Phân tích khả năng thanh toán dài hạn (Solvency)

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty TNHH PHƯỚC THỊNH (Trang 50 - 62)

2.3.1. Tỷ lệ nợ (Debt Ratio)

Phản ánh phần tài sản của công ty được đóng góp bởi các nhà cung cấp tính dụng

Tỷ lệ nợ =

Tổng nợ phải trả Tổng tài sản Tỷ lệ nợ năm 2011 = 21,98 %

Tỷ lệ nợ năm 2010 = 28,25 %

Nhìn vào tỉ lệ nợ hai năm 2010 và 2011 ta thấy tỷ lệ nợ của công ty là rất thấp, phản ánh tình hình tài chính rất tốt.

2.3.2. Tỷ lệ tự tài trợ (Equity Ratio)

Tỷ lệ tự tài trợ =

Tổng vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

Tỷ lệ tự tài trợ năm 2011 = 78,02 % Tỷ lệ tự tài trợ năm 2010 = 71,75 %

Phần tài sản được đóng góp bởi vốn chủ sở hữu của công ty rất cao, phản ánh tình hình tài chính của công ty rất tốt.

2.3.3. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt to Equity Ratio)

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu =

Tổng nợ phải trả Tổng vốn chủ sở hữu Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2011 = 28,31 %

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2010 = 39,39 %

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2011 thấp hơn nhiều so với năm 2010 khả năng rủi ro của công ty là rất thấp, chứng tỏ khả năng thanh toán dài hạn của công ty ngày càng tốt hơn.

2.3.4. Hệ số sinh lời của lãi vay (Times Interest Earned)

Hệ số sinh lời của lãi

vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Chi phí lãi vay

51

Hệ số sinh lời của lãi vay năm 2011 = 42,36 (mỗi đồng chi phí lãi vay tạo ra 42,36 đồng lợi nhuận)

Hệ số sinh lời của lãi vay năm 2010 = 28,54 (mỗi đồng chi phí lãi vay tạo ra 28,54 đồng lợi nhuận)

Ta thấy khả năng của công ty trong việc bảo vệ các chủ nợ dài hạn là rất tốt, ngày một tốt hơn.

2.4. Khả năng sinh lời (Profitability) 2.4.1. Tỷ suất doanh lợi (Profit Margin)

Tỷ suất doanh lợi =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tỷ suất doanh lợi năm 2011 = 29,84 %

Tỷ suất doanh lợi năm 2010 = 27,00 %

Khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu của công ty rất cao

2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Margin)

Tỷ suất lợi nhuận gộp =

Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2011 = 30,48 % Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2010 = 26,27 %

Ta thấy phần còn lại từ 1 đồng doanh thu để trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau khi bù đắp giá vốn hàng bán của năm 2011 cao hơn so với năm 2010.

2.4.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời của tài sản =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

=

Lợi nhuận sau thuế

x

Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

52

ROA 2011 = 0,2984 x 0,44 = 13,13 (%) ROA 2010 = 18,96 %

Đây là chỉ tiêu đánh giá tốt nhất về khả năng sinh lời của doanh nghiệp, Tỷ suất sinh lời của tài sản 2011 giảm so với năm 2010, do quy mô tài sản của công ty tăng nhanh, trong đó chủ yếu là do công ty tập trung vào đầu tư tài chính ngắn hạn, đầu tư tài chính dài hạn và đầu tư vào bất động sản. Năm 2011 đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty là 672.847.555 ngàn đồng, đầu tư tài chính dài hạn là 814.425.905 ngàn đồng và đầu tư bất động sản 405.989.415 ngàn đồng trong khi năm 2010 đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty là 227.739.030 ngàn đồng, đầu tư tài chính dài hạn là 222.205.563 ngàn đồng và đầu tư bất động sản 204.301.061 ngàn đồng. Nhìn chung với có số trên ta thấy tình hình tài chính của công ty là rất tốt, tuy nhiên để đánh giá khả năng sinh lời của Công ty ta cần xem xét đến một số chỉ tiêu như ROE, ROI, …

2.4.4. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở

hữu =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân

=

Lợi nhuận sau thuế x

Doanh thu thuần x

Tổng tài sản BQ Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ Vốn chủ sở hữu BQ

= Tỷ suất doanh lợi x

Số vòng quay của tài

sản x

Hệ số Tài sản/VCSH

ROE 2011 = 17,51 % ROE 2010 = 27,84 %

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm so với năm 2010, do quy mô vốn chủ sở hữu của công ty tăng nhanh, trong đó chủ yếu là thặng dư vốn cổ phần. Năm 2011 thặng dư vốn cổ phần là 1.315.439.887 ngàn đồng, trong khi thặng dư vốn cổ phần năm 2010 chỉ có 452.272.245 ngàn đồng. Nhìn chung với có số trên ta thấy tình hình tài chính của công ty là rất tốt.

53

2.4.5. Tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần phổ thông

Tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần phổ

thông =

LN sau thuế – Cổ tức ưu đãi Vốn cp phổ thông bình quân Tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần phổ thông năm 2011 = 63,73 %

( =(291.526.980 – 535.587)/456.596.675)

Tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần phổ thông năm 2010 = 71,73 %

Nhìn vào kết quả ta thấy công ty đang sử dụng vốn đầu tư của chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận rất tốt.

Mặc dù lợi nhuận thuần năm 2011 cao hơn năm 2010 nhưng lãi cơ bản trên một cổ phiếu năm 2011 là 5.819 đồng thấp hơn so với năm 2010 (7.624 đồng) do trong năm 2011 lượng cổ phiếu lưu hành bình quân là 50.008.510 cổ phiếu trong khi số lượng cổ phiếu lưu hành năm 2010 chỉ là 29.175.019 cổ phiếu.

2.4.6. Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI)

ROI =

LN sau thuế + CP lãi vay x (1 – thuế xuất thuế TNDN)

x 100% Vốn vay + Vốn chủ sở hữu

ROI 2011 = 10,3 % ROI 2010 = 15,2 %

Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư năm 2011 thấp hơn năm 2010 => hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của năm 2011 không tốt bằng năm 2010.

2.4.7. Giá trị số sách của một cổ phần phổ thông

Chỉ tiêu này thể hiện tính thanh khoản tại khối lượng báo cáo. Giá trị số sách của một cổ

phần phổ thông =

Vốn chủ sở hữu qui cho cổ phiểu phổ thông Số lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành

54

Giá trị số sách của một cổ phần phổ thông năm 2011 = 10.044 đồng Giá trị số sách của một cổ phần phổ thông năm 2010 = 10.024 đồng

2.4.8. Lợi nhuận cơ bản trên cổ phiếu (EPS)

Lợi nhuận cơ bản trên

cổ phiếu =

LN sau thuế – Cổ tức ưu đãi

Số lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành bình quân

EPS 2007 = 291.526.980 – 535.587 = 5,819 (ngàn đồng) 50.008.510 EPS 2006 = 222.529.856 – 99.508 = 7,624 (ngàn đồng) 29.175.019

Mặc dù lợi nhuận cơ bản trên cổ phiếu năm 2011 thấp hơn năm 2010 nhưng dưới góc độ phân tích đầu tư chứng khoán thì đó vẫn là con số rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Những phân tích, đánh giá trên đây mới chỉ dừng lại ở những đấnh giá chung nhất và những nét cơ bản nhất về tình hình tài chính của Công ty. Qua việc đó có thể khẳng định Công Ty TNHH PHƯỚC THỊNH đã đạt được nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH PHƯỚC THỊNH.

3.3. ĐỊNH HƯỚNG

Trong thời gian tới công ty đã định hướng sẽ sản xuất cá nước ngọt như: điêu hồng, basa, cá kèo, ... nhập nguyên liệu từ Nhật sau khi chế biến sẽ xuất khẩu sang các nước. Về kế hoạch đầu tư công ty sẽ xây dựng nhà máy mới, ứng dụng công nghệ mới (máy móc nhập khẩu từ Nhật và Đức) để qui trình xuất khẩu đạt chất lượng tốt hơn, tổng vốn đầu từ khoảng 47 tỷ, dự kiến vào sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ đạt công suất 2.500 triệu tấn/năm, chủ yếu các mặt hàng Sushi, mặt hàng

55

ăn sống. Ngoài ra còn một số đối thủ cạnh tranh khác trong ngành như: Công ty TNHH Kiên Hùng, Công ty CP Thủy Sản Vinh Cường, công ty TNHH Nhã Phương…

Công ty tập trung việc tìm kiếm, mở rộng thị trường mới.

Để duy trì sản lượng xuất khẩu như trên thì công ty phải tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường mới khách hàng mới, càng đầu tư hơn nữa về máy móc, thiết bị để sản phẩm luôn đạt chất lượng và tiếp tục đẩy mạnh việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm…từ đó càng đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thủy sản đạt hiệu quả cao.

Đa dạng hóa trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu và sự tinh tế trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường.

Xác định thị trường nào là thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà công ty cần phải đầu tư nhiều trong tương lai cũng như thị trường nào có nhiều rủi ro trong kinh doanh cần hạn chế cũng như cần có những giải pháp khắc phục, không có khả năng tồn tại cần rút nhanh để đảm bảo lợi nhuận cao nhất, từ đó cần phải đầu tư nhiều vào các thị trường tiềm năng, thị trường chủ lực, tránh những thị trường rủi ro cao và đặc biệt là tránh tập trung cao vào một thị trường nhất định. 3.4. Giải pháp cải thiẹn tình hình tài chính của công ty TNHH PHƯỚC

THỊNH.

3.4.1. Giải pháp tăng doanh thu xuất khẩu

Doanh thu xuất khẩu do nhiều nhân tố tác động tuy nhiên sản lượng, giá bán là hai nhân tố tác động trực tiếp. Trong điều kiện môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ riêng đối với công ty. Do đó, tăng sản lượng xuất khẩu, và mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ làm tăng doanh thu. Đồng thời, việc tăng sản lượng phải đảm bảo được chất lượng hàng hóa.

56

Gia tăng sản lượng là cả một quá trình thực hiện các giải pháp sau:

Điều trước tiên khi muốn gia tăng sản lượng xuất khẩu thì chế biến phải đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ở từng thời điểm.

Sau đó là nguồn nguyên liệu phải được đảm bảo, cụ thể là các mặt hàng truyền thống như bạch tuộc, mực, cá đông để đáp ứng nhu cầu mới hiện nay. Vì hàng thủy sản thường ký hợp đồng với thời gian thực hiện ngắn nên cần có kế hoạch dự trữ hợp lý để có thể phục vụ kịp thời các hợp đồng xuất khẩu, để không bị động bởi nguồn nguyên liệu.

Kết hợp với việc tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng thị trường, duy trì những thị trường chủ lực hiện tại. Vì thị trường ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng xuất khẩu, thị trường tăng trưởng ổn định với những khách hàng thân thiết sẽ đảm bảo được sản lượng tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, công ty cần xem xét chính sách chiết khấu hàng bán, chiết khấu thanh toán hợp lý cho khách hàng, nhằm tạo mối quan hệ lâu bền nhưng phải đảm bảo được lợi nhuận.

Xây dựng bộ phận Marketing riêng biệt nhằm thực hiện các chức năng sau một cách hiệu quả hơn:

 Thực hiện nghiên cứu thị trường trong việc tìm kiếm khách hàng và thị 15

 trường mới. Cần xem xét nhu cầu, vị trí địa lý, phong tục tập quán, văn hóa, chính trị, pháp luật,… để xem có đáp ứng nhu cầu và phù hợp với các luật lệ của từng vùng hay không.

 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài tại thị trường mình nghiên cứu. Nghiên cứu và nhận dạng các đối thủ cạnh tranh, chiến lược của đối thủ: chiến lược giá, chào hàng, khuyến mãi, quảng cáo,… từ đó đánh

57

giá mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ để có chiến lược hoạt động hiệu quả hơn.

 Kết hợp với bộ phận kinh doanh đề ra và lựa chọn chính sách bán hàng hợp lý về giá và hình thức xúc tiến thương mại.

 Nắm bắt kịp thời để tham gia các cuộc hội chợ triển lãm quốc tế trong nước lẫn nước ngoài. Thông qua đó tìm kiếm thêm khách hàng mới để giới thiệu và ký kết hợp đồng.

 Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về thương hiệu cho sản phẩm của công ty trên thị trường cả nội địa lẫn nước ngoài như: hoạt động quảng cáo, giới thiệu và chào hàng thu hút trên các phương tiện truyền thông như: báo, tạp chí,… đặc biệt trang Website của công ty cần cập nhật những thông tin và hình ảnh hoạt động thường xuyên.

3.2.2. Giải pháp cho thị trường đầu vào (nguyên liệu)

Để đảm bảo cho công ty được sản xuất liên tục và đáp ứng được các đơn đặt hàng, thì cần phải đảm bảo được các nguồn cung ứng một cách tốt nhất.

Công ty cần tăng cường quan hệ thường xuyên với các nhà cung ứng để đảm bảo nguồn nguyên liệu được ổn định bằng cách bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ cho người nuôi về mặt kỹ thuật, cách chọn con giống, hướng dẫn trị bệnh khi xảy ra, có thể hỗ trợ một phần về vốn cho người chăn nuôi xem như đặt cọc (hỗ trợ về con giống, thuốc thú y…), hướng dẫn họ sử dụng kháng sinh, hóa chất và nhận biết các

chất không được sử dụng. Từ đó sẽ đảm bảo cung cấp cho công ty một lượng nguyên liệu sạch và người nuôi cũng được yên tâm không còn lo ngại về đầu ra và công ty cũng đảm bảo được đầu vào.

Bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng đầu vào đạt yêu cầu đạt ra, công ty cũng phải chú ý đến tình trạng hủy hợp đồng sau khi ký kết. Vì vậy khi ký hợp đồng công ty phải quy định rõ mức bồi thường khi không thực hiện hợp đồng, giá ký kết trong hợp đồng là giá sàn “ khi giá xuống thấp thì lấy giá đó giao dịch, khi giá lên thì điều chỉnh lại theo thỏa thuận của hai bên”.

58

Thành lập một bộ phận đảm bảo chất lượng sản phẩm với nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra chất lượng nguyên liệu, thành phẩm, nghiên cứu các tiêu chuẩn có liên quan để triển khai, áp dụng tại công ty.

Để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì công ty phải tạo thêm nhiều sản phẩm mới, tùy theo nhu cầu và xu hướng tiêu thụ của từng thị trường cần đưa ra những sản phẩm phù hợp mang tính cạnh tranh cao so với các đối thủ từ đó tăng khả năng cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ khác.

Công ty cần xác định hệ thống các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty, tăng cường đầu tư vào việc sản xuất các sản phẩm có giá trị.

Về chất lượng sản phẩm công ty phải luôn đảm bảo bởi đây là một yếu tố quan trọng để cạnh tranh với đối thủ, nếu đảm bảo được chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì giá có cao hơn đối thủ khách hàng vẫn tìm đến công ty.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó là bao bì của sản phẩm. Đây là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, nó vừa có chức năng là bảo vệ sản phẩm, chống lại những tác động từ môi trường bên ngoài, vừa có nhiệm vụ là truyền đạt đến khách hàng những thông tin về thương hiệu, sản phẩm, địa chỉ công ty, và bao bì còn có chức năng là làm sao để thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đến sản phẩm. Với tầm quan trọng như vậy công ty nên chú ý đến chất lượng, mẫu mã và sự tiện dụng của bao bì khi thiết kế, tạo ra những bao bì đẹp phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.

3.4. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với Công ty

Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những biện pháp và kế hoạch xuất khẩu hợp lý.

59

Thực hiện tiếp tục đa dạng hóa thị trường và da dạng hóa sản phẩm. Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu vào các thị trường chủ lực.

Đầu tư các nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá, phát triển thị trường mở rộng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty TNHH PHƯỚC THỊNH (Trang 50 - 62)