MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU LƯỢNG RÁC THẢI SINH HOẠT

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố hải phòng trên quan điểm kinh tế môi trường hướng tới phát triển bền vững (Trang 40 - 45)

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU LƯỢNG RÁC THẢI SINH HOẠT

Như trên ta đã phân tích, lượng rác thải đang có xu hướng ngày càng tăng mạnh, đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Mặt khác điều kiện nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, công nghệ còn lạc hậu nên việc xử lý rác thải còn nhiều hạn chế. Biện pháp xử lý chủ đạo vẫn là chôn lấp. Phương pháp này có chi phí phù hợp nhưng lại tốn nhiều diện tích đất đai. Giải pháp giảm lượng rác thải là biện pháp phòng ngừa chủ động có tính hữu hiệu nhất.

Giảm lượng rác thải cũng chính là một giải pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên. Tỉ lệ phát sinh chất thải rắn cao ám chỉ tốc độ cao của việc khai thác các vật liệu thô sơ khai.

Theo dự báo do mức sống và sinh hoạt của người dân đô thị ngày càng tăng nên xu hướng những thành phần có giá trị trong chất thải sẽ tăng lên. Do đó cần chú trọng phát triển áp dụng các công nghệ thu hồi tái chế như : phân loại từ nguồn, phân loại ở các trạm xử lý tập trung, áp dụng công nghệ thu hồi dùng lại và tái chế tập trung, từng bước xây dựng công nghiệp tái chế rác thải trong hệ thống quản lý rác thải của thành phố Hải Phòng.

4.3.1. Các công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được áp dụng dựa trên nguyên tắc cơ bản đã được Quốc tế thừa nhận là “người gây ô nhiễm phải trả tiền”

(PPP) và “nguyên tắc người được hưởng thụ phải trả tiền” (BPP). Ở Việt Nam quan niệm công cụ kinh tế như là một phương tiện chính sách quản lý môi

nhận khôn khéo và khách quan hơn trong việc quản và điều hành nền kinh tế của đất nước.

a) Phí vệ sinh môi trường

Hiện nay ở Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng hoạt động vệ sinh môi trường đô thị chỉ mang tính chất là hoạt động công ích. Chi phí cho các hoạt động này do Ngân sách Nhà nước cấp. Nhà nước cũng tiến hành thu phí đối với các dịch vụ vệ sinh môi trường này. Tuy nhiên hoạt động thu phí chỉ mang tính chất bình quân đầu người và nhằm mục đích giảm gánh nặng Ngân sách cho Nhà nước chứ chưa làm cho người dân thấy rõ tầm quan trọng của loại dịch vụ này. Việc thu phí tính trên mức bình quân này đã không khuyến khích được người dân giảm lượng rác thải mà lượng rác theo thống kê vẫn ngày càng tăng lên.

Nhằm biện pháp giảm lượng rác thải của người dân theo tôi thiết nghĩ cần có sự thay đổi đối với việc thu phí vệ sinh.

Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của các nước đối với việc thu phí thông qua số túi rác hoặc số thùng rác. Nhà nước có thể tiến hành sản xuất riêng một loại túi có khả năng phân huỷ nhanh bán cho các hộ gia đình và quy định phải sử dụng các túi này để đựng rác. Giá của một túi rác tương đương với phí đổ lượng rác thải đựng trong túi.

Cũng có thể sử dụng công cụ phí để khuyến khích người dân phân loại rác tại nguồn. Đối với những rác thải có thể tái sinh như giấy, bìa, kim loại, chai lọ thì để riêng ra loại túi khác. Kích thước, màu sắc các loại túi cần quy định rõ để phân biệt túi đựng cho các loại rác khác nhau. Giá mua loại túi rác này có thể rẻ hơn túi rác chung nhằm khuyến khích người dân phân loại rác tại nguồn.

Lượng chênh lệch giữa hai loại túi có thể là chi phí để phân loại rác.

Với biện pháp này có thể khiến các gia đình hạn chế lượng rác thải, tận dụng tối đa mọi vật chất. Đối với các công sở, trường học có thể sử dụng hợp lý, tiết kiệm tránh bỏ phí các loại vật liệu như giấy viết, giấy phô tô… Hơn nữa với biện pháp này có thể tăng thêm nguồn thu vào bù đắp chi phí bỏ ra. Nếu thực

hiện biện pháp này cũng có thể lôi kéo các thành phần kinh tế khác tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển do phần thu vào cho hoạt động được đảm bảo hơn.

Nếu mỗi người dân thành phố giảm lượng rác thải từ 0,6 kg/người/ngày xuống còn 0,5 kg/người/ngày thì với số dân khoảng 1,9 triệu người, lượng rác thải trong thành phố có thể giảm 190 tấn /ngày

Tuy nhiên vấn đề cần đặt ra cho chúng ta là xác định được mức phí như thế nào cho hợp lý để người dân có thể chấp nhận được.

b) Hệ thống ký quỹ – hoàn trả

Các hệ thống ký quỹ – hoàn trả biểu hiện mối liên hệ giữa thuế và trợ cấp. Các loại thuế, phí, lệ phí đặc biệt đối với các khách hàng được thiết kế để khuyến khích tái chế, ngăn ngừa ô nhiễm.

Công cụ này thường được áp dụng với các loại chai lọ, vỏ hộp nước giải khát có thể tái chế, tái sử dụng. Nếu khách hàng đem trả lại bao bì nước giải khát họ sẽ được trả lại một khoản tiền nhất định nào đó. Số tiền đó chính là số tiền ta đã đặt cho cửa hàng khi mua hàng. Sự kích thích kinh tế này đủ để tạo ra được các hành vi mong muốn.

Ở Hải Phòng phương pháp này đã được áp dụng đối với vỏ chai bia và vỏ chai nước ngọt. Mặc dù hình thức này diễn ra tù phát ở các doanh nghiệp nhưng nó đã tỏ ra rất hữu hiệu. Với biện pháp này phần lớn các chai bia và chai nước ngọt đã được thu về để tái sử dụng cho chu kỳ sản xuất sau. Trong số rác thải đổ ra hầu như không thấy các loại chai này.

Công cụ này có thể được áp dụng đối với bất kỳ loại sản phẩm nào mà chúng đòi hỏi một sự tập trung cao để tái sử dụng, tái quay vòng. Việc sử dụng công cụ này có thể làm tăng tỉ lệ thu hồi rác thải có khả năng tái chế và giảm lượng rác thải cần phải xử lý chôn lấp. Cần có những biện pháp, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các ngành dịch vụ thải ra chất thải rắn và có

yêu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

Trong thực tế các hệ thống ký quỹ – hoàn trả tỏ ra có hiệu quả hơn là các hệ thống tự nguyện hoàn trả bởi lẽ chúng đền đáp cho các hành vi tốt. Theo cách nhìn hành chính, những hệ thống này có hiệu quả. Chúng không đòi hỏi sự giám sát hay những sự liên quan của các nhà cầm quyền.

4.4.2. Các công cụ pháp lý

Hai phương cách chính để kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải là Mệnh lệnh và Kiểm soát (CAC) và chiến lược kinh tế. Khi khởi đầu các chính sách môi trường ở phần lớn các nước công nghiệp hoá thường có xu hướng sử dụng Mệnh lệnh và Kiểm soát như một chiến lược chính thống trong kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải.

Tại Việt Nam nhận thức của người dân về môi trường còn thấp, thói quen xả rác ra đường còn nặng nề. Một phần lớn dân cư đều tuỳ tiện vứt rác ra đường, ngay cả tầng lớp thanh niên trí thức như học sinh, sinh viên những người có đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của môi trường, hiểu biết về lối sống văn minh, lịch sự. Thậm chí một số người còn có lý sự “cùn” cho rằng xả rác ra đường để tạo công ăn việc làm cho công nhân môi trường. Như phần thực trạng ta đã đề cập đến, hàng ngày chúng ta đã lãng phí một lượng lớn nhân công đi nhặt rác do dân đổ ra đường. Nếu mỗi người dân có ý thức đổ rác đúng quy định, đúng giờ thì vừa đỡ vất vả cho công nhân thu gom, vừa tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước một khoản chi phí lớn sử dụng vào các công việc hữu ích khác.

Trước thái độ, tâm lý của người dân như vậy, cần áp dụng công cụ pháp lý để làm thay đổi thái độ người dân, buộc họ phải tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.

Các công cụ pháp lý sẽ hỗ trợ cho công cụ kinh tế đạt được những hiệu quả mong muốn. Đôi khi những công cụ kinh tế ở trên sẽ không thực hiện được nếu như người dân không chịu thực hiện.

Chính phủ cần có những quy định về việc phân loại rác tại nguồn, thu hồi tái chế rác thải, bắt buộc các hộ dân phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định đặt ra. Để bổ xung cho công cụ kinh tế ở trên và giúp sử dụng có hiệu quả, Nhà nước có thể đề ra các quy định tiêu chuẩn về các loại túi rác, thùng rác gia đình, các điểm thu gom rác và cả tần xuất thu gom buộc mọi người phải tuân theo. Cần có các chế tài, đề ra các mức phạt cụ thể đối với những hộ gia đình không chấp hành theo đúng quy định.

Để kiểm soát việc thực hiện theo các quy định có thể giao cho từng tổ dân phố. Các tổ trưởng kết hợp với chính quyền địa phương sẽ kiểm tra đôn đốc.

Chi phí cho hoạt động này có thể được bù đắp từ lợi ích do giảm lượng rác thải hoặc từ các khoản nộp phạt của các hộ dân vi phạm.

Việc phân loại rác tại nguồn đã từng được thí điểm, nhưng chưa thành công. Thực tế thì một bộ phận dân chúng cũng đã có ý thức và thực hiện theo cách thức này. Tuy nhiên còn nhiều những bất cập như loại thùng chứa chưa phù hợp, chưa có biện pháp để giảm mùi hôi, diệt ruồi muỗi làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nếu chúng ta có biện pháp thay đổi cho phù hợp và có biện pháp bắt buộc cũng như các chính sách tài chính thì cũng có thể khuyến khích người dân tham gia.

Đối với các hành vi xả rác bừa bãi ra đường cũng cần có những biện pháp cứng rắn như mức phạt nặng về tài chính để làm thay đổi thói quen xấu.

Xử lý kiên quyết các đơn vị và các cá nhân vi phạm các điều quy đinh bảo vệ môi trường mà UBND thành phố ban hành về xả rác ra đường và nơi công cộng.

Nguồn tài chính thu được từ xử phạt sẽ tạo thêm nguồn vốn cho quản lý rác thải.

4.4.3. Công tác giáo dục tuyên truyền

Bên cạnh các biện pháp pháp lý cần kết hợp với công tác giáo dục tuyên truyền cộng đồng. Thông qua giáo dục, ý thức bảo vệ môi trường của cá nhân và cộng đồng ngày một nâng cao. Thực tế cho thấy rằng việc giáo dục và tuyên

Đưa công tác giáo dục và tuyên truyền trở thành một hoạt động chính quy, đưa công tác giáo dục vào các trường học từ các bậc mẫu giáo, tiểu học đến các bậc cao hơn, hình thành nên thói quen tốt cho các em ngay từ nhỏ. Thường xuyên đưa ra các thông tin cập nhật trên các hệ thống thông tin công cộng như báo chí, truyền hình, loa phóng thanh… tiếp cận đến từng người dân. Thường xuyên tổ chức các buổi lao động tổng vệ sinh đường phố, ngõ xóm có sự kết hợp của công ty Môi trường và Đô thị và quần chúng nhân dân. Nâng cao ý thức cho nhân dân về vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tạo nên một môi trường trong sạch cho chính gia đình mình. Khen thưởng những cụm dân cư, tổ dân phố giữ gìn vệ sinh môi trường tốt . Phê bình, xử phạt những cộng đồng không thực hiện công tác này.

Ngân hàng Thế giới khuyến nghị phải tăng cường giáo dục, tuyên truyền việc bảo vệ môi trường coi đó là biện pháp rẻ nhất. Nếu làm tốt có thể biến ý thức và bảo vệ môi trường thành một chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm xã hội cho công dân thành phố Cảng, tức là nó sẽ trở thành một đặc trưng nổi bật của nền văn hóa hiện đại, của cuộc sống hiện đại, nền văn hoá môi trường.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố hải phòng trên quan điểm kinh tế môi trường hướng tới phát triển bền vững (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w