CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
3.2. Đề xuất cơ chế kiểm soát và quản lý hoạt động của vùng thải nước dằn tàu khu vực cảng biển Hải Phòng
3.2.1. Tham gia các Công ước quốc tế[4]
Để có cơ sở pháp lý quản lý việc thải nước dằn tàu đối với tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài cần đề xuất với Chính phủ tham gia đầy đủ các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về quản lý nước dằn và cặn lắng
Nếu trong trường hợp khu vực thay đổi nước dằn tàu không thỏa mãn cả hai điều khiện trên thì cần một cuộc đàm phán giữa tàu và chính quyền nước có cảng gần nhất để có khu vực chỉ định xả và cơ quan có thẩm quyền là cảng vụ.
3.2.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra các văn bản pháp luật có liên quan đến việc quản lý việc xả thải nước dằn ra các khu vực cảng tại Hải Phòng của các tàu, các lực lượng cảnh sát biển , cảnh sát môi trường cần dựa theo các điều khoản đưa ra để xử phạt khi có bất kì hành vi xả nước dằn vượt quá quy định cho phép.
Các văn bản pháp luật gồm một số phần như:
- Những điều kiện cần thiết khi bơm thải, trao đổi nước dằn tàu và số lượng sinh vật hữu cơ sống có trong nước dằn tàu;
- Trách nhiệm và quyền lợi đối với tàu thuyền hoạt động hàng hải
- Kiểm tra và giám sát các thiết bị xử lý nước dằn tàu và chất cặn bẩn có trong nước dằn tàu;
- Ban hành các loại biểu mẫu, nhật ký quản lý việc thải nước dằn tàu;
- Cấp giấy chứng nhận cho các tàu sau khi kiểm tra đã đạt đủ điều kiện theo quy định của Công ước.
- Phát huy được công cụ kinh tế môi trường với bảo vệ môi trường cảng.
Chi phí bảo vệ môi trường phải là một hạng mục quan trọng trong các dự án đầu tư, phát triển và các hoạt động dịch vụ. Xây dựng quy định về thu thuế môi trường với các dự án đầu tư phát triển, thu phí môi trường với các hoạt động dịch vụ.
- Tăng cường năng lực cho các cơ quan nghiên cứu, quản lý môi trường biển từ trung ương đến địa phương.
3.2.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Đối với nước dằn bẩn thì nên thiết kế hệ thống đường ống có mặt bích quốc tế để có thể tiếp nhận nước dằn tàu của các tàu ra vào cảng làm hàng.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dầu tư các trạm xử lý nước dằn tàu tại các khu vực cảng biển.
3.2.4. Ứng dụng công nghệ tiên tiến và đưa ra giải pháp kỹ thuật để xuất trong việc xử lý nước dằn tàu
Hải Phòng chưa triển khai rộng việc sử dụng các công nghệ để xử lý nước dằn tàu,trong tương lai các cảng Hải Phòng nên chú trọng triển khai, ứng dụng các công nghệ để xử lý, cảng Hải Phòng có thể áp dụng một số phương pháp xử lý nước dằn như sau :
- Các biện pháp xử lý nước thải.
Nuíc thải
xử lý tạp hoà tan
xử lý tạp huyền phù nhũ tuơng
xử lý tạp chất thô
xử lý tạp chất mịn tiêu huỷ tạp chất tan và không tan
xử lý tạp chất vô cơ
xử lý tạp chất hữu cơ
xử lý khí
sục khí đun nóng hoá học
phân huỷ hoá sinh ôxy hoá
pha láng
ôxy hoá
pha hơi
ôxy hoá ôxy hoá
bức xạ
ôxy hoá
điện hoá
tái sinh trích ly chung cất hấp phụ thẩm thấu nguơc
và siêu lọc
cô đặc trao đổi
ion
lọc nguơc điện thẩm tÝch
đóng băng hoá học
tiêu huỷ bằng nhiệt sử dụng
giếng thấm chôn cách
ly bơm xuống
đáy biển
đông tụ keo tụ đông tụ
điện
tuyển nổi
điện
lắng lọc Tuyển nổi Lắng trong
cặn lơ lửng Lọc và ly t©m
Hình 3.1. Phân loại các phương pháp xử lý nước thải.
Đối với nước thải dằn tàu :
Với loại hình nước thải này thì các chất ô nhiễm chủ yếu là các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ (dầu, mỡ), rỉ sắt, rỉ sơn và các loại vi sinh vật lạ, thực vật, sinh vật phù du (xác bã của các loại này) – vì sau một thời gian lưu trong khoang tàu các loại sinh vật phù du này sẽ không còn phát triển được nữa vì thiếu dưỡng khí và thức ăn cũng như chịu tác động của nhiệt độ, môi trường và các chất ô nhiễm khác tác động.
Tuy nhiên, trong dây chuyền công nghệ xử lý nước thải dằn tàu việc loại bỏ và xử lý dầu mỡ là ưu tiên hàng đầu, cặn bã và các yếu tố ô nhiễm khác là yếu tố thứ cấp được thu hồi và xử lý ở bước tiếp theo.
Đầu tiên để loại bỏ các tạp chất nổi như dầu, mỡ ta sử dụng công nghệ lắng.
Vận tốc của nước trong bể thay đổi trong khoảng 0,005-0,01m/s.
Hiệu quả xử lý dầu là từ 94-98%.Sau khi loại bỏ dầu và các tạp chất (phần cặn lắng được rút ra cùng bùn thải), nước thải được dẫn qua bể khử trùng làm sạch và thải ra ngoài môi trường.
Bùn thải sau khi được tách nước có thể ép khô đem chôn hoặc đổ thải đúng nơi quy định theo các điều kiện cụ thể của các cơ quan quản lý môi trường địa phương.
Như đã phân loại và đề cập ở trên, 02 loại nước thải chủ yếu và đáng kể nhất phát sinh từ hoạt động của tàu khi chuẩn bị cập cảng, cập và lưu cảng là nước thải sinh hoạt và nước thải dằn tàu. Căn cứ vào kết quả phân loại tính chất đặc trưng của mỗi loại nước thải, các kết luận và kiến nghị về giải pháp công nghệ xử lý được đưa ra như sau:
- Nước thải dằn tàu trước khi đổ thải cần được xử lý tách và loại bỏ dầu mỡ, các chất lơ lửng và cặn, khử trùng để phòng chống sự thâm nhập của các loại vi sinh vật lạ nhất là các chủng vi sinh vật có hại và gây bệnh. Công nghệ áp dụng được đề xuất là công nghệ dùng bể tách dầu và khử trùng.
- Kinh phí thiết kế và xây dựng dự kiến sẽ tuỳ thuộc vào lưu lượng và công suất cụ thể của từng công trình.
hoặc có thể áp dụng biện pháp:
Hệ thống và thiết bị xử lý nước dằn phải được phê chuẩn phù hợp với Hướng dẫn G8 và/ hoặc Quy trình G9 của Công ước BWM (tham khảo Nghị quyết MEPC.174(58) và MEPC.126(53)).
Hệ thống xử lý nước dằn sử dụng hoạt chất phải được GESAMP-BWWG (Nhóm liên kết các chuyên gia về khoa học bảo vệ môi trường biển và Nhóm Công tác về nước dằn) phê chuẩn cơ bản và phê chuẩn hoàn chỉnh theo Quy trình G9.
Hệ thống xử lý nước dằn không sử dụng hoạt chất có hại cho môi trường.
Sử dụng những phương pháp công nghệ cao trong xử lý nước dằn như:
+ Sử dụng ozon, đèn cực tím, dòng điện và nhiệt để lọc, phân tách và khử trùng nước dằn;
+ Cho hoá chất chứa độc tố vào nước dằn để giết các sinh vật có trong nước dằn.
+ Cho sinh vật ký sinh vào nước dằn để tiêu diệt bất cứ sinh vật nào có trong nước dằn.
Áp dụng phương pháp xử lý nước dằn tàu bằng hóa chất, bao gồm:
- Chlorua vôi, có hàm lượng Cl2 hoạt động 70%. Lượng thuốc dùng là 10 ppm: 1 tần nước dằn tàu hòa với 10g chlorua vôi 100% nếu dùng loại chlorua vôi 50%
thì hòa 20g trong 1 tần nước dằn tàu.
- Chloramine B hàm lượng (80 – 100%) thì pha 50g/1m3, để có nồng độ 0.5%.
Quy trình tiền hành như sau: Chia thành các khoang, sau khi tính dung tích nước, pha loãng hóa chất vào xô, sau đó hòa tan hóa chất thành dạng sữa, đổ vào khoang nước theo đường ống của khoang. Để cho nước khuếch tán nhanh ta có thể dùng 2 cách:
- Cách 1: Cho hệ thống bơm hoạt động, dùng vòi rồng cứu hỏa bơm lên và lộn trở lại khoang nước dằn liên tục trong 20-30 phút, khi lấy nước thử thấy đạt tiêu chuẩn 0.1 ppm thì ngưng việc xáo trộn nước. Sau từ 1 đến 2 giờ để hóa chất tiếp xúc với nước thì có thể tháo nước dằn tàu ra ngoài.
- Cách 2: Dùng máy nổ riêng đưa không khí từ bên ngoài xục vào khoang nước dằn qua lỗ hổng thông hơi cho hóa chất trộn đều với nước. Khi lấy mẫu thử đạt tiêu chuẩn Clo dư là 0.1 ppm thì ngưng xục không khí. Để cho hóa chất tiếp xúc với nước trong 1 đến 2 giờ thì có thể tháo nước dằn tàu ra ngoài.
Tuần tự tiến hành như vậy đối với các khoang còn lại cho đến khi kết thúc.
Do vấn đề về nhân lực và phương tiện xử lý không bị hạn chế, chúng ta có thể xử lý hàng ngàn tấn nước dằn hàng ngày vì chỉ cần chuẩn bị đủ lượng hóa chất cần thiết tương ứng với lượng nước dằn tàu xử lý và phương tiện hỗ trợ sử lý là những thiết bị có sẵn trên tàu. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa có phương pháp nào áp dụng cho việc đánh giá hiệu quả của phương pháp xử lý nước dằn tàu bằng phương pháp hóa học này. Trong quá trình thực hiện, để phương pháp xử lý nước dằn tàu đang áp dụng phương pháp xử lý dùng chloramine B:
- Cần phải lấy mẫu nước dằn tàu trước và sau xử lý, sau đó phải thì nghiệm nghiên cứu để tìm ra nồng độ hiệu quả trong xử lý;
- Đánh giá tác động của phương pháp này đến môi trường đối với lượng chloramine B còn lại sau khi xử lý [3]
3.2.5. Ban hành nội quy cảng biển về quản lý nước dằn tàu
Cảng vụ Hải Phòng cần ban hành nội quy cảng biển về quản lý nước dằn tàu, nội dung chính bao gồm:
- Quy định về khai báo tình trạng nước thải để tránh nhập khẩu các sinh vật có hại và mầm bệnh vào Việt Nam; hạn chế việc lấy nước dằn ở những khu vực trong cảng khi đã biết có nhiều thuỷ sinh độc hại, ở những vùng nước nông hoặc có màu đen sậm;
- Làm sạch các két chứa nước dằn, tẩy sạch bùn và cặn bám lại trong các két vì chúng có thể chứa thuỷ sinh độc hại;
- Tránh xả nước nước dằn khi không cần thiết; xả lượng tối thiểu của nước dằn trong vùng nước ven biển và nội thuỷ;
- Rửa sạch neo trong quá trình thu hồi đề loại bỏ các sinh vật và trầm tích tại nơi xuất xứ của mình;
- Hủy bỏ các sinh vật ô nhiễm từ thân tàu, đường ống và két nước một cách thường xuyên và xử lý các chất nhiễm bẩn theo quy định;
- Duy trì việc xây dựng kế hoạch quản lý nước nước dằn tàu;
- Thay đổi nước dằn bằng nước " sạch" ở vùng biển rộng vì bất cứ loài sinh vật biển nào sống ở khu vực nước ở cảng hoặc ven bờ đều ít có cơ hội sống sót ở vùng biển rộng do điều kiện môi trường hoàn toàn khác. Nhưng biện pháp này cũng có hạn chế vì ảnh hưởng đến an toàn của tàu;
- Xả nước dằnvào phương tiện tiếp nhận và xử lý chất thải trên bờ;
- Thực hiện theo hướng dẫn về quản lý nước dằn.