Tỉ lệ đặc điểm dân số học của người nghèo được cấp BHYT

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế người nghèo và chi của bảo hiểm y tế cho người nghèo năm 2007 tại thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 78)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tỉ lệ đặc điểm dân số học của người nghèo được cấp BHYT

Bảng 3.1 : Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo giới Tần số % Nam 511 48 Nữ 556 52 Tổng 1067 100

Tỉ lệ nam - nữ trong số người được cấp thẻ bảo hiểm nghèo tương tự nhau 3.1.2. Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo tuổi

Bảng 3.2 : Người nghèo được cấp BHYT Phân bố theo tuổi Nhóm tuổi Tần số % ( 7-9 ) 60 6 (10-19) 259 24 (20-29) 207 19 (30-39) 172 16 (40-49) 168 16 (50-59) 98 9 (60-69) 50 5 (70-79) 33 3 (≥80 ) 20 2 Tổng 1067 100

Tuổi tập trung trong nhóm tuổi từ 10 đến 50 tuổi (75%).Trong lứa tuổi lao động (từ 20 tuổi đến 59 tuổi) chiếm 60%.

41

3.1.3. Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo dân tộc Bảng 3.3: Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo dân tộc

Dân tộc Tần số % Kinh 1020 96 Hoa 35 3 Dân tộc khác 12 1 Tổng 1067 100 Người kinh chiếm đại đa số

3.1.4. Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo trình độ học vấn Bảng 3.4: Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo trình độ học vấn

Trình độ Tần số % Mù chữ, biết đọc biết viết 179 17 Cấp 1 415 39 Cấp 2 336 31 Cấp 3 120 11 CĐ –ĐH 17 2 Tổng 1067 100

Trình độ học vấn của người nghèo rất thấp, đa số từ cấp 2 trở xuống 3.1.5. Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo tình trạng lao động Bảng 3.5: Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo tình trạng lao động

Tình trạng lao động Tần số % Không việc làm 207 19 Có việc làm thu nhập ổn định 316 30 Có việc làm thu nhập không ổn định 168 16 Nội trợ 85 8 Chỉ đi học 280 26 Vừa đi học vừa đi làm 11 1 Tổng 1067 100

42

Có khoảng 1/3 số người nghèo có được việc có thu nhập ổn định, trong đó khoảng 1/2 người nghèo có được việc làm làm thu nhập không ổn định.

3.1.6. Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo tình trạng sức khỏe Bảng 3.6: Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo tình trạng sức khỏe

Tần số % Sức khỏe bình thường (không có bệnh mạn tính) 929 87 Bệnh nan y mạn tính 138 13 Tổng 1067 100

Đa số người nghèo được phát thẻ BHYT năm 2007 có sức khỏe bình thường, không có bệnh mạn tính

3.2. Tỉ lệ người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế đã sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi bị bệnh trong năm 2007

Do cùng công thức tính cỡ mẫu như mục tiêu 1 nên sử dụng 1067 mẫu đã chọn từ mục tiêu 1 để phân tích.

Khảo sát 1067 người có thẻ BHYT, có 150 (14%) người sử dụng thẻ để điều trị bệnh. Trong 150 người này, có 26 (2,4%) người vừa điều trị nội trú vừa điều trị ngoại trú, còn lại 124 (11,6%) người chỉ có điều trị ngoại trú. Tổng số lượt khám chữa bệnh là 1030 lượt.

3.2.1. Đặc điểm dân số học của người nghèo sử dụng thẻ BHYT năm 2007 Bảng 3.7: Số người nghèo sử dụng thẻ BHYT phân bố theo giới

Giới Tần số % Nam 59 39 Nữ 91 61 Tổng 150 100

Số người nghèo sử dụng BHYT có 2/3 là nữ giới.

43

Bảng 3.8: Số người nghèo sử dụng thẻ BHYT phân bố theo học vấn Học vấn Tần số %

Mù chữ, biết đọc biết viết 23 15 Cấp 1 52 35 Cấp 2 52 35 Cấp 3 22 14 CĐ –ĐH 1 1 Tổng 150 100

Đa số người nghèo sử dụng thẻ BHYT có trình độ học vấn ≤ cấp 2

Bảng 3.9: Số người nghèo sử dụng thẻ BHYT phân bố theo tuổi Nhóm tuổi Tần số % 7-19 27 18 20-29 21 14 30-39 17 11 40-49 29 20 50-59 26 17 60-69 8 5 70-79 9 6

≥80 13 9 Tổng 150 100

Mọi lứa tuổi đều có sử dụng BHYT, tập trung nhiều nhất ở tuổi lao động

44 Bảng 3.10: Số người nghèo sử dụng thẻ BHYT phân bố theo tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe Tần số % Bình thường trước đó 121 81 Bệnh nan y, mạn tính 11 7 Tàn tật các loại 03 2 Mất sức lao động 15 10 Tổng 150 100

Đa số người nghèo sử dụng thẻ BHYT có tình trạng sức khỏe bình thường trước đó, những người bị bệnh mạn tính rất thấp.

Bảng 3.11: Số người nghèo sử dụng thẻ BHYT phân bố theo tình trạng lao động Tình trạng lao động Tần số %

Có việc làm thu nhập ổn định 48 32 Có việc làm thu nhập không ổn định 18 12 Không việc làm 38 26 Chỉ đi học 24 16 Vừa đi học vừa đi làm 2 1 Nội trợ 18 12 Kiếm sống trên đường phố 2 1 Tổng 150 100

Trong số những người sử dụng BHYT, có 1/3 là người có việc làm thu nhập ổn định.

45

3.2.2. Tỉ lệ người nghèo sử dụng thẻ BHYT năm 2007

Bảng 3.12: Phân bố số người đã sử dụng thẻ BHYT để điều trị bệnh (nội và ngọai trú)

số người sử dụng tỉ lệ người đã sử dụng Ngoại trú và nội trú 150/1067 người 14%

Nội trú 26/1067 người 02%

Trong 1067 người có thẻ BHYT, có 150 người đã sử dụng đi khám chữa bệnh. Tỉ lệ sử là 14%, trong đó có 26 người điều trị nội trú.

Bảng 3.13: Bình quân số lượt sử dụng thẻ BHYT/ thẻ/ trong năm 2007 . Số lượt sử dụng số lượt sử dụng bình quân/thẻ/năm Nội trú 71 lượt 0,07

Ngoại trú 959 lượt 0,9 Tổng 1030 lượt 1

Trong 1067 người có thẻ BHYT, khảo sát ghi nhận có 1030 lượt khám chữa bệnh. Số lượt bình quân sử dụng trong năm 2007 là 1 lượt/thẻ/năm. Đa số người nghèo sử dụng khám chữa bệnh ngoại trú. Số lượt sử dụng thẻ BHYT bình quân đi khám ngoại trú là 0,9 lượt/thẻ/năm và số lượt sử dụng thẻ BHYT bình quân đi điều trị nội trú là 0,07 lượt/thẻ/năm

3.3. Tỉ lệ các nhóm bệnh người nghèo được cấp BHYT đã sử dụng đi khám chữa bệnh năm 2007

Dựa trên kết quả 1030 lượt khám chữa bệnh của người nghèo sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong năm 2007 đã tìm thấy ở mục tiêu 2, thống kê theo tuyến điều trị và nhóm bệnh tật

46

3.3.1. Phân loại theo tuyến điều trị Bảng 3.14: Phân loại theo tuyến điều trị

Phân bố theo tuyến điều trị Tần số % Các bệnh cấp tính thông thường điều trị ở tuyến quận, huyện 466 lượt 45 Các bệnh mạn tính theo dõi ở quận, huyện 414 lượt 40 Các bệnh điều trị theo dõi ở các bệnh viện thành phố 104 lượt 10 Các bệnh điều trị theo dõi ở bệnh viện tuyến trung ương 46 lượt 5 Tổng 1030 100

Tỉ lệ các bệnh cấp tính thông thường theo dõi ở tuyến quận, huyện 45%. Tỉ lệ các bệnh mạn tính theo dõi ở quận, huyện 40%. Tỉ lệ các bệnh điều trị theo dõi ở bệnh viện thành phố 10%. Tỉ lệ các bệnh điều trị theo dõi ở bệnh viện tuyến trung ương 5%.

3.3.2. Phân lọai theo nhóm bệnh Bảng 3.15: Phân loại theo nhóm bệnh

Phân lọai theo nhóm bệnh Tần số % Hô hấp 198 19 Tim mạch, huyết áp 169 17 Nhiễm khuẩn và ký sinh vật 118 11 Nội tiết 84 8 Tiêu hóa 75 7 Tiết niệu 74 7 Chấn thương chỉnh hình 68 7 Ngoài da 67 7 Mắt 33 3 Thần kinh 24 2 Các nhóm bệnh khác 120 12 Tổng 1030 100

Bệnh hô hấp và tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất

47

3.4. Những yếu tố có liên quan đến khả năng người nghèo không sử dụng thẻ BHYT khi bị bệnh

3.4.1. Nghiên cứu định tính: được thực hiện tại huyện Củ Chi và quận 8 Có tất cả 272 ý kiến gồm 138 ý kiến phỏng vấn sâu và 134 ý kiến thảo luận nhóm cho rằng có nhiều lý do để người dân nghèo than phieàn khi sử dụng thẻ BHYT khi bị bệnh. Bên cạnh đó người dân cũng nêu một số ý kiến tán thành việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo. Riêng đối với các thành viên liên quan, tất cả ý kiến (10/10) đều cho rằng thẻ BHYT là cần thiết cho người nghèo và những than phiền của người đi khám bệnh là thực trạng chung của ngành.

3.4.1.1.Các ý kiến tán thành thẻ BHYT

Người dân rất vui vẻ, hết sức hài lòng và biết ơn nhà nước khi được cấp thẻ.

“Nhà nước cấp tôi rất mang ơn, thẻ chuyển từ năm này sang năm sau…”

“Nhà nước cấp, cám ơn nhà nước”.

Có thẻ là quí rồi, phải dùng chứ.”.

“Người lớn tuổi cuối cùng cũng đau ốm, ai cũng qua con đường đó. Được BHYT tinh thần rất thoải mái, cảm thấy mình vô bệnh viện chết cũng thỏa ý. Không bảo hiểm tiền bạc đâu mà trị vô bệnh viện tư. Không đóng tiền người nghèo cũng được đài thọ. Tôi đâu có ai đi chăm sóc, một mình nằm viện hết bệnh thì về” (thảo luận nhóm tuổi già)

Bảo hiểm rất cần cho chúng tôi. Nếu không có thẻ mà gặp bệnh hiểm nghèo, rất khó điều trị. Thẻ bảo hiểm rất cần. Nhà nước cấp cho chúng tôi đó là một ân huệ.

“Cứ 10 bữa lên bệnh viện. Nhờ bảo hiểm, nếu không có chắc chết. Lúc nào cũng giữ thẻ giữ kỹ lắm. Nếu bớt (bệnh) cho một tháng (thuốc), nếu không thì cho 15 bữa (ngày).”

Cám ơn bảo hiểm cho người nghèo được hưởng.

“Nói chung là bà con cô bác thì hầu như đại đa số người ta cần cái bảo hiểm, cần bảo hiểm để cho đỡ cái phần tiền trong việc sinh hoạt trong đời

48

sống của người dân lao động”

(phỏng vấn sâu đối tượng nam P10Q8)

“Theo tui đã gọi là dân nghèo thì có thẻ bảo hiểm y tế là rất tốt, như tôi đây bị cao huyết áp nên phải uống thuốc thường xuyên nếu như không có thẻ thì khó khăn lắm”

“À, ừ giấy bảo hiểm đi khỏi đóng tiền. Cho thuốc uống nhiều lắm. Đỡ lắm đó có bảo hiểm đỡ lắm đó, chớ hỏi cô chứ đi ở ngoài khám đâu có tiền đâu”

(phỏng vấn sâu đối tượng nữ P5Q8) Tuy nhiên, hầu hết người dân cho rằng cần phải sử dụng thẻ BHYT khi bệnh nặng hoặc bệnh mạn tính vì không có khả năng chi trả. Có 39 ý kiến về việc sử dụng thẻ khi bị bệnh nhẹ thì có tới 27/39 ý kiến cho rằng bệnh nhẹ không sử dụng thẻ vì mất thời gian. Thẻ BHYT rất cần cho người dân.

“Đôi khi bệnh nhẹ đến quán mua một lần thuốc rồi đi làm, hơi nặng mới lên bệnh viện”. “Có bệnh thì sử dụng, trừ khi thông thường quá như cảm ra ngoài nhà thuốc mua, khi nào không định bệnh được thì vào bệnh viện khám.”. “Cảm sơ sơ mua thuốc ngoài uống. Mình đi khám nếu cần siêu âm cho siêu âm, chụp X quang cho chụp để xác định bệnh. Khi đau đi tư chỉ mua thuốc giảm đau thôi.”. “Mà theo tôi nắm được, đó thì có những người dân mà người ta hoàn cảnh, không có đi đến bệnh viện theo tuyến thì người ta sẽ khám tư. Khám tư cũng 1 phần, 1 phần có nghĩa là người ta bệnh nhỏ nhỏ, thông thường nên người ta khám tư. Còn mà thí dụ bệnh có nan y hoặc là có chi phí cao thì người ta đến bệnh viện.”. “Cảm thì mua ở ngoài mấy viên thuốc uống thôi, nặng gì kia mình mới vô

(phỏng vấn sâu nam 53 tuổi, ở Củ Chi) 3.4.1.2. Các ý kiến nêu những yếu tố làm ảnh hưởng đến việc không sử dụng BHYT

Thời gian chờ đợi quá lâu là một trong những ý kiến được đề cập nhiều nhất

49

“Tui đi từ hồi sáng sớm, ngồi chờ nộp sổ mãi đến 10 giờ họ mới khám.

Khám qua loa xong, chỉ hỏi tui bệnh gì rồi cho thuốc uống. Sau đó ngồi chờ tiếp ở phòng lấy thuốc bảo hiểm, đến chiều mới về đến nhà được, mệt lắm.

Nên đôi khi tui bệnh sơ sơ mua thuốc uống cho rồi.”

(thảo luận nhóm, nam P10Q8) “Theo em nghĩ là do đợi lâu quá người ta cũng bực bội thôi, chứ hổng có gì, bực bội do đợi khám “ (phỏng vấn sâu, nam P10 Q8) “Chờ đợi có giới hạn. Bệnh thông thường không bao nhiêu tiền ra ngoài

khám tiện thời gian hơn”

“Lớn tuổi hay đau khớp nên đi khám thường xuyên, đi sớm về sớm, đi trễ về trễ, mà mấy cô cũng làm chậm lắm, có người đi từ 4h sáng

“Nói chung bệnh viện tiếp đãi đàng hoàng lắm. Nhưng bệnh viện đông quá, tui đề nghị ở trên làm cách nào để phân tán hay chuyển các tuyến ban đầu của phường nào về phường nấy để giảm tải lưu lượng người ấy mà. Vì bao nhiêu người phải chờ đợi rất lâu bệnh càng nặng thêm. Tuy nhiên khi vô khám bác sĩ rất tận tình. Chỉ có cái chờ đợi mệt mỏi lắm!”

“Làm sao để khắc phục tình trạng này là rút ngắn thời gian nhanh chóng, thuốc men đầy đủ.”

Thuốc không đầy đủ, đa số cho rằng thuốc không đầy đủ.

“Bác sĩ cũng hỏi, cũng coi sơ sơ qua thôi là điểm thứ nhất, điểm thứ hai là thuốc không có đủ..” (phỏng vấn sâu, nữ 23 tuổi)

“BHYT chỉ có một số thuốc, một số thuốc không có phải ra ngoài mua

“Nhà nước quan tâm, có chính sách cấp sổ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, nhưng khi họ dùng thẻ bảo hiểm này đến khám chữa bệnh thì các bác sĩ lơ là chậm trễ và thuốc men không đầy đủ

(thảo luận nhóm nữ xã Tân thông Hội Củ Chi) “Theo tôi thì ủy ban cho tôi thẻ bảo hiểm y tế, tuyến ban đầu ở xóm củi, ý kiến của tôi là trung tâm y tế xóm củi thường cho thuốc thông thường

không hà, không có thuốc đặc trị” (thảo luận nhóm tuổi già P10Q8)

50

“Đôi khi BS nói có một số thuốc không nằm trong danh mục BHYT, làm thế nào để đáp ứng tương đối để bệnh nhân đỡ ra ngoài mua”

“Củ chi, có khi lên bệnh viện một số thuốc đặc trị không có trong BHYT phải tự mua ngoài”

Không đầy đủ, từ đầu năm bị thiếu.”

(thảo luận nhóm tuổi già xã Tân An Hội Củ Chi)

Bị ảnh hưởng công việc cũng là một lý do hạn chế đến việc sử dụng.

“Lên đó mình nộp sổ lấy số khám bốc thuốc…, trong khi bệnh mình không nặng lên đó mất ngày công lao động, ra ngoài mua tiện hơn”

“Có người mất cả buổi làm việc,có em mất cả buổi học cũng khiến người dân rất bực bội nên không sử dụng thẻ”

(thảo luận nhóm nam xã Tân Thông Hội Củ Chi)

“Tôi có con gái đi học không đi khám được giờ hành chánh, phải đi tư”

(phỏng vấn sâu nữ xã Tân An Hội Củ Chi)

“Trời chú đâu có thời gian đâu sáng sớm phải đưa cháu nội đi học nữa, 7h đưa cháu nôi đi học ở trường rồi lại chổ đó người ta đông quá chú còn đi về buôn bán chứ đâu có ở không đâu mà ngồi chờ.

“Vô cũng khoảng 7 giờ 15 mà đợi tới 12 giờ mới được khám, tại vì số lượng đông quá, nội xếp hàng mà không dám nhúc nhích luôn, giống như cá hộpvậy đó. Rồi đợi tới 11 giờ mấy gần 12 giờ mà trời ơi, mỗi lần đi khám

bệnh là mất hết một buổi học.” (phỏng vấn sâu, nam P10Q8)

Phân biệt đối xử dân ở quận 8 than phiền về phân biệt đối xử nhiều nhất.

“Người ta nói xài thẻ bảo hiểm mình bị coi thường giống như là đi ăn xin

Khám bảo hiểm mình hỏi họ hổng muốn nói chứ đừng có mà hướng dẫn” “Cách đối xử không tốt, chờ đợi lâu, không đủ thuốc... sử dụng thẻ bảo hiểm là như vậy đó, chỉ dành cho người nằm điều trị lâu dài thôi chứ bình thường người ta không thích xài đâu”

“Tui có đi khám một lần ở BV 115, ở đó đông bệnh lắm, có khám dịch vụ, khám BHYT, lần đó tui bị đau dạ dày, làm như họ không thích bảo hiểm,

51

vô bác sĩ khám qua loa cho 10 ngày thuốc nhưng uống không hết ra ngoài mua mấy ngày mà uống hết, không đến bệnh viện nữa”

“Khám dịch vụ thì ân cần hướng dẫn, khám bảo hiểm như là con rơi

(thảo luận nhóm nam P5Q8)

“Khám dịch vụ từ bác sĩ, nhân viên hướng dẫn ân cần nhiệt tình, làm như bác sĩ không thích khám bảo hiểm, như đó là trách nhiệm phải làm cho xong, coi mình như con ghẻ, buộc phải làm”

“Nói nôm na là dân mà khi có thẻ BH cũng mừng lắm nhưng mà khi mình vô khám nó nhìn mình mắt nó khác chứ phải bình thường đâu

(phỏng vấn sâu, nam P10Q8)

“Không có con đường nào khác, người nghèo có được bảo hiểm buộc đến BHYT dù bị đối xử tệ hay thiếu thuốc cũng bỏ qua vì mình không có tiền...

Trừ khi nào buộc đến khám bảo hiểm lắm mới đến”

(thảo luận nhóm nam P5Q8)

Không dám đưa thẻ BHYT vì đưa thẻ ra chữa không hết bệnh. Chữa bảo hiểm nằm hoài luôn đó, đó là lý do không sử dụng. Mặc dù nhà ông nghèo, mà ông sử dụng dịch vụ để cho mau khỏi bệnh ấy mà”

(thảo luận nhóm tuổi già P10Q8)

Cách đối xử không tốt chờ đợi không đủ thuốc, sử dụng thẻ là vậy đó dành cho người nằm điều trị dài hạn chứ bình thường họ không thích sài đâu” (thảo luận nhóm nữ P10Q8)

Yếu tố địa điểm khám BHYT cách xa nơi ở, nơi làm việc:

“Bảo hiểm đưa về An Nhơn Tây quá xa không thuận đường đi..”

(phỏng vấn sâu nữ Tân Phú Trung Củ Chi) “Có thể do một số người quá xa không tiện đến trạm khám

“Nhiều người đi làm xa quá, xa nơi đăng ký khám ban đầu cho nên

người ta không trở về khám được” (phỏng vấn sâu cán bộ Ban TBXH Q8) “Hiếm người sử dụng, tại vì phải chờ lâu hay xa nhà quá, bệnh nhẹ thì mua

thuốc uống chỉ tốn vài ngàn” (phỏng vấn sâu cán bộ xã Tân An Hội Củ Chi)

52

“Không có phương tiện đi, do quá xa trạm y tế, vì thế ghé nhà thuốc mua thuốc”

“Vừa mất thời gian rồi tiền xăng xe, nếu đón xe thì tốn tiền xe hơn tiền mua thuốc ở đây mua thuốc tốn 4000đ uống cũng hết, nói đikhám BHYT phải suy nghĩ kĩ” ( thảo luận nhóm nam P2 Q8)

Cùng cực lắm phải đi thôi chứ đi ra ngoài đó khám BHYT cực lắm, xa xôi” (thảo luận nhóm tuổi già xã Tân An Hội, Củ Chi)

Thủ tục rườm rà:

“Việc phân tuyến, thủ tục hành chính để được khám cũng là một vấn đề khiến người nghèo chỉ sử dụng thẻ khi bệnh nặng, bất đắc dĩ. Nếu cảm thấy bệnh nhẹ sơ sơ thì họ chỉ đi mua thuốc gần nhà uống cho đơn giản.”

“Một số người nghĩ đi khám bảo hiểm quá rườm rà, đi khám tư chút xíu rồi về, khám bảo hiểm chờ đợi lấy số rất lâu”

(thảo luận nhóm nữ Tân Trung Hội Củ Chi)

Thủ tục sử dụng thẻ rườm rà quá

“Theo tui thì thủ tục rườm rà nên nhiều khi người ta không thích đi.

Thường những bệnh nhẹ người ta tự mua thuốc uống hoặc nếu có tiền thì đi bác sĩ tư cho lẹ, khỏi chờ đợi”

“Tui đi từ sáng sớm ngồi chờ nộp sổ mãi đến 10 giờ họ mới khám, khám qua loa xong chỉ hỏi tui bệnh gì rồi cho thuốc uống. Sau đó ngồi chờ tiếp ở phòng lãnh thuốc bảo hiểm đến chiều mới về đến nhà được, mệt lắm.

Nên đôi khi bệnh sơ sơ tui mua thuốc uống cho rồi.”

(thảo luận nhóm nam P10Q8) “Quá đông luôn, xong rồi vô khám cái bác sỹ dòm cái này rồi chuyển viện

thẳng qua Da Liễu luôn làm tốn buổi thứ 2 bên Da Liễu.”

Một ý kiến rất xác đáng của trưởng trạm y tế Tân An Hội Củ Chi. Một trong những lý do để người dân không sử dụng thẻ BHYT là thẻ chỉ được chấp nhận trong giờ hành chính: “Khám tư đi giờ nào chũng được, nhà nước phải đi giờ hành chánh”.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế người nghèo và chi của bảo hiểm y tế cho người nghèo năm 2007 tại thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)