TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố hải phòng trên quan điểm kinh tế môi trường hướng tới phát triển bền vững (Trang 29 - 33)

3.1. CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ

- Các đơn vị thu gom và xử lý là loại doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích nhưng cơ chế tài chính về cơ bản vẫn hoạt động theo hình thức là đơn vị sự nghiệp có thu, dẫn đến tình trạng chưa chủ động về mặt tài chính và điều hành sản xuất.

- Tại thời điểm hiện nay các điểm tiếp nhận rác, các điểm để xe gom rác và container vốn đã bị thu hẹp thì nay lại luôn ở trong trạng thái bị động (một số điểm diễn ra tranh chấp).

- Khả năng tài chính để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho công tác vận chuyển và xử lý rác còn hạn chế, đặc biệt là công tác đầu tư không có.

- Quy hoạch tổng thể cho một khu liên hợp của Thành phố chưa được triển khai thực hiện.

- Sự phát triển của các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp…đòi hỏi công tác tổ chức sắp xếp lại lao động phù hợp với điều kiện mới.

- Đơn giá vệ sinh: Vẫn được coi là phí vệ sinh nên khá thấp.

- Thói quen vứt rác bừa bãi còn xảy ra nhiều nơi trên địa bàn Thành phố.

- Rác thải của một số xã ven đô chưa được thu gom, vận chuyển, xử lý.

- Tỷ lệ thất thu tiền dịch vụ vệ sinh xuất phát từ phía khách hàng còn cao mà chưa có cơ quan chức năng nào của Thành phố giải quyết tận gốc.

3.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ VẤN ĐỀ THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG

Khi người dân sử dụng dịch vụ môi trường của Nhà nước là hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đáng lẽ phải bỏ ra một khoản chi phí để được phục vụ. Nhưng trên thực tế người dân chỉ phải bỏ ra một khoản phí rất nhỏ so với những chi phí mà Nhà nước đã bỏ ra. Khoản phí đó so với những lợi ích mà người dân thu được là gần như bằng không. Mặt khác phí xả thải theo quy định hiện nay của Nhà nước đối với nhân dân có tính chất bình quân có nghĩa là dù lượng rác đổ ra nhiều hay ít đều chỉ phải đóng số tiền như nhau. Đó chính là những nguyên nhân gây ra thất bại thị trường của dịch vụ môi trường, lợi ích của toàn xã hội là không tối đa, mục tiêu về kinh tế và mục tiêu về môi trường đều không đạt được.

Ở đây công tác quản lý rác thải đóng vai trò là một loại dịch vụ môi trường do Nhà nước cung cấp cho nhân dân. Hàng hóa này cũng có đầy đủ các tính chất của một loại hàng hoá công cộng.

- Tính không loại trừ : Trong thực tế khi công tác quản lý rác thải của Nhà nước diễn ra thì ai cũng được hưởng lợi từ dịch vụ này mà không thể từ chối bất cứ một người nào. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải làm cho môi trường trong sạch, bất cứ ai sống trong môi trường đó cũng chính là đang hưởng lợi ích của hoạt động này dù người đó có đóng phí hay không.

- Chi phí cận biên bằng không : Do phí vệ sinh được Nhà nước quy định thu phí với một mức cố định nên dù người dân có đổ rác nhiều hay ít cũng không phải trả thêm khoản tiền cho lượng rác tăng thêm đó.

Có thể xác định cơ chế giá đối với dịch vụ vệ sinh môi trường như sau:

Giá cả

hoặc chi phÝ

CÇu (D)

Cung (chi phí cận biên = 0)

Chính cơ chế giá cả của hoạt động này đã tạo nên những thất bại của thị trường, giá cả không phản ánh đúng giá trị mà dịch vụ đem lại.

Đối với những hàng hóa công cộng, việc giá xác định không đúng hay chi phí cận biên bằng không đã thúc đẩy việc sử dụng quá mức hoặc sử dụng một cách lãng phí nguồn lực dẫn đến suy thoái và gây ảnh hưởng đến môi trường.

Như dịch vụ về rác thải mà chúng ta đang phân tích, việc giá cả không chính xác và chi phí cận biên bằng không đã dẫn đến việc người dân không có ý thức bảo vệ môi trường sống của chính mình. Lượng rác thải vẫn hàng ngày tăng lên, rác được đổ không đúng quy định, xả rác bừa bãi ra đường, thậm chí ngay cả khi công nhân thu gom rác vừa đi qua họ đã đổ ngay rác ra đường… Trong một bộ phận người dân còn có tâm lý cho rằng việc Nhà nước phải tiến hành các hoạt động dịch vụ vệ sinh này là đương nhiên và việc họ đóng một phần phí vệ sinh rác thì họ có quyền đổ rác bừa bãi “để tạo công ăn việc làm cho công nhân vệ sinh”.

3.3. VẤN ĐỀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

Hiện nay việc xử lý rác thải của nước ta chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp chôn lấp. Đối với thành phố Hải Phòng, việc xử lý chôn lấp rác thải được tiến hành chủ yếu tại bãi rác Tràng Cát và một số bãi rác nhỏ khác..

Như trên ta đã phân tích có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải nhưng chúng ta vẫn chọn phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh được lựa chọn bởi lẽ giá thành để xử lý rác thải là rẻ, phù hợp với điều kiện của nước ta còn khó khăn.

Tuy nhiên có phải giá thành để xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp là rẻ như đã xác định không ?

Bãi rác Tràng Cát được quy hoạch và xây dựng trở thành khu chôn lấp chất thải hợp vệ sinh. Tuy nhiên trong thực tế thì bãi rác đã thực sự đạt được tiêu chuẩn chưa ?

Theo như phần phân tích thực trạng ở trên, trong thực tế bãi chôn lấp chất thải Tràng Cát vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Đó là tình trạng ô nhiễm

không khí do mùi phát ra từ rác đang phân huỷ và ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất do nước rác chảy ra. Những ô nhiễm này sẽ do người dân xung quanh vùng phải gánh chịu. Đó là những ảnh hưởng về sức khoẻ, tổn hại đến hoa màu xung quanh vùng, ảnh hưởng đến nguồn nước… Nếu tình trạng ô nhiễm không được khắc phục, ô nhiễm môi trường trở nên nặng nề thì chi phí cho việc xử lý ô nhiễm sẽ là rất lớn thậm chí có thể tiến tới vô cùng. Chi phí này chính là những chi phí mà chúng ta chưa xét đến trong chi phí xử lý. Hoạt động xử lý rác thải đã tạo nên một ngoại ứng tiêu cực mà những chi phí do ngoại ứng này gây nên sẽ do xã hội gánh chịu. Nếu những chi phí này chúng ta không tính đến thì chính thế hệ sau sẽ phải gánh toàn bộ những hậu quả sau này.

Qua đó ta thấy việc xử lý rác bằng chôn lấp đã tạo ra những ngoại ứng tiêu cực. Ngoại ứng tiêu cực là nguyên nhân gây nên sự thất bại của thị trường, cơ cấu giá là thất bại, giá cả của hoạt động này được xác định không chính xác. Việc thất bại thị trường làm cho lợi ích của xã hội giảm đi. Mục tiêu của xã hội là tối đa hoá lợi ích, vừa đạt được mục tiêu về phát triển vừa đảm bảo cho môi trường được bảo vệ.

Mặt khác trong chi phí cho việc xử lý bằng chôn lấp chưa tính đến chi phí cho việc sử dụng tài nguyên đất. Xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp cần phải sử dụng quỹ đất rất lớn. Mặc dù trong hiện tại quỹ đất của Hải Phòng còn dồi dào, nhưng chưa ai xác định được quỹ đất chưa sử dụng còn tồn tại trong bao lâu nữa. Tốc độ đô thị hoá của Hải Phòng là tương đối lớn, dân số ngày một tăng nhanh trong khi đất đai không thể tăng lên, sinh sôi nảy nở. Vì thế trong tương lai chắc chắn quỹ đất của Hải Phòng sẽ trở nên khan hiếm. Hậu quả này cũng là do thế hệ mai sau phải gánh chịu. Khi đó chi phí cho việc xử lý rác bằng chôn lấp chắc chắn sẽ không còn là rẻ nữa.

CHƯƠNG IV

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố hải phòng trên quan điểm kinh tế môi trường hướng tới phát triển bền vững (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w