Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến các chỉ tiêu nghiên cứu của giống lúa HT1
3.2.9. Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống lúa HT1 (g/khóm)
3.2.9.1. Khả năng chống chịu sâu
Đối với vụ xuân thời gian đầu do nhiệt độ thấp và độ ẩm cao nên tạo điệu kiện cho các loại sâu phát triển. Qua theo dõi về tình hình sâu hại của các công thức thí nghiệm chúng tô i thu thập được các số liệu ở bảng 3.10.
Qua bảng 3.10 cho thấy: Trong vụ xuân 2007 có 4 loại sâu hại chính trên ruộng lúa thí nghiệm là: sâu cuốn lá nhỏ. Rầy lưng trắng, Bọ xít đen và sâu đục thân. Tuy nhiên, mật độ của các loại sâu gây hại không cao và mức độ ảnh hưởng của chúng tới từng công thức thí nghiệm cũng khác nhau.
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến khả năng chống chịu sâu của giống lúa HT1
Công thức Các loại sâu
Mức phân
Lƣợng giống
Sâu cuốn l á nhỏ (con/m2)
Rầy l ƣng trắng (con/m2)
Bọ xít đen (con/m2)
Sâu đục thân (con/m2)
P1
G1 4,3 75,7 2 0
G2 8,3 102,3 6 0
G3 (ĐC1) 15,7 168 10 2
Trung bình P1 9,43 115,3 6,0 0,67
P2
G1 45,7 248 0 0
G2 55 352 3 0
G3 (ĐC2) 63,3 462,7 10 0
Trung bình P2 54,7 354,2 4,33 0
P3
G1 82,7 689,7 2 0
G2 98,7 900,3 6 0
G3 (ĐC3) 118,3 1112,7 8 4
Trung bình P3 99,9 900,9 5,33 1,33
Thời điểm phát si nh Đẻ nhánh,
làm đòng Đẻ nhánh rộ Đẻ nhánh rộ đến có đòng
Đẻ nhánh đến làm đòng
- Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis medinales G): Phát triển vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ, đợt này tỷ lệ lá bị sâu hại có thể tương đối cao, nhưng ảnh hưởng của chúng tới sinh trưởng của cây lúa sẽ không nhiều lắm, vì khi bị tổn hại cây lúa sẽ nhanh chóng ra lá mới, dảnh mới để bù đắp những gì đã mất. Đợt sâu thứ hai thường trùng vào lúc cây lúa làm đòng, trổ bông, ngậm sữa. Đợt này sâu trực tiếp tấn công trên lá đòng nên sẽ ảnh hưởng đến năng xuất lúa.
Qua theo dõi các công thức thí nghiệm cho thấy: mật độ loại sâu này tăng nhiều khi bón tăng mức phân. Trong cùng một mức phân thì khi giảm lượng giống xuống còn G2 và G1 thì mật độ sâu cuốn lá nhỏ cũng giảm một cách rõ rệt. Điều này cho thấy việc gieo lượng giống cao làm mật độ quần thể ruộng lúa quá dầy là nguyên nhân chính làm tăng mật độ sâu cuốn lá nhỏ.
- Rầy lưng trắng: Xuất hiện từ đầu vụ đến giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ mật độ rầy lưng trắng tăng rất nhiều khi tăng nền phân bón và cũng tăng khi tăng lượng giống. Công thức P3G3 mật độ cao nhất là 1112,7 (con/m2). Tuy nhiên, sau thời kì đẻ nhánh mật độ nhanh chóng giảm xuống nhờ phòng trừ kịp thời nên không ảnh hưởng nhiều đến các giai đoạn sau và năng xuất.
- Bọ xít đen (Scotinophara spp)): Do trong thời gian đầu mưa nhiều thích hợp cho bọ xít đen phát triển, phát s inh gây hại khi lúa ở giai đoạn đẻ nhánh rộ đến có đòng. Tuy nhiên, khác với tình hình phát triển của sâu cuốn lá nhỏ và rầy lưng trắng thì mật độ của bọ xít đen chủ yếu là do lượng giống gieo gây nên. Trong cùng một mức phân bón thì lượng giống gieo G3 có mật độ bọ xít đen cao hơn hẳn so với G1 và G2. Cụ thể là: P1G3 có mật độ 10 (con/m2) cao hơn hẳn P1G2 là 6 (con/m2) và P1G1 là 2 (con/m2); P2G3 cũng có mật độ cao 10 (con/m2) và P3G3 có giảm chút ít là 8 (con/m2).
- Sâu đục thân (Scirpophagaincertulas): Đây là loại sâu nếu xuất hiện với mật độ cao thì phá hại rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất cho ruộng lúa nhưng qua theo dõi trên thí nghiệm cho thấy: thời gian đầu trong giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng thì sâu đục thân xuất hiện với mật độ thấp và chỉ thấy xuất hiện trên 2 công thức thí nghiệm là P1G3 có 2 (con/m2) và công thức P3G3 có 4 (con/m2) các công thức còn lại không thấy xuất hiên.
Theo đó, đối với sâu đục thân thì lượng giống có ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh, phát triển của sâu đục thân.
Như vậy: Về tình hình phát s inh phát triển sâu hại trong ruộng lúa thí nghiệm thì không làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình trỗ bông và năng suất.
Tuy nhiên mật độ các loại sâu chịu ảnh hưởng của cả 2 nhân tố là tăng khi tăng mức phân bón và tăng lượng giống, trong yếu tố lượng giống ảnh hưởng làm tăng mật độ sâu một cách rõ rệt hơn. Nên trong sản xuất giống lúa HT1 không nên gieo sạ với khố i lượng giống quá cao sẽ tạo điều kiện cho các loại sâu phát sinh phát triển mạnh và đ i đôi với vấn đề lượng giống thì cũng cần có chế độ phân bón một cách hợp lý.