Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến các chỉ tiêu nghiên cứu của giống lúa HT1
3.2.8. Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa HT1
Năng suất lúa là một yếu tố quan trọng nhất phản ánh kết quả sinh trưởng phát triển của cây lúa. Trong thí nghiệm năng suất là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Năng suất lúa được tạo thành bởi các yếu tố như: Số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Khi các yếu tố này đạt tố i ưu năng suất lúa sẽ đạt cao nhất.
Mặt khác, các kết quả nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển cũng chỉ là cơ sở cho việc hình thành năng suất và các yếu tố đó là cơ sở để dự đoán khả năng cho năng suất của lúa.
Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa HT1 được thể hiện ở bảng 3.9.
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa HT1
Công thức Các c hỉ ti êu theo dõi Mức phân Lƣợng
gi ống
Số bông/m2
Tổ ng hạt/ bông
Hạt chắc/
bông
P1000hạt (g)
NSLT (tạ/ha)
NSTT (tạ/ha)
P1
G1 569,50 80,80 67,77 23,90 92,27 59,20
G2 661,30 74,30 65,23 23,87 102,88 61,03
G3 (ĐC1) 657,67 72,23 61,03 23,77 95,28 62,03
Trung bình P1 629,49 75,78 64,68 23,84 96,81 60,76 P2
G1 660,41 89,80 73,47 24,10 117,02 63,23
G2 764,09 85,53 70,50 24,03 129,33 65,33
G3 (ĐC2) 730,88 80,60 68,80 24,03 120,77 65,70
Trung bình P2 718,46 85,31 70,92 24,06 122,37 64,76 P3
G1 663,93 83,37 71,53 24,17 109,59 63,37
G2 765,02 81,53 67,83 24,07 120,11 66,27
G3 (ĐC3) 748,10 77,10 63,97 24,03 110,32 66,33
Trung bình P3 725,69 80,67 67,78 24,09 113,34 65,32
Ảnh hưởng của phân ** ** ** ** ** **
Ảnh hưởng của lượng
giống gieo ** ** ** ** ** **
Ảnh hưởng tương t ác ** ** ** * ** **
LSD 0,05 17,18 2,95 1,95 0,07 3,20 0,72
CV% 10,01 11,39 8,22 2,58 8,50 7,28
* Số bông/m2
Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất lúa thì số bông là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất trong khi đó số hạt và trọng lượng hạt đóng góp 26%. Trong sản xuất thực tế đối với lúa gieo sạ thì vai trò của số bông/m2 càng có ý nghĩa rất quan trọng.
Bởi lúa gieo sạ có mật độ dầy gấp 3-5 lần so với lúa cấy, nên mật độ của quần thể lớn do vậy số bông/m2 sẽ rất lớn.
Tuy nhiên, số bông/m2 lại làm ảnh hưởng tới chất lượng của bông. Nếu số bông/m2 quá cao sẽ làm giảm chất lượng của bông, nghĩa là làm giảm số lượng hạt chắc/bông. Số lượng bông hữu hiệu/m2 chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố từ lượng giống gieo, phân bón, quá trình điều tiết nước, thời gian đẻ nhánh,... Trong thí nghiệm, số bông/m2 là yếu tố có độ biến động lớn và chịu ảnh hưởng rất rõ bởi các mức phân bón và lượng giống gieo sạ, giữa các công thức số bông/m2 giao động từ 569,5 - 765,02 bông/m2.
Khi tăng mức phân bón đã làm tăng số bông/m2. Điều này cho thấy được vai trò của phân bón trong việc hình thành bộ phận kinh tế. Trong cùng một mức phân bón thì diễn biến ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ như sau:
+ Ở mức phân P1: Số bông/m2 đạt 569,5 - 661,30 bông, đạt cao nhất ở công thức G2 với 661,30 bông/m2 tiếp theo là công thức G3 và thấp nhất là công thức G1.
+ Ở mức bón P2 và P3: Diễn biến của số bông/m2 cũng tương tự như ở mức bón P1, đạt cao nhất ở công thức G2, tiếp theo là G3 và thấp nhất là công thức G1.
* Số hạt/bông
Tổng số hạt/bông là một chỉ tiêu thể hiện tiềm năng cho năng suất của giống. Tổng số hạt/bông trong các công thức thí nghiệm giao động từ 72,23 - 89,80 hạt. Chỉ tiêu này tăng khi tăng mức phân bón từ P1 đến P2 và P3. Trong
cùng một mức phân, số hạt/ bông đạt cao nhất trong công thức được gieo sạ với lượng giống 75kg/ ha tiếp theo là công thức gieo 90kg/ha, đạt thấp nhất là công thức gieo với lượng giống thấp 60kg/ha.
Qua kết quả này cho thấy, đây là chỉ tiêu thể hiện tiềm năng của giống khi được thâm canh cao, đặc biệt lượng giống gieo hợp lý có thể nâng cao được số hạt/bông.
*Hạt chắc/bông
Số hạt chắc/ bông là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực thu của lúa. Đây là yếu tố không những phụ thuộc vào phân bón hay lượng giống gieo mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như thời gian kết thúc đẻ nhánh, khả năng điều tiết nước và các yếu tố thời tiết khí hậu.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, số hạt chắc/bông trong các công thức thí nghiệm đạt từ 61,03 - 73,47 hạt/ bông, trong đó đạt cao nhất ở công thức P2G1. Điều này cho thấy, mức phân bón thứ hai 100N + 90K2O cho hiệu quả cao nhất trong việc quyết định số hạt chắc/bông. Về lượng giống, khi gieo với mật độ thưa (60kg giống/ha) thì khả năng tích luỹ vật chất khô vào hạt cao nên số lượng hạt chắc đạt cao nhất, khi tăng lượng giống thì số hạt chắc/bông giảm đ i.
*Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng 1000 hạt phụ thuộc vào bản chất di truyền của mỗi giống.
Đây là một chỉ tiêu ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố canh tác... Tuy nhiên, trong thực tế trọng lượng 1000 hạt chỉ đạt gần đến giá trị của giống khi được thâm canh cao. Trong thí nghiệm, khi bón ở mức phân P1 (80N + 70K2O/ ha) cho trọng lượng 1000 hạt thấp hơn 2 mức phân bón P2, P3. Trọng
lượng 1000 hạt thấp nhất khi kết hợp với lượng giống gieo 90kg/ ha (23,77g).
Trọng lượng 1000 hạt đạt cao nhất ở công thức P3 (120N + 110 K2O/ ha) và với lượng giống gieo 60kg/ ha.
* Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết là yếu tố thể hiện tiềm năng cho năng suất của giống, năng suất lý thuyết cao hay thấp thể hiện khả năng cho thu hoạch cao hay thấp. Đây là yếu tố tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất lý thuyết đạt trung bình từ 92,27 - 129,33 tạ/ha. Năng suất lý thuyết đạt cao nhất ở mức bón phân thứ hai (P2) tiếp đến là công thức P3 và thấp nhất ở công thức P1. Về lượng giống gieo, đạt hiệu quả cao nhất ở lượng giống 75kg/ha.
* Năng suất thực thu
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nó i riêng thì yếu tố quan trọng nhất mà người ta quan tâm là năng suất thực thu.
Năng suất thực thu là chỉ tiêu đánh giá sự thành công hay thất bại của một giống lúa. Trong thí nghiệm, nó thể hiện khả n ăng và tiềm năng cho năng suất của các công thức.
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Năng suất thực thu trong các công thức thí nghiệm đạt khá cao từ 59,20 - 66,33 tạ/ha. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất thực thu cho thấy, năng suất thực thu tăng khi bón tăng mức phân từ P1 lên P2, nhưng bón tăng mức phân P2 lên P3 thì năng suất tăng lên không đáng kể. Đ iều này cho thấy, đối với giống lúa thuần HT1 thì năng suất thực thu đạt tố i đa khi bón phân ở mức phân P2, có nghĩa là ngưỡng phân bón cao nhất của giống lúa này là 100 N + 90 K2O + 100 P2O5 + 15 tấn phân chuồng còn khi tăng lượng phân lên nữa thì năng suất không tăng đáng kể.
NS (tạ/ha) 67 65 63 61 59 57
55
P1G1 P1G2 P1G3 P2G1 P2G2 P2G3 P3G1 P3G2 P3G3 Công thức
Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của phân bón và lượng giống đến năng suất thực thu
Trong cùng một mức bón phân, ảnh hưởng của lượng giống đến năng suất thực thu như sau: Ở lượng giống gieo 60kg/ha năng suất của các công thức đạt 59,20 - 63,37 tạ/ha, khi tăng lượng giống lên 75kg/ha thì năng suất tăng lên đạt 61,03 - 66,27 tạ/ha. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng lượng giống gieo len đến 90kg/ha thì năng suất tăng lên không đáng kể.
Tóm lại, năng suất thực thu là một nhân tố phụ thuộc vào rất nhiều vào các biến độc lập khác như các yếu tố cấu thành năng suất, phân bón, lượng giống gieo, thời gian đẻ nhánh, thời gian trỗ,... Nó là yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế và khả năng ứng dụng của một giống lúa vào thực tế. Trong thí nghiệm, năng suất thực thu đạt cao hơn ở công thức P2, P3 và đạt hiệu quả cao hơn khi được gieo với lượng giống 75 - 90kg/ha.