Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến các chỉ tiêu nghiên cứu của giống lúa HT1
3.2.9. Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống lúa HT1 (g/khóm)
3.2.9.2. Khả năng chống chịu bệnh
Ở nước ta bệnh này phát triển quanh năm ở bất kỳ thời kỳ sinh trưởng nào. Khi bệnh xuất hiện trên mạ nếu bị nặng làm lụi đi từng đám. Khi phát triển trên lá lúa làm cho lá b ị khô dần và cả cây b ị lụi đ i. Khi bệnh phát triển mạnh trên cổ bông làm cho bông gãy gục, lúa lép hoặc gây hiện tượng bông bạc. Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ 20-30 0C ẩm độ 90%.
Qua theo dõi cho thấy: Trong vụ xuân năm 2007 xuất hiện 4 loại bệnh chính là Khô vằn, Bạc lá, Đen lép hạt và đạo ôn. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các bệnh khác nhau đến giống lúa Hương thơm số1 là khác nhau.
Hơn nữa cùng một loại bệnh nhưng tổ hợp phân bón và lượng giống khác nhau thì cũng ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ bị hại của bệnh.
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến khả năng chống chịu bệnh của giống lúa HT1
Công thức Các l oại bệnh
Mức phân
Lƣợng gi ống
Khô vằn Bạc l á Đen l ép hạt Đạo ô n Tỷ l ệ
bệnh (%)
Cấp bệnh
Tỷ l ệ bệnh (%)
Cấp bệnh
Tỷ l ệ bệnh (%)
Cấp bệnh
Tỷ l ệ bệnh (%)
Cấp bệnh
P1
G1 12,1 3 - 0 6,6 1 - 0
G2 9,3 1 - 0 5,8 1 - 0
G3
(ĐC1) 18,2 3 - 0 16,5 3 - 0
Trung bình P3 13,2 1 -3 - 0 9,6 1 -3 - 0
P2
G1 22,8 1 - 0 6,8 1 2,8 1
G2 28,4 3 - 0 4,1 0 3,5 0
G3
(ĐC2) 32,5 3 - 0 11,8 3 4,8 1
Trung bình P3 27,9 1 - 3 - 0 7,7 1 - 3 3,7 1
P3
G1 35,6 3 8,8 1 18,9 3 5,6 1
G2 38,4 3 12,8 3 8,9 1 6,5 0
G3
(ĐC3) 43,8 5 16,5 3 12,3 3 12,5 2 Trung bình P3 39,3 3 - 5 12,7 1 - 3 13,4 1 - 3 8,2 1 - 2 Thời đi ểm phát
si nh, gây hại
Làm đòng, trỗ
và chí n Trỗ và chí n Trỗ và chí n Đẻ nhánh, trỗ
- Bệnh khô vằn: Bệnh khô vằn (đốm vằn) (Rhizoctonia solani Palo) là đối tượng bệnh hại nghiêm trọng thứ hai sau bệnh đạo ôn và cũng là loài bệnh hại chủ yếu trên lúa. Cây lúa khi b ị nhiễm bệnh khô vằn thì chất lượng hạt gạo sẽ bị giảm (hạt lúa bị lép, lúa khi xay bị nát) đồng thời năng suất có thể bị giảm từ 20-25%. Như vậy có thể thấy là việc phòng và chữa bệnh khô vằn là một việc làm rất quan trọng, hiểu b iết rõ về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh khô vằn là cực kỳ cần thiết.
Qua theo dõi trên các ô thí nghiệm cho thấy: bệnh khô vằn gây hại chủ yếu ở bẹ lá, phiến lá và cổ bông, các bẹ lá nằm sát phía dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.
Về diễn biến của bệnh khô vằn trong ruộng lúa thí nghiệm thì: Khi tăng mức phân bón thì tỷ lệ bệnh tăng và cấp bệnh cũng tăng. Đặc biệt là tại mức phân bón P3 bệnh xuất hiện 35,6 - 43,8% và cấp bệnh từ 3 - 5. Trong cùng một mức phân bón thì giảm lượng giống gieo sạ tỷ lệ bênh và cấp bênh có giảm, với lượng giống gieo sạ G1 (60kg/ ha) thì giảm 1 cấp bệnh so với đối chứng G3 gieo sạ với lượng giống 90kg/ha. Theo đó, khi bón phân với liều lượng cao và lượng giống lớn sẽ làm tăng tỷ lệ bệnh và cấp bệnh cho giống lúa Hương thơm số 1.
- Bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzea): Qua theo dõi về diễn b iến bệnh bạc lá trong ruộng lúa thí nghiêm thì thấy rằng: Phần lớn các công thức thí nghiệm đều không thấy xuất hiện loại bệnh này, chỉ các công thức ở mức bón phân P3 có xuất hiện bệnh bạc lá với tỉ lệ là 12,8 - 16,5% cấp bênh từ 1 - 3.
Trong mức bón phân này cũng cho thấy lượng giống gieo có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ bệnh và cấp bệnh. Tuy bệnh bạc lá xuất hiện với cấp bệnh nhẹ nhưng khi mắc bệnh thì cây không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi hạt, từ đó những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép rất cao, làm giảm năng suất rất lớn, có thể mất trên 50% năng suất. Do vậy việc điều chỉnh chế độ phân bón và lượng giống là hết sức quan trọng để hạn chế sự phát sinh của loại bệnh này.
- Bệnh đen lép hạt: Do vi khuẩn Ps cudomonas glumae (Tên mới Bukhoderia glumae) Bệnh đen lép hạt do tập đoàn nấm và vi khuẩn gây hại, trong đó các chủng loại nấm thông thường như: Khô vằn, đạo ôn, đốm nâu, tiêm lửa, tiêm hạch... chiếm tới trên 90% nguyên nhân gây bệnh. Bệnh đen lép hạt thường xâm nhập vào hoa lúa rất sớm, ngay từ khi hoa lúa đang thụ phấn, thụ tinh. Bệnh nặng, phát triển sớm làm toàn bộ bông lúa nhiễm bệnh đen lép, hạt không ngậm màu. Bệnh nhẹ, vết bệnh trên hạt thóc là những đốm đen, chấm đen nhỏ, hạt gạo gẫy nát, chất lượng gạo xay giảm sút.
Qua theo dõi trong ruộng lúa thí nghiệm cho thấy: bệnh xuất hiện với tỷ lệ thấp và cấp bệnh nhẹ, cao nhất là cấp 3. Sử ảnh hưởng của mức phân bón là không rõ ràng, tuy nhiên với lượng giống gieo trung bình là 75kg/ha thì không thấy bệnh xuất hiện hoặc xuất hiện với cấp bệnh 1.
- Bệnh đạo ôn (Pirycularia oryzea): Nấm bệnh đạo ôn ưa nhiệt độ tương đối thấp. Nhiệt độ 20-280C, ẩm độ không khí cao đến bão hòa (90- 100%) và thời tiết âm u trong tháng 3 - 4 lúa xuân rất thích hợp cho bệnh phát sinh gây hại nặng.
Chân ruộng hẩu, nhiều mùn, trũng ẩm, khó thoát nước; vùng đất mới vỡ hoang, đất nhẹ giữ nước kém, khô hạn và những chân ruộng có lớp sét nông, nghèo dinh dưỡng, bón ít phân chuồng, rất phù hợp cho nấm bệnh đạo ôn phát triển và gây hại.
Trong ruộng thí nghiệm thì thấy bệnh xuất hiện với tỷ lệ và cấp bệnh thấp, thậm chí là không xuất hiện ở mức bón phân P1. Đặc biệt là tại mức bón phân P2 và P3 thì lượng giống gieo sạ G2 (75kg/ha) không thấy bệnh xuất hiện, điều này có thể là lượng giống G2 là cân đối với mức bón phân P2 và P3 nên không xuất hiện bệnh đậo ôn. Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây về sâu bệnh khi cho rằng nếu chế độ phân bón cân đối với mật độ gieo cấy sẽ làm giảm sự phát sinh sâu bênh.
Như vậy, qua theo dõi về 4 loại bênh xuất hiện trong ruộng lúa thí nghiệm cho thấy rằng: Khi tăng mức phân bón thì làm tăng tỷ lệ bệnh và cấp bệnh. Trong cùng một mức phân bón thì giảm lượng giống sẽ giảm tỷ lệ bệnh và cấp bệnh. Đặc biệt là lượng giống G2 (75kg/ha) làm giảm cấp bệnh, thậm chí còn không thấy xuất hiện 2 bệnh là đen lép hạt và đạo ôn.