Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế người nghèo và chi của bảo hiểm y tế cho người nghèo năm 2007 tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 39)

1.5.1. Kết quả điều tra hộ nghèo năm 2004 của Cục thống kê TP HCM cho thấy một số tỉ lệ đặc điểm dân số học của người nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh như sau: nữ chiếm 52,34%; phân bố theo tuổi, dưới 6 tuổi (8%), 7-9 tuổi (5%), 10-19 tuổi (22%), 20-29 tuổi (18%), 30-39 tuổi (17%), 40-49 tuổi

25

(15%), 50-59 tuổi (7%), 60-69 tuổi (4%), 70-79 tuổi (3%), ≥ 80 tuổi (1%);

phân bố theo trình độ học vấn, mù chữ (17%), cấp 1 (35%), cấp 2 (33%), cấp 3 (13%), cao đẳng-đại học (2%); phân bố theo tình trạng lao động, không việc làm (17%), có việc làm thu nhập ổn định (36%), có việc làm thu nhập không ổn định (14%), nội trợ (8%), chỉ đi học (23%), vừa đi học vừa đi làm (1%); phân bố theo tình trạng sức khỏe, sức khỏe bình thường (88%), bệnh nan y mạn tính và tàn tật (12%) [13].

1.5.2. Nghiên cứu ”Viện phí và nguời nghèo ở Việt Nam” Phạm Huy Dũng và cộng sự công bố năm 1999[22]. Tác giả nhận thấy chất lượng chăm sóc y tế cho người nghèo kém hơn so với chất lượng của các bệnh nhân trả tiền.

Phân tích số liệu từ bệnh án của bác sĩ cho thấy số ngày nằm viện của những bệnh nhân được miễn phí dài hơn số ngày nằm viện của những bệnh nhân trả tiền. Ngược lại, chi phí khám chữa bệnh cho những bệnh nhân này thấp nhất ở tất cả các địa phương trừ tỉnh Bắc Kạn, Trong khi đó, chi phí cho thuốc chiếm chủ yếu trong chi phí khám chữa bệnh. Do đó, những bệnh nhân này có thể đã được chữa bệnh với số lượng thuốc ít hơn và rẻ hơn so với những bệnh nhân trả tiền.

1.5.3. Nghiên cứu “Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo trong giai đoạn hiện nay” của Lê Quang Hoành và cộng sự công bố tại Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2000. Các tác giả kết luận: Có nhiều hình thức KCB miễn giảm phí cho người nghèo. Tuy nhiên, cấp thẻ BHYT cho người nghèo là hình thức có tính ưu việt nhất. [39]

1.5.4. Nghiên cứu: “Những yếu tố chính ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại 2 trạm y tế xã ở một huyện của Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Thị Thanh, và cộng sự công bố tại Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2002[56]. Tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tiến hành tại 2 xã thuộc huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Hai trăm hộ gia đình được điều tra nhằm thu thập các thông tin về tình hình ốm đau cũng như tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người dân.

26

Kết quả: Tỉ lệ sử dụng dịch vụ y tế của người dân ở 2 xã nghiên cứu rất khác nhau, 45,7% và 15,8%. Lý do chính của việc ít sử dụng dịch vụ tại trạm y tế (TYT) xã của người nghèo là khó khăn về kinh tế. Người nghèo chủ yếu tự mua thuốc điều trị ở hiệu thuốc tư nhân. Đối với người dân không nghèo, việc người dân lựa chọn hoặc không lựa chọn TYT xã để khám chữa bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thứ nhất, sự phát triển của y tế tư nhân (bao gồm cả thầy thuốc công có khám chữa bệnh ngoài giờ) làm cho người dân có nhiều khả năng lựa chọn hơn và thường đến y tế tư nhân khám chữa bệnh. Thứ hai, chất lượng khám chữa bệnh của TYT xã cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ y tế tại TYT xã của người dân. Hầu hết người dân đều mong muốn được khám chữa bệnh (KCB) tại TYT xã nếu chất lượng khám chữa bệnh của TYT xã được nâng cao. Yếu tố ảnh hưởng thứ ba là chi phí khám chữa bệnh và cách chi trả. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí KCB tại TYT xã cao hơn chi phí KCB ở cơ sở y tế tư nhân, người dân phải chi trả trực tiếp và chi trả ngay cho cơ sở y tế nhà nước trong khi có thể được nợ tiền khi KCB ở cơ sở y tế tư nhân. Sự thuận tiện của cơ sở y tế về khoảng cách cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ y tế tại TYT xã của người dân.

1.5.5. Nghiên cứu “Sự mất công bằng trong chăm sóc sức khỏe và trong việc sử dụng các dịch vụ y tế ở Ba Vì, Hà Tây” Phạm Huy Dũng và cộng sự công bố năm 2002[23]. Tác giả nhận thấy có sự chênh lệch về tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK giữa các nhóm xã hội khác nhau. Nhóm nghèo, cận nghèo có tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhưng khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK lại thấp hơn so với nhóm khá, giàu. Tất cả các nhóm xã hội sử dụng dịch vụ y tế tư nhân cao gấp 3 lần dịch vụ y tế công.

1.5.6. Nghiên cứu “Tác động của quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo đối với hộ gia đình nghèo tại hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang” Đàm Viết Cương và cộng sự công bố năm 2005[18]. Nghiên cứu phát hiện ra những

27

điểm còn hạn chế khi triển khai quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo như:

năng lực của tuyến tỉnh và các tuyến dưới trong việc quản lý quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo còn yếu; nhận thức của người nghèo về quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo còn rất hạn chế; sự hài lòng của người nghèo đối với các dịch vụ y tế được cung cấp bao gồm cả nội trú và ngoại trú nhìn chung còn thấp; có một tỉ lệ đáng kể người hưởng lợi từ quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo đã không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế/thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo khi đi khám ở các cơ sở y tế nhà nước

1.5.7. Nghiên cứu “Sự khác biệt về giới trong sẵn sàng chi trả cho mô hình BHYT dựa vào cộng đồng ở một vùng nông thôn Việt Nam” Vương Lan Mai công bố năm 2005[49]. Tác giả nhận thấy: so với nam giới, nữ giới có trình độ học vấn thấp hơn, tỷ lệ có bảo hiểm (bất kỳ loại nào) thấp hơn, tỷ lệ nữ giới là nông dân cao hơn, thuộc hộ nghèo cao hơn. Những đặc điểm này đã ảnh hưởng tới sự khác bịêt trong sẵn sàng chi trả cho mô hình BHYT dựa vào cộng đồng của nam và nữ. Nam giới sẵn sàng chi trả cao hơn nữ giới.

Mức phí trung bình nam giới sẵn sàng chi trả là 20.073 đồng trong khi đó nữ giới sẵn sàng chi trả 16.682 đồng. Người nghèo sẵn sàng chi trả thấp hơn người giàu.

1.5.8. Nghiên cứu: “Khảo sát chỉ số hài lòng của người dân về dịch vụ công năm 2006 tại thành phố Hồ Chí Minh” [52] Nguyễn Văn Quang và cộng sự ghi nhận:

Về việc chọn nơi khám, chữa bệnh, ý kiến trả lời của người dân được khảo sát cho thấy có nhiều nguyên nhân: cơ sở y tế gần nhà 18,7%, cơ sở y tế có đăng ký BHYT 17,0%, có khả năng khám điều trị tốt 14,4%, có y bác sĩ giỏi 2,1%, có trang bị y tế tốt 8,8%, vài ý kiến cho là do loại bệnh đòi hỏi tuyến y tế chuyên ngành điều trị. Thời gian chờ khám cũng là một trong những yếu tố quyết định đến mức độ hài lòng của người dân, có đến 47% ý kiến cho rằng chờ khám bệnh chỉ mất dưới 30 phút, 30,9% ý kiến cho rằng phải mất từ 30 đến 60 phút chờ đợi để được khám, chữa bệnh và thời gian chờ

28

đợi để được khám, chữa bệnh ở khu vực y tế tư nhân ít hơn các tuyến y tế nhà nước. Chất lượng phục vụ còn thể hiện ở tỷ lệ hài lòng về chẩn đoán và điều trị đúng bệnh, sự cảm nhận của người bệnh được chẩn đoán đúng bệnh, cho đúng thuốc khá cao, đạt 88% ý kiến. Về thái độ phục vụ, 59,6% ý kiến cho rằng các tuyến y tế, nhân viên y tế có thái độ sẵn sàng tiếp nhận khám chữa bệnh là tốt, 34,8% là bình thường và vẫn còn 5,2% là không tốt.

Về kiến nghị chung: hầu hết ý kiến đều đề cập đến những vấn đề đang bức xúc hiện nay của ngành y tế như: đầu tư thiết bị hiện đại, nhất là cho các Trung tâm y tế Quận Huyện (14,6%); Mở nhiều cơ sở khám bệnh, nhất là các bênh viện lớn trên địa bàn thành phố (14,3%); Cần chấn chỉnh thái độ phục vụ (10,6%); Giảm bớt chi phí khám chữa bệnh (10,5%)

1.5.9. Nghiên cứu “Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại năm tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên” Đàm Viết Cương và cộng sự công bố năm 2007[20] phát hiện: trạm y tế xã là cơ sở y tế chủ yếu cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) ngoại trú cho người nghèo ở các tỉnh nghiên cứu, chiếm 82%. Y tế tư nhân có vai trò không đáng kể trong việc cung cấp dịch vụ CSSK, số lần sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú trung bình của người dân là 1 lần khám/người/năm, bệnh viện huyện là cơ sở y tế chủ yếu cung cấp các dịch vụ KCB nội trú, số lần sử dụng dịch vụ nội trú trung bình là: 4 lần KCB/100 người dân/năm, quỹ KCB cho người nghèo có tác động tích cực tới việc CSSK cho người nghèo trong nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cũng như giảm gánh nặng tài chính cho nhóm đối tượng hưởng lợi. Tuy nhiên một số đối tượng hưởng lợi chưa thực sự được hưởng lợi từ Quỹ KCB cho người nghèo. Nhiều người nghèo không đi KCB tại các cơ sở y tế. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ của người nghèo là: bệnh chưa nặng và khó khăn trong đi lại; chất lượng dịch vụ, đặc biệt tại tuyến xã còn hạn chế; khoảng cách, khó khăn về giao thông và thiếu hiểu biết về CSSK của một số đồng bào dân tộc thiểu số là những rào cản chính có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế;

29

một số đối tượng gặp khó khăn về tài chính trong KCB do phải trả thêm chi phí cho thuốc hoặc các chi phí gián tiếp khác như ăn uống và đi lại; thủ tục hành chính là một rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ CSSK tuyến trên.

1.5.10. Nghiên cứu “Tình hình bảo hiểm y tế, sử dụng dịch vụ y tế và chi tiêu y tế tại 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang: kết quả điều tra cơ bản” Đàm Viết Cương, Trần Văn Tiến và cộng sự công bố năm 2007[19].

Tổng số 2.394 hộ gia đình đã được phỏng vấn, kết quả cho thấy: độ bao phủ của BHYT tại các huyện nghiên cứu dao động từ 40-50%; người nghèo chiếm tỷ trọng cao trong tổng số người tham gia BHYT, tuy nhiên vẫn còn khoảng 20-30% hộ gia đình báo cáo thuộc diện hộ nghèo nhưng vẫn chưa được cấp thẻ BHYT; so với năm 2005, người nghèo đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhiều hơn; mức độ hài lòng với dịch vụ y tế trong số các bệnh nhân BHYT thấp hơn bệnh nhân tự trả phí; hai vấn đề chủ yếu làm bệnh nhân ít hài lòng là điều kiện cơ sở vật chất và thái độ của nhân viên y tế;

BHYT đã giúp người dân giảm rõ rệt chi phí khám chữa bệnh cả ngoại trú và nội trú, tuy nhiên bệnh nhân BHYT vẫn phải trả một khoản đáng kể khi đi khám chữa bệnh.

1.5.11. Nghiên cứu “Phát triển BHYT ở nông thôn công bằng và bền vững nhằm nâng cao chăm sóc sức khoẻ người dân - Báo cáo kết quả nghiên cứu định tính” Đàm Viết Cương và cộng sự công bố năm 2007[21]. Kết quả: các đối tượng tham gia nghiên cứu không hài lòng với dịch vụ KCB BHYT do phải chờ đợi lâu, quy trình KCB phức tạp, dịch vụ kém chất lượng, quyền lợi được hưởng hạn chế, thái độ của nhân viên y tế thiếu tận tình; người dân không sẵn sàng tham gia BHYT do thuốc BHYT và các dịch vụ xét nghiệm tại bệnh viện còn hạn chế; nhiều người dân chỉ sử dụng thẻ BHYT khi đi KCB nội trú. Khi ốm đau, người dân lựa chọn KCB tại cơ sở y tế nhà nước hay tư nhân phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Người dân thường đến các cơ sở y tế tư nhân và mua thuốc tại nhà thuốc tư khi mắc các bệnh thông thường. Mua thuốc tại nhà thuốc tư là hiện tượng phổ biến đối với cả

30

người có BHYT và không có BHYT

1.5.12. Bài viết BHYT cho người nghèo - Thực trạng và giải pháp” trên Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 6B/2009 (132) của Bùi Văn Hồng cho thấy: Đa số người nghèo do ở xa các trung tâm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh, đi lại khó khăn nên ngại đi KCB. Năm 2006, tần suất KCB của người nghèo chỉ có 0,92 lần/thẻ-năm, con số này của đối tượng bắt buộc khác là 2,87, tự nguyện học sinh là 1,05, cao nhất là đối tượng tự nguyện nhân dân 5,15. Tần suất KCB của đối tượng người nghèo là thấp nhất và chi phí một lần KCB bình quân (nội trú và ngoại trú) cũng thấp hơn một số đối tượng khác, chỉ có 68.000 đồng/lượt, thấp hơn cả mức bình quân 92.000 đồng của tất cả các đối tượng. Trong khi đó, đối tượng bắt buộc khác là 109. 000 đồng, tự nguyện nhân dân là 106.000 đồng [41].

31

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế người nghèo và chi của bảo hiểm y tế cho người nghèo năm 2007 tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)