Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến số nhánh đẻ của giống lúa HT1

Một phần của tài liệu Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 (Trang 67 - 70)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến các chỉ tiêu nghiên cứu của giống lúa HT1

3.2.4. Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến số nhánh đẻ của giống lúa HT1

Số nhánh đẻ là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan rất chặt đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất thu hoạch. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Đ iều kiện thời tiết, mật độ gieo cấy, kỹ thuật làm đất, bón phân và chế độ tưới nước. Nếu đất tốt đủ dinh dưỡng, đảm bảo nước tưới, ánh sáng và mật độ cấy phù hợp thì tỷ lệ đẻ nhánh trong quần thể ruộng cấy cao và ngược lại thì đẻ nhánh ít và ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch sau này. Trên thực tế chúng ta thấy nếu ruộng lúa có áp dụng các biện pháp kỹ thuật đúng thì ruộng đó đạt năng suất cao.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của phân bón và lượng giống gieo đến tăng trưởng số nhánh qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa HT1 được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến số nhánh đẻ của giống lúa HT1

Đơn vị: nhánh/khóm

Công thức Tuần sau đẻ nhánh

Mức phân

Lƣợng

giống 2 4 6 8

P1

G1 2,20 2,93 5,93 8,07

G2 2,07 2,87 5,67 7,80

G3 (ĐC1) 2,07 2,73 5,53 7,47

Trung bình P1 2,11 2,84 5,71 7,78

P2

G1 2,40 3,13 6,13 9,13

G2 2,27 3,00 5,87 8,53

G3 (ĐC2) 2,13 2,93 5,73 8,27

Trung bình P2 2,27 3,02 5,91 8,64

P3

G1 2,47 3,27 6,33 10,27

G2 2,27 3,20 6,20 9,47

G3 (ĐC3) 2,40 3,20 6,07 9,00

Trung bình P3 2,38 3,22 6,20 9,58

Ảnh hưởng của phân * ** ** **

Ảnh hưởng của lượng

giống gieo ns * ** **

Ảnh hưởng tương tác ns * ** **

LSD 0,05 0,16 0,10 0.10 0.41

CV% 8,13 9,18 9,05 10,38

Bắt đầu vào thời kỳ đẻ nhánh, từ ngày thứ 30 sau gieo sạ, trong vòng hai tuần khả năng đẻ nhánh đạt từ 2,07 - 2,47 nhánh/khóm. Khả năng đẻ

nhánh tăng dần và tập trung đẻ nhánh rộ ở tuần sau đó, số nhánh ở tất cả các công thức bón đạt tối đa vào giai đoạn 8 tuần sau đẻ nhánh. Từ sau đẻ nhánh 8 tuần trở đ i số nhánh vô hiệu bắt đầu lụi dần đi cho đến ổn định vào giai đoạn hình thành bông hữu hiệu.

- Giai đoạn 2 tuần: G iai đoạn này do ảnh hưởng của thời tiết rét nên số nhánh đẻ còn thấp. Trong giai đoạn này khi bón tăng lượng phân đã làm tăng số nhánh đẻ. Ở giai đoạn này do chiều cao cây còn thấp nên lượng giống gieo sạ chưa làm ảnh hưởng tới khả năng đẻ nhánh của các công thức.

- Giai đoạn 4 tuần: Do thời tiết đã bớt rét và cây đã phát triến mạnh hơn nên cả lượng giống gieo và mức phân bón đều làm tăng số nhánh đẻ. Về lượng phân bón số nhánh đẻ cao nhất ở công thức P3 và giảm dần từ công thức P2 và P1. Riêng lượng giống gieo , chỉ có công thức G1 lớn hơn công thức G3, còn G1 bằng G2 và G2 bằng G3. Như vậy từ tuần thứ 4 tính từ khi đẻ nhánh do chiều cao cây nên khả năng đẻ nhánh đã có phần thay đổi do sự cạnh tranh về ánh sáng ở các công thức.

- Giai đoạn 6 tuần: Đây là giai đoạn cây lúa đã phát triển tương đối hoàn chỉnh nên số nhánh đẻ tăng khi tăng lượng phân bón (đạm và kali), nhánh đẻ đạt cao nhất ở công thức P3 sau đó là P2 và P1. Tại cùng một mức phân bón, ở các lượng giống gieo khác nhau thì số nhánh đẻ cũng khác nhau.

Khi tăng lượng giống gieo sạ đã làm giảm số nhánh đẻ. Điều này cho thấy, khi chiều cao cây đủ lớn thì khả năng đẻ nhánh phụ thuộc vào mật độ cây/m2.

- Giai đoạn 8 tuần: G iai đoạn này chiều cao cây đã đạt khá cao, trên 77cm, nên chỉ ở công thức G1 với lượng gieo sạ 60kg/ha là có tổng số nhánh đẻ lớn 9,16 nhánh/khóm và lớn hơn hai công thức còn lại. Về lượng phân bón, khi tăng mức phân khả năng đẻ nhánh của cây cũng cao hơn.

- Số nhánh hữu hiệu:

Số nhánh hữu hiệu tăng khi bón tăng mức phân bón. Tại cùng một tổ hợp phân bón, số lượng giống gieo sạ giảm thì số nhánh hữu hiệu tăng.

S nhánh hu 6 5 4 3 2 1

0

P1G1 P1G2 P1G3 P2G1 P2G2 P2G3 P3G1 P3G2 P3G3 Công thức

Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của phân bón và lượng giống đến số nhánh hữu hiệu

Như vậy: Trong giai đoạn đầu số nhánh đẻ tăng mạnh khi bón tăng tổ hợp phân bón, nhưng số nhánh hữu hiệu cũng tăng khi giảm lượng giống. Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu của Phạm Văn Cường và Cs khi cho rằng giảm mật gieo cấy sẽ làm tăng số nhánh hữu hiệu.

Một phần của tài liệu Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)