Về mặt hạn chế, do sử dụng dữ kiện thứ cấp của các trung tâm y tế và bệnh viện lưu tại cơ quan giám định BHYT nên việc phân loại bệnh tật không được chính xác. Cũng do phụ thuộc vào dữ kiện thứ cấp của cơ quan BHYT (các bảng quyết toán của các bệnh viện và trung tâm y tế) và phụ thuộc vào điều kiện làm việc của các cơ sở phường xã (tổ chức họp dân thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu…) nên việc thu thập dữ liệu để hoàn thành đề tài bị chậm trễ nhiều.
Nghiên cứu muốn khảo sát các yếu tố không hài lòng khiến người nghèo có bảo hiểm y tế nhưng không sử dụng đi khám chữa bệnh, nếu đối tượng được phỏng vấn chỉ là những người có đi khám chữa bệnh sẽ không nêu được ý kiến của những người không hài lòng và không sử dụng bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh. Do đó phải thiết kế nghiên cứu cắt ngang, phỏng vấn ngẫu nhiên và kết quả chỉ có giá trị gợi ý những yếu tố có liên quan đến việc không sử dụng BHYT chứ không thể kết luận những nguyên nhân khiến người nghèo không sử dụng BHYT.
Việc định nghĩa biến số không sử dụng cũng rất phức tạp, có thể sau khi sử dụng một lần bệnh nhân thấy không hài lòng và lần sau không sử dụng nữa, cũng có thể sau vài lần bệnh nhân thấy không hài lòng và không sử dụng hoặc thậm chí bệnh nhân chưa sử dụng nhưng nghe dư luận từ người nhà người quen và không sử dụng. Do đó định nghĩa biến số không sử dụng rất khó toàn diện, phải chấp nhận định nghĩa không sử dụng là có một lần bị bệnh nhưng không sử dụng bảo hiểm y tế. Định nghĩa này có thể sai lệch trong trường hợp bệnh nhân chỉ bị bệnh nhẹ không cần phải sử dụng bảo hiểm y tế.
Về những điểm mới, đây là nghiên cứu mang tính khoa học đầu tiên, xác định được nhu cầu thiết thực và hữu ích của BHYT đối với người nghèo tại TP.Hồ Chí Minh, nhất là trong những trường hợp bệnh mạn tính, bệnh có chi phí cao. Đề tài đã xác định được tỉ lệ sử dụng BHYT và mức chi trung
92
bình của BHYT cho bệnh nhân nghèo khám chữa bệnh ở từng tuyến điều trị.
Trong năm 2007 ngân sách của thành phố Hồ Chí Minh đã bội chi gấp 3,45 lần số tiền mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, đây là điểm ưu việt của chính sách xã hội chăm lo cho sức khỏe người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung. Kết quả này cũng có thể gợi ý cho ngành y tế, ngành thương binh xã hội cũng như cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh có dự toán kinh phí cho kế hoạch chăm lo sức khỏe người nghèo. Nghiên cứu cũng xác định được một cách khoa học các yếu tố ảnh hưởng đến việc không sử dụng BHYT của người nghèo. Đặc biệt là đại đa số người nghèo chỉ được điều trị tại tuyến quận huyện, là tuyến có trang thiết bị không cao và có mức chi trung bình của BHYT thấp. Trong chừng mực nào đó, chúng tôi nghĩ rằng một vài thông tin liên quan đến BHYT người nghèo đã được đề cập, tuy nhiên, có thể không dựa vào những bằng chứng khoa học, và những bằng chứng từ nghiên cứu của chúng tôi có thể góp phần tạo cở sở giúp cho những nhà hoạch định chính sách đưa ra được những quyết định chính xác và hợp lý .
93
KẾT LUẬN
Qua các kết quả nghiên cứu về thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế cho người nghèo và số tiền chi của BHYT cho người nghèo khám chữa bệnh năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh, có thể kết luận như sau:
1. Về đặc điểm dân số học của người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế nghèo: Tuổi người nghèo được cấp thẻ BHYT tập trung trong lứa tuổi lao động (60% từ 20-59 tuổi). Hầu hết có trình độ học vấn thấp (từ cấp 2 trở xuống chiếm đến 87%). Có việc làm có thu nhập ổn định chỉ chiếm 30%. Người có tình trạng sức khoẻ bình thường không mang bệnh mạn tính chiếm đa số (87%).
2. Tỉ lệ sử dụng thẻ BHYT người nghèo tại TP. Hồ Chí Minh năm 2007 là 14%, số lượt bình quân sử dụng thẻ BHYT của người nghèo trong năm 2007 là 0,97 lượt/thẻ/năm. Tỉ lệ sử dụng BHYT khi có bệnh là 41%.
3. Về các loại bệnh người nghèo đã sử dụng BHYT, các nhóm bệnh hô hấp tiêu hóa và nhiễm khuẩn tương đương với số liệu thống kê về mô hình bệnh tật của Bộ Y Tế . Số lượt khám các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, hen phế quản, đái tháo đường và suy thận mạn... có tỉ lệ khoảng 40%.
Tỉ lệ khám chữa bệnh ngoại trú là 93% và hầu hết (85%) người sử dụng thẻ BHYT nghèo được điều trị tại tuyến quận, huyện.
4. Người nghèo cho rằng thẻ BHYT rất cần thiết và hữu ích, những yếu tố ảnh hưởng đến việc không sử dụng thẻ BHYT người nghèo ghi nhận được là: ảnh hưởng đến công việc làm ăn, bị phân biệt đối xử, BHYT không có đủ thuốc. Đặc biệt, ở người có việc làm khi kết hợp với yếu tố thời gian đợi khám bảo hiểm lâu, khả năng không sử dụng sẽ tăng và ở những người không việc làm khi tuổi tăng thêm 1 năm, khả năng sử dụng sẽ nhiều hơn.
5. Về số tiền BHYT đã chi cho khám chữa bệnh người nghèo: tổng số tiền bảo hiểm chi cho người nghèo khám chữa bệnh năm 2007 là 87.112.306.057 đồng, số tiền mua BHYT là 19.565.200.000 đồng. Bội
94
chi 67.547.106.057 đồng, gấp 3,45 lần so với chi phí mua thẻ ban đầu.
Số tiền chi trung bình cho một lượt điều trị ngọai trú tại các bệnh viện tuyến quận huyện là 60.000 đồng. Mức chi trung bình một lượt điều trị tại ngoại trú tại các bệnh viện tuyến thành phố là 211.000 đồng. Số tiền chi trung bình một lượt điều trị nội trú tại các bệnh viện quận huyện 732.299 đồng và số tiền chi trung bình cho một lượt điều trị nội trú tại các bệnh viện thành phố là 3.161.452 đồng.
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu thu được, xin có một số kiến nghi sau đây:
1. Về phân tuyến kỹ thuật: đề nghị Bộ Y Tế nghiên cứu việc phân tuyến kỹ thuật và danh mục thuốc ở các tuyến điều trị vì thực tế đại đa số người nghèo chỉ được đăng ký BHYT và khám chữa bệnh ở tuyến quận huyện trong khi theo phân cấp thì danh mục kỹ thuật và danh mục thuốc ở các bệnh viện tuyến quận huyện hiện tại chưa ngang bằng các bệnh viện tuyến thành phố. Hơn nữa, cần quy định danh mục thuốc và danh mục kỹ thuật thống nhất toàn quốc. Các cơ sở điều trị thuộc tuyến nào thì đương nhiên được thực hiện theo danh mục kỹ thuật đã phân cấp, không phải xin duyệt. Tránh trường hợp bệnh nhân không được hưởng một số kỹ thuật do cơ sở điều trị không xin duyệt. Vì vậy chưa thực sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe theo khái niệm có bệnh như nhau phải được chăm sóc điều trị như nhau.
2. Về cơ sở khám chữa bệnh BHYT: hiện tại địa bàn các quận huyện rất rộng, nếu chỉ tập trung khám BHYT ở các Trung tâm y tế quận huyện thì người nghèo đi khám chữa bệnh rất khó khăn. Cần tổ chức nhiều cơ sở khám bệnh BHYT, có thể sử dụng các bác sĩ gia đình hoặc các cơ sở y tế tư có đủ điều kiện, để người bệnh dễ dàng sử dụng BHYT và giảm sự
quá tải ở các bệnh viện.
95
3. Đối với cơ quan BHYT:
Cần có biện pháp quản lý công tác khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT một cách khoa học hơn, có phần mềm thống nhất quản lý toàn bộ bệnh nhân tại các cơ sở khám bệnh bảo hiểm y tế để quản lý tình hình bệnh tật và chi phí sử dụng của từng bệnh nhân. Tránh được những thủ tục hành chính rườm rà phức tạp và đồng thời quản lý chặt chẽ số tiền chi khám chữa bệnh cho những người sử dụng BHYT.
Vấn đề chi trả BHYT, cần thực hiện người bệnh không phân biệt cơ sở điều trị, nếu mắc bệnh giống nhau đều được hưởng quyền lợi như nhau.
Tránh trường hợp mức trần chi khác nhau do số thẻ BHYT đăng ký ban đầu tại mỗi cơ sở khác nhau hoặc danh mục kỹ thuật người bệnh được hưởng khác nhau do các cơ sở điều trị không có cùng danh mục kỹ thuật mặc dù cùng tuyến kỹ thuật theo quy định của Bộ Y Tế đã ban hành.
4. Hướng nghiên cứu tiếp tục: cần có một nghiên cứu phân tích chi phí- hiệu quả (cost-effectiveness) đề đánh giá hiệu quả của chi phí điều trị cho người có BHYT nghèo các cấp, đặc biệt tuyến quận, huyện.
96
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Phạm Văn Bắc (2010). Đặc điểm dân số học của những người được cấp thẻ bảo hiểm y tế nghèo tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2007. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. Phụ bản của Tập 14 *Số 1* 2010. tr 255-259
2. Phạm Văn Bắc, Nguyễn Đỗ Nguyên, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thế Dũng (2010). Những yếu tố liên quan đến việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế người nghèo. Tạp chí Y- Dược Học Quân Sự Số 7-2010. tr 24-28
3. Phạm Văn Bắc, Nguyễn Đỗ Nguyên, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thế Dũng (2010). Phân tích chi phí điều trị nội trú, ngoại trú của bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế nghèo tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học Thực Hành (732) Số 9 năm 2010. tr 71-76.
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Ngọc Anh (2004). “Bảo hiểm y tế ở Thái Lan”. Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Số 6/2004)
2. Phạm Văn Bắc (2005). “Xác định lý do Sử dụng dịch vụ y tế tư nhân của người dân tại quận 4 TP.Hồ Chí Minh”. Tạp chí Y học thực hành (503) số 2/2005. tr 39-42
3. Ban chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố và Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh (1997). Hợp đồng trách nhiệm ngày 03 tháng 7 năm 1997.
4. Ban chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố và Sở Giáo dục Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh (1997). Hợp đồng trách nhiệm ngày 16 tháng 8 năm 1997.
5. Ban chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố và Sở Lao động – Thương binh Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (1998). Chương trình liên tịch số 02/HĐTN-BCĐ ngày 01 tháng 4 năm 1998
6. Ban chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố và Công ty Dịch vụ Xuất khẩu lao động và Dịch vụ Chuyên gia thuộc Sở Lao động Thương binh xã hội thành phố Hồ Chí Minh (1998). Thỏa thuận phối hợp trách nhiệm số 03/TTPHTN-BCĐ ngày 18 tháng 6 năm 1998 7. Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm – UBND TP.Hồ Chí Minh
(2005). Tài liệu tập huấn 1. Một số nội dung hoạt động của Chương trình xóa đói giảm nghèo TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2 (2004-2010).
Tháng 11/2005.
8. Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm - UBND TP.Hồ Chí Minh (2008). Tài liệu Hội nghị tổng kết Chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm năm 2007.
9. Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh (2008). Báo cáo Tổng hợp tình hình thanh toán chi phí khám chữa bệnh năm 2007
98
10. Bộ Y Tế (2002). Thống kê y tế. “Mô hình bệnh tật tử vong”.
http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoList.jsp?area=58&cat=14 50
11. Bộ Y Tế - Bộ Tài chính. Thông tư liên tịch số: 21 /2005/TTLT-BYT- BTC. Hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc. ngày 27-7-2005
12. Bộ Y Tế. Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT Về việc ban hành Quy định phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh.
Ngày 30-8-2005
13. Cục thống kê TP HCM [2004]. Kết quả điều tra hộ nghèo năm 2004 14. Nguyễn Văn Cư (2003). “Văn bản chỉ đạo công tác y tế và họat động
khám chữa bệnh của Sở Y tế TP.HCM”. Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu sinh Đại học Y Dược TP.HCM, năm 2003
15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998). Nghị định 58/1998/NĐ-CP ngày 13/08/1998 Ban hành Điều lệ BHYT
16. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005). Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16-5-2005 Ban hành Điều lệ BHYT
17. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009). Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế
18. Đàm Viết Cương và cộng sự (2005). “Tác động của quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo đối với hộ gia đình nghèo tại hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang” công bố tại Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2005.
19. Đàm Viết Cương, Trần Văn Tiến và cộng sự (2007). “Tình hình bảo hiểm y tế (BHYT), sử dụng dịch vụ y tế và chi tiêu y tế tại 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang: kết quả điều tra cơ bản” công bố tại Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2007.
20. Đàm Viết Cương và cộng sự (2007). “Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại năm tỉnh miền núi phía Bắc và Tây
99
nguyên“. công bố tại Phái đoàn Ủy ban Châu Âu tại Việt Nam năm 2007.
21. Đàm Viết Cương và cộng sự (2007). “Phát triển BHYT ở nông thôn công bằng và bền vững nhằm nâng cao chăm sóc sức khoẻ người dân - Báo cáo kết quả nghiên cứu định tính” công bố tại Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2007.
22. Phạm Huy Dũng và cộng sự (1999). ”Viện phí và nguời nghèo ở Việt Nam” công bố tại Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 1999.
23. Phạm Huy Dũng và cộng sự (2002). “Sự mất công bằng trong chăm sóc sức khỏe (CSSK) và trong việc sử dụng các dịch vụ y tế ở Ba Vì, Hà Tây”. Nơi công bố: Trường Đại học Y Hà Nội năm 2002.
24. Nghiêm Trần Dũng (2008). “Các chương trình BHYT của Trung Quốc”
Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Số3/2008)
25. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1991). Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ V, Phần Phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm 1991 – 1995
26. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (1996). Văn kiện Đại hội lần thứ VI Tháng 5 năm 1996, phần thông qua Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ 5 năm 1996-2000.
27. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2000). Văn kiện Đại hội lần thứ VII, tháng 12 năm 2000.
28. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2005). Văn kiện Đại hội lần thứ VIII, tháng 12 năm 2005.
29. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2007). Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 khóa VIII Tháng 11 năm 2007.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991). Văn kiện đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ VII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1991.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996). Văn kiện đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
100
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 88.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005). Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 77.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009). Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng (khoá X) ngày 07-9-2009.
36. Minh Đạo (2004). “BHYT ở Philippin” Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Số 8/2004)
37. Đơn vị Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng Đại học Y khoa Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu định tính (1996).. tr 10-23, tr 41-49
38. Khánh Hiền (2004). “Hệ thống BHYT Hàn Quốc” Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Số 11/2004)
39. Lê Quang Hoành và cộng sự (2000). “Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo trong giai đoạn hiện nay” công bố tại Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2000.
40. Hội Đồng Bộ Trưởng (1992). Nghị định 299/HĐBT ngày 15/8/1992 về Hệ thống Tổ chức của Bảo hiểm Y tế Việt Nam.
41. Bùi Văn Hồng (2009). “BHYT cho người nghèo - Thực trạng và giải pháp” Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 6B/2009 (132)
42. Phạm Mạnh Hùng (2007). Quản lý y tế. Tiếp tục tìm tòi học tập và chia sẻ. Công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Nhà xuất bản Hà Nội. 2007.
43. Liên Sở Y Tế và Ban chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh (1999). Văn bản số 04/LS-SYT-XĐGN Ngày 31 tháng 8 năm 1999. Hướng dẫn Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo Quận Huyện và các Trung tâm Y tế Quận Huyện thực hiện chính sách chăm lo sức khỏe cho người nghèo thuộc hộ xóa đói giảm nghèo thành phố
101
44. Liên Sở Lao động – Thương binh Xã hội và Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Hướng dẫn số 1580/LĐTBXH-YT hướng dẫn các Phòng Lao động –Thương Binh Xã hội và các Trung tâm y tế Quận Huyện phối hợp thực hiện Sổ khám chữa bệnh miễn phí và Thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo trong khi chờ cấp Thẻ Bảo hiểm Y tế.
45. Từ Nguyễn Linh (2005). “Nét đại cương về chế độ BHYT ở Nhật Bản”
Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Số4/2005)
46. Từ Nguyễn Linh (2007). “Tổng quan về hệ thống An sinh xã hội và BHXH ở Nhật Bản”.Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam” (Số05/2007) 47. Nhật Linh (2005). “Tổng quan về an sinh xã hội và BHXH ở Trung
Quốc. Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam”. (10/2005)
48. Nguyễn Thị Mai Loan (2008). “BHYT toàn dân theo luật định ở CHLB Đức”. Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam” (Số4/2008)
49. Vương Lan Mai (2005). ”Sự khác biệt về giới trong sẵn sàng chi trả cho mô hình BHYT dựa vào cộng đồng ở một vùng nông thôn Việt Nam”. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Umea Thuỵ Điển năm 2005.
50. Hải Nguyên (2007). “Đôi nét về pháp luật BHYT một số nước” Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Số 08/2007)
51. Nguyễn Đỗ Nguyên (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học. Bộ môn Dịc h tễ Khoa Y tế Công cộng Đại học Y Dược TP.HCM
52. Nguyễn văn Quang (2006). “Khảo sát chỉ số hài lòng của người dân về dịch vụ công năm 2006 tại thành phố Hồ Chí Minh”. Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM
53. Nguyễn Vinh Quang (2005). “Hàn Quốc: Kinh nghiệm BHYT toàn dân” Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam .(Số5/2005)
54. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1989). Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30/06/1989