CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN L.Q JOTON
2.4 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần L.Q
2.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2013 ước tính tăng 5,14 so với cùng kỳ năm trước (Mức tăng cùng kỳ của năm 2011 là 6,03 và năm 2012 là 5,10 ), trong đó quý I tăng 4,76 ; quý II tăng 5,00 ; quý III tăng 5,54 . Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39 , đóng
góp 0,44 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,20 , đóng góp 1,99 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,25 , đóng góp 2,71 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ tiếp tục là khu vực đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế với mức tăng của một số ngành chiếm tỷ trọng lớn nhƣ sau: Ngành bán buôn và bán lẻ tăng 5,92 ; ngành kinh doanh bất động sản tăng 1,91 ; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,66 ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,69 ; giáo dục và đào tạo tăng 7,98 ; vận tải kho bãi tăng 5,65 .
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp và xây dựng là hai khu vực có mức tăng thấp hơn. Thời tiết không thuận lợi, giá bán sản phẩm ở mức thấp trong khi chi phí đầu vào ở mức cao trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cùng với khó khăn về vốn, tiêu thụ sản phẩm và mức tồn kho cao trong khu vực công nghiệp và xây dựng là nguyên nhân chủ yếu tác động tiêu cực đến tăng trưởng của hai khu vực.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến chế tạo - ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế đã có chuyển biến tích cực với tốc độ tăng ngày càng cao hơn trong năm: Quý I tăng 4,60 ; quý II tăng 6,90 ; quý III tăng 8,57 .
Quy mô tổng sản phẩm trong nước 9 tháng năm nay theo giá hiện hành ước tính đạt 2420,9 nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17,85 ; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86 ; khu vực dịch vụ chiếm 44,29 .
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013) Nhận xét: Qua tình hình kinh tế trên ta thấy nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, Chính Phủ đang từng bước ổn định kinh tế vĩ mô do tác động của kinh tế thế giới. Điều này đã phần nào cải thiện được mức sống của nhân dân, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, các khu công nghiệp, nhà máy không ngừng mọc lên, cơ sở hạ tầng phát triển…. Nhƣ vậy công ty cần có những chiến lƣợc đầu tƣ, nghiên cứu sản phẩm đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
2.4.1.2 Yếu tố chính trị và pháp luật
Tiềm lực quốc phòng và thế trận quốc phòng toàn dân được tăng cường. Sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội nhân dân đƣợc nâng lên theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đi nhanh vào hiện đại một số lực lƣợng cần thiết và có tầm chiến lƣợc.
An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đƣợc bảo đảm. Thế trận an ninh nhân dân và lực lượng công an nhân dân được tăng cường. Bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục
tiêu và các sự kiện quan trọng của đất nước. Giữ vững an ninh trật tự trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm. Ngăn chặn kịp thời các âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và chống phá đất nước. Xử lý hiệu quả các vụ việc phức tạp.
Công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội đƣợc tập trung chỉ đạo. Tội phạm xâm phạm trật tự xã hội đƣợc kiềm chế. Đã triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức, nhất là tội phạm kiểu xã hội đen, tội phạm ma túy, tội phạm kinh tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao… Trật tự an toàn giao thông có nhiều chuyển biến tích cực. Tai nạn giao thông giảm; ùn tắc giao thông ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã đƣợc khắc phục một bước.
Công tác đối ngoại đƣợc đẩy mạnh toàn diện; kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Đã chủ động, kiên định trong đấu tranh khẳng định và bảo vệ chủ quyền, lợi ích chính đáng của đất nước và bảo hộ công dân.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tăng cường đối thoại chiến lược với nhiều đối tác quan trọng. Đã nâng cấp quan hệ song phương với một số quốc gia thành đối tác chiến lƣợc, đối tác hợp tác toàn diện (đã thiết lập 7 quan hệ đối tác chiến lƣợc, nâng tổng số lên 14 đối tác); đƣa quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác lớn, đối tác truyền thống đi vào chiều sâu. Đã chủ động tham gia có trách nhiệm vào các hoạt động của ASEAN và của các tổ chức, các diễn đàn khu vực và quốc tế; đóng góp thiết thực vào giải quyết những vấn đề khu vực và toàn cầu vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Xử lý phù hợp trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông và những vấn đề mới phát sinh. Tạo đƣợc sự đồng tình ủng hộ ngày càng cao của cộng đồng quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của ta.
Tích cực khai thác thuận lợi và khắc phục khó khăn trong thực hiện các Hiệp định thương mại đầu tư đã ký kết, đồng thời chủ động tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại tự do khác để mở rộng thị trường, huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội và nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế.
Trong những năm qua, bằng các giải pháp và sự phối hợp hiệu quả, công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã góp phần quan trọng tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho bảo vệ và phát triển đất nước; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
(Nguồn: Báo cáo của chính phủ, 2013)
Nhận xét: Qua tình hình trên ta thấy Việt Nam là đất nước hòa bình, xã hội ổn định đã và đang là điểm đến an toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cơ hội đầu tư nhận được đầu tư nước ngoài tăng lên thì nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngành sơn càng nhiều. Đây là cơ hội cho sự phát triển của công ty, từ đó góp phần vào sự phát triển chung của đất nước đồng thời tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho công nhân viên.
2.4.1.3 Yếu tố xã hội
Chính sách tiền lương từng bước được đổi mới theo nguyên tắc thị trường. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng dần, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Thu nhập dân cư được nâng lên. Điều kiện lao động và quan hệ lao động có bước đƣợc cải thiện; tranh chấp lao động và đình công giảm mạnh.
Trong 3 năm qua, lương tối thiểu chung tăng 35,3 (từ 850 ngàn đồng/tháng cuối năm 2010 lên 1.150 ngàn đồng/tháng hiện nay), lương tối thiểu vùng tăng 78,3 (tăng từ mức bình quân 1.107 ngàn đồng/tháng vào cuối năm 2010 lên 1.975 ngàn đồng/tháng hiện nay).
Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1,38 triệu đồng/tháng năm 2010 lên 2 triệu đồng/tháng năm 2012.
Trong 8 tháng đầu năm 2013 xảy ra 236 cuộc đình công, giảm 180 cuộc so với cùng kỳ năm 2012.
Số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2 cuối năm 2010 còn 9,6 cuối năm 2012 và dự kiến còn 7,8 vào cuối năm 2013. Thành tựu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của Việt Nam đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tính đến hết tháng 9/2013, tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là 10,8 triệu người, trong đó: BHXH tự nguyện là 155 nghìn người, BHXH bắt buộc là 10,67 triệu người. Có trên 400 nghìn người được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Việt Nam được vinh danh trong số 38 quốc gia được Tổ chức Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) công nhận thành tích nổi bật trong đấu tranh xóa đói giảm nghèo.
Mạng lưới và cơ sở vật chất kỹ thuật y tế tiếp tục phát triển. Chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh đƣợc nâng lên. Y tế dự phòng đƣợc quan tâm, không để bùng phát dịch bệnh lớn. Tăng cường quản lý, kiểm soát thuốc, giá thuốc và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 63 năm 2010 lên 71,2 năm 2013. Tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS được khống chế dưới 0,3 dân số.
Tốc độ tăng dân số được kiểm soát. Công tác chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ có tiến bộ.
Văn hóa, thể thao đƣợc quan tâm phát triển. Đã tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chú trọng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đƣợc công nhận là di sản văn hóa quốc gia và thế giới. Thực hiện nhiều giải pháp phát triển văn học nghệ thuật. Công tác quản lý lễ hội đƣợc chấn chỉnh một bước. Phát triển thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp.
Các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao quốc tế được đẩy mạnh. Thông tin truyền thông phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của nhân dân.
(Nguồn: Báo cáo của chính phủ, 2013) Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện tầm nhìn chiến lƣợc và tƣ duy cách mạng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới với việc đánh giá cao vai trò, sứ mệnh cao cả của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội; sự hình thành, phát triển nhân cách trí tuệ con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng, phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nhận xét: Qua tình hình trên ta thấy thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi để JOTON phát triển thị trường. Tuy nhiên nhu cầu thị trường ngày một đa dạng về chủng loại và chất lƣợng ngày càng cao hơn nên đòi hỏi công ty phải luôn cải tiến sản xuất, đầu tƣ công nghệ mới nhằm duy trì và tăng thêm thị phần.
2.4.1.4 Yếu tố tự nhiên
Do vị trí địa lý, Việt Nam là một trong những quốc gia phải hứng chịu tác động của biến đổi khí hậu nặng nề nhất.
Với bờ biển dài 3.260km và 28 tỉnh, thành phố có biển, các vùng sản xuất lương thực chính của Việt Nam cũng là các vùng tập trung dân cƣ ngay tại hai đồng bằng châu thổ lớn.
Trong khi đó, 80 diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và 30 diện tích Đồng bằng sông Hồng ở độ cao dưới 2,5m so với mặt nước biển nên mối đe dọa do nước biển dâng, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn là thực sự nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu còn làm tăng tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng, lũ quét và hạn hán ở nhiều địa phương. Những thiên tai này không còn diễn ra theo mùa hay chu kỳ và ngày càng thất thường, rất khó dự báo.
Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam, gây khó khăn và thậm chí phá hủy chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo báo cáo của chính phủ, trong năm 2013 Việt Nam triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện nhiều giải pháp để quản lý, sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa. Tích cực thực hiện Chiến lƣợc, Nghị quyết của Chính phủ về bảo vệ môi trường và chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững. Kiên quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thực hiện đề án bảo vệ môi trường và một số lưu vực sông. Triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường giám sát, thanh tra việc thực thi và xử lý vi phạm.
Nhận xét: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, thời tiết giữa các vùng cũng khác nhau. Sự biến đổi thời tiết, khí hậu tác động trực tiếp đến lớp sơn phủ. Vì vậy đòi hỏi công ty phải có chính sách sản xuất những loại sơn phù hợp với từng vùng, miền.
2.4.1.5 Yếu tố công nghệ
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO năm 2007 đã thúc đẩy công cuộc cải tổ đất nước cũng như tác động đến vấn đề quản lý khoa học quốc gia. Một quỹ nghiên cứu quốc gia được Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập, gắn bó chặt chẽ với mạng lưới các cơ quan trong khu vực và mạng lưới các cơ quan thông tin, định hướng, đánh giá và chuyển giao công nghệ.
Nhận xét: Đây là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến môi trường cạnh tranh và năng lưc cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hai yếu tố cơ bản đó giá bán và chất lƣợng sản phẩm. Nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp định hướng phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của mình. Đối với ngành,
ngoài trình độ công nghệ của các thiết bị, máy móc thì trình độ quản lý nguồn nhân lực, đội ngũ lao động kỹ thuật bậc cao có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cũng là nhân tố công nghệ quan trọng trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.