...

Nguồn nước khu vực quanh cảng tồn tại nhiều chất gây ô nhiễm với nồng độ cao như: nitrat có hàm lượng vượt từ 1,02 - 4,6 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Như vậy, môi trường nước tại các bến cảng khu vực Hải Phòng có:

Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) dao động từ 45 - 84 mg/l, thoả mãn giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN

08:2008/BTNMT, cột B2 áp dụng cho giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

Hàm lượng COD dao động từ 8 - 22 mg/l, thoả mãn giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT, cột B2 áp dụng cho giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

BOD5 dao động từ 3 - 10 mg/l, thoả mãn giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT, cột B2 áp dụng cho giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

Hàm lượng dầu mỡ dao động từ 0,2- 0,7 mg/l. So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT, cột B2 thì các mẫu được lấy tại khu vực cảng xăng dầu Đình Vũ, bến container Chùa Vẽ và cảng Hoàng Diệu đều vượt giới hạn cho phép từ 1 đến 2,33 lần.

Các thông số khác như pH, DO, kim loại nặng … đều thoả mãn giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B2.

Như vậy, môi trường nước tại các bến cảng Việt Nam có:

Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) dao động từ 45 - 84 mg/l, thoả mãn giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT, cột B2 áp dụng cho giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

Hàm lượng COD dao động từ 8 - 22 mg/l, thoả mãn giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT, cột B2 áp dụng cho giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

BOD5 dao động từ 3 - 10 mg/l, thoả mãn giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT, cột B2 áp dụng cho giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

Hàm lượng dầu mỡ dao động từ 0,2- 0,7 mg/l. So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT, cột B2 thì các mẫu được lấy tại một số khu vực cảng ở Việt Nam đều vượt giới hạn cho phép từ 1 đến 2,33 lần.

Các thông số khác như pH, DO, kim loại nặng … đều thoả mãn giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá những nguy cơ của việc xả nước dằn tàu tới môi trường biển tại các khu vực cảng biển hải phòng và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w