CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nam
3.2.1 Hình thành giải pháp phân tích ma trận SWOT
Từ dữ liệu phân tích các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài ta có ma trận SWOT như bảng 3.3.
Bảng 3.3: Ma trận SWOT
SWOT
Các cơ hội (O):
O1.Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế khá ổn định
O2. Môi trường chính trị ổn định O3. Nhận thức của người tiêu dùng ngày càng cao
O4. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh
Những nguy cơ(T):
T1.Lợi nhuận trong ngành T2.Tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt
T3.Lạm phát và lãi suất
T4. Giá cả xăng dầu, vật tư máy móc không ổn định
O5.Sự phát triển của khoa học công nghệ
O6.Tiềm năng thị trường lớn
T5.Các nhà tài trợ, ngân hàng T6.Nguồn nhân lực trong ngành
Các điểm mạnh (S):
S1.Năng lực chuyên môn của nhân viên S2. Dây chuyền sản xuất hiện đại
S3. Khả năng tài chính S4. Năng lực quản trị S5. Năng lực sản xuất S6. Chất lượng sản phẩm công ty
S7. Thương hiệu công ty
Kết hợp (S/O)
1.Giải pháp phát triển thị trường (S1,S5,S6,S7,O1,O3,O5,O6) 2.Giải phápthực hiện Marketing Mix (S3, S4,S6, S7,O2,O4,O6)
Kết hợp (S/T) 1.Giải pháp nâng cao chất lượng (S1,S2,S3,S6,T2,T3,T4) 2. Giải pháp duy trì và phát triển nguồn nhân lực (S3, S5, , T6)
Các điểm yếu (W):
W1.Thu nhập của người lao động
W2.Đa dạng hoá sản phẩm
W3. Hoạt động marketing
W4. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm
W5: Giá sản phẩm cạnh tranh
W6. Chính sách khuyến mại
Kết hợp (W/O) 1.Giải pháp phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm (W2,W4,O2,O4,O6)
Kết hợp (W/T)
1. Đổi mới cơ cấu tổ chức (W1, W2, T6)
2.Giải pháp giảm chi phí sản xuất (W5,W6,T2,T3, T4)
Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 06/ 2014
Qua phân tích ma trận Swot, tác giả đưa ra 4 nhóm giải pháp với 7 giải pháp cụ thể để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nam Long đến năm 2020.
Nhóm giải pháp điểm mạnh – cơ hội (SO):
Giải pháp phát triển thị trường: từ những điểm mạnh của công ty là năng lực chuyên môn của công ty cao, năng lực sản xuất tốt, chất lượng sản phẩm tốt và thương hiệu công ty mạnh cùng với việc tận dụng các cơ hội là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ổn định, tiềm năng thị trường lớn và sự phát triển của khoa học công nghệ nhằm góp phầm mở rộng thị trường tiêu thụ đưa sản phẩm đến các thị trường mới.
Giải pháp thực hiện Marketing – Mix: Từ những điểm mạnh của công ty là khả năng tài chính tốt, năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm tốt, thương hiệu công ty mạnh và tận dụng các cơ hội là tiềm năng thị trường lớn và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh quảng bá sản phẩm và mở rộng việc phân phối.
Nhóm giải pháp điểm yếu – cơ hội (WO): Giải pháp phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng hoá sản phẩm: Dựa trên những cơ hội của công ty là sự phát triển của khoa học công nghệ , tiềm năng thị trường lớn và khắc phục những điểm yếu là sản phẩm không đa dạng, công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm yếu.
Nhóm giải pháp điểm mạnh – nguy cơ (ST):
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm: từ những điểm mạnh của công ty là năng lực chuyên môn của nhân viên cao, dây chuyền sản xuất hiện đại, khả năng tài chính tốt và chất lượng sản phẩm tốt để đối phó với những thách thức là tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt, lạm phát lãi xuất và giá cả xăng dầu, vật tư máy móc không ổn định.
Giải pháp duy trì và phát triển nguồn nhân lực: Từ những điểm mạnh của công ty là khả năng tài chính tốt, năng lực sản xuất tốt để đối phó với thách thức là nguồn nhân lực trong ngành yếu.
Nhóm giải pháp điểm yếu – nguy cơ (WT):
Đổi mới cơ cấu tổ chức: Thu nhập hiện tại của người lao động còn thấp dẫn đến khó thu hút được người lao động, công tác đổi mới cơ cấu tổ chức của công ty
phân công công việc cụ thể giúp cho công tác quản lý dể dàng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
Giải pháp giảm chi phí sản xuất: khắc phục những điểm yếu của công ty là giá bán sản phẩm không cạnh tranh và các chính sách khuyến mãi còn hạn chế không thu hút được khách hàng đồng thời đối phó với các thách thức như lạm phát lãi xuất, tình hình cạnh tranh ngày cảng khốc liệt và giá cả xăng dầu, vật tư máy móc không ổn định.