THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.3.1. Cơ quan quản lý Nhà nước về rác thải sinh hoạt
Hải Phòng là một trong những đô thị phát triển của cả nước. Hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về rác thải đô thị cũng tuân theo mô hình quản lý chung của cả nước.
Theo mô hình ở phần trên ta thấy các công ty Môi trường đô thị là đơn vị trực tiếp quản lý công tác quản lý rác thải đô thị. Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng là đơn vị quản lý rác thải đô thị thành phố Hải Phòng.
Trên Thành phố Hải Phòng hiện có 3 đơn vị doanh nghiệp Nhà nước thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ quét, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, cụ thể là:
- Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng (Hải Phòng URENCO) - Công ty TNHH Một thành viên CTCC & Xây dựng Hải Phòng - Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng 2.3.2. Công tác thu gom và vận chuyển
Quy trình hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay của 03 công ty trên là:
- Công đoạn ban đầu là dùng các xe đẩy tay (xe gom rác) thu rác từ các nguồn phát sinh để chuyển đến các địa điểm ga rác đã quy định và đổ rác từ xe gom sang container đặt sẵn tại các ga rác; theo đó khi container (12m3) đã đầy rác, thì xe ôtô chuyên dụng có trọng tải lớn sẽ vận chuyển rác từ container ra bãi rác để xử lý.
Hoặc rác từ các xe gom (không đổ rác vào container ở các ga rác) mà đổ rác trực tiếp từ xe gom rác vào xe ép rác (xe ôtô chuyên dụng) và khi các xe ép rác loại 11m3, 10m3, 6m3 đã chứa đủ khối lượng rác cho phép, theo đó xe vận chuyển rác về bãi rác và nhà máy xử lý chất thải để xử lý.
- Các khu xử lý chất thải rắn: Hiện nay trên địa bàn nội thành Thành phố có 04 khu xử lý chất thải rắn (CTR) là:
+ Khu xử lý rác Tạm Đình Vũ: Quy mô 29 ha; Cơ sở hạ tầng chưa được đầu
+ Khu xử lý rác Tràng Cát: Quy mô 60 ha Cơ sở hạ tầng tương đối đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất; Khối lượng rác tiếp nhận hàng ngày: 1013m3; có nhà máy xử lý rác công suất 200 tấn/ngày; Lò đốt rác thải y tế.
+ Khu xử lý rác Đồ Sơn: Quy mô 3 ha, bãi chôn lấp chất thải rắn cho quận Đồ Sơn và Dương Kinh.
+ Khu chôn lấp CTR Gia Minh: quy mô 5,0 ha; phục vụ cho huyện Thủy Nguyên.
Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng thu gom và vận chuyển và bãi rác trung bình được khoảng 650m3/ngày đạt 75%. Phần còn lại được thu gom bởi những người thu đồng nát nhằm tái chế, nhân dân tự đổ ra sông, mương, ao hồ và thu gom qua các kỳ tổng vệ sinh.
Nội thành Hải Phòng có 19 chợ lớn trong đó có 5 chợ lớn là chợ Ga, chợ Sắt, chợ Tam Bạc, chợ Vạn Mỹ và chợ Hoà Bình và là nguồn gốc chính của các loại rác xanh.
Việc thu gom rác được thực hiện hàng ngày bởi công nhân thu gom của 3 đội môi trường(mỗi quận 1 đội), phục vụ trên 110.000 hộ. Việc thu gom này được thực hiện bằng xe đẩy tay. Tổng cộng là 600 xe và 868 công nhân thu gom. Như vậy là có khoảng 1,5công nhân trên một xe. Giờ hoạt động chính thức trong khoảng 18h đến 6 giờ, ngoài ra ban ngày vẫn có các ca thu gom thêm.
Hiện nay nội thành có 71 điểm hẹn thu rác. Một số điểm hẹn nằm gần nhau trong khi đó lại có những điểm nằm cách xa nhau đáng kể, mỗi điểm hẹn chỉ được dùng ít giờ trong ngày để tránh đổ rác bừa bãi tại điểm hẹn này và cũng giới hạn sự phiền phức với nhân dân ở trong vùng.
Những người thu gom rác ( không quét đường) tự sở hữu xe tay của họ để gom rác từ các hô dân trong ngõ và đường chính, sau đó đẩy tới các điểm hẹn để đưa lên xe vận chuyển đi. Nói chung vẫn là hình thức đổ xuống các điểm hẹn công nhân dùng xẻng xúc lên xe vận chuyển.
2.3.4. Phí thu gom rác thải
Xí nghiệp sẽ thu phí vệ sinh bằng biên lai thu phí do cục thuế phát hành với mức thuế quy định 30.000đ/hộ/tháng. Thông thường việc thu phí được tiến hành hàng tháng, song một số địa bàn, một số hộ có thời gian làm việc bận rộn có thể tiến hành thu theo quý.
Tuy nhiên theo việc thu phí chưa đạt được 100% tổng số dân 1 tháng gây thất thu phí. Nguyên nhân của việc thất thu phí thì có nhiều nhưng có các nguyên nhân cơ bản sau:
Dân trên địa bàn được phân chia thành các loại :
- Những người có hộ khẩu thường chú tại nơi ở thu được tỉ lệ lớn nhất.
Có một phần nhỏ người dân chây lì không chịu đóng phí vệ sinh.
- Những người chuyển khỏi địa bàn nhưng không chuyển hộ khẩu nên trên sổ quản lý họ vẫn thuộc địa bàn nhưng thực tế họ không đóng phí tại địa bàn đó.
- Những dân từ các tỉnh khác về làm thêm trên thành phố, có cuộc sống, chỗ ở không ổn định cũng không thể thu phí được từ họ.
- Những người thuộc diện khó khăn, phải trợ cấp từ chính quyền địa phương cũng không thu được phí.
Công tác thu phí hiện nay còn khó khăn chưa thể giải quyết. Công ty chưa có những chức năng và quyền hạn cụ thể để buộc người dân phải đóng phí mà chỉ có thể tuyên truyền vận động mọi người chấp hành.
Hiện nay, tổng số phí thu được phần lớn nộp lên công ty để bù đắp cho ngân sách Nhà nước, phần còn lại để lại các xí nghiệp dùng vào các công việc sau : Chi cho các phường để sử dụng vào việc đôn đốc, kiểm tra, tuyên truyền, chi dùng cho cán bộ công nhân viên, chi thù lao cho nhân viên thu phí và cho chi phí quản lý như lương của cán bộ quản lý, văn phòng phẩm, chi phí kiểm tra.
2.3.5. Tình hình xử lý rác thải a) Chôn lấp rác
chôn lấp hợp vệ sinh. Phương pháp chôn lấp trước đây, bây giờ và trong tương lai gần vẫn được coi là phương pháp chủ đạo. Bởi lẽ phương pháp này dễ vận hành, chi phí vừa phải và phù hợp với điều kiện nước ta còn nghèo, các công nghệ còn lạc hậu. Tuy nhiên với phương pháp này còn nhiều tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất. Hiện nay bãi rác Tràng Cát và Đình Vũ là bãi rác chính của thành phố Hải Phòng.
b) Chế biến phân vi sinh
Một phần rác thải sinh hoạt trên được chế biến thành phân vi sinh tại nhà máy xử lý rác Tràng Cát. Ban đầu, nhà máy được thiết kế với công suất xử lý 200 tấn/ngày nhưng công suất xử lý hiện đạt 150 tấn rác hữu cơ/ngày.
Nhà máy đã lắp đặt 4 dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ vi sinh tiên tiến của Hàn Quốc gồm: Dây chuyền công nghệ phân loại; dây chuyền công nghệ lên men bằng phương pháp sinh học; dây chuyền công nghệ sinh học, công đoạn ủ chín; dây chuyền tự động sàng và đóng bao.
Tuy nhiên do chưa có sự phân loại tại nguồn nên nhà máy gặp nhiều khó khăn trong khâu phân loại. Rác thải chưa được phân loại nên chất lượng còn thấp và chi phí sản xuất là khá cao.
c) Thiêu đốt rác
Thiêu đốt rác có chi phí cao nhất so với các phương án trên và hiện nay chưa được sử dụng để xử lý rác thải sinh hoạt. Công nghệ này mới chỉ được áp dụng đối với rác thải nguy hại bệnh viện.