HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
Tiết 4 Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN – DẤU PHẨY I. Mục đích, yêu cầu
1. Mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn (tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta; tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành thị và nông thôn).
2. Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy.
II. Đồ dùng - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (3-5’).
- HS đặt câu có hình ảnh so sánh - GV nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài (1-2’).
b. Hướng dẫn làm bài tập (28-30”).
Bài 1 (8 – 10’) Kể tên một số thành phố và một số vùng quê mà em biết - HS đọc bài - Nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi: Kể tên của một số thành phố và một số vùng nông thôn ở nước ta.
- HS nói theo dãy tên những thành phố và vùng nông thôn trên đất nước ta - Lớp nhận xét - GV nhận xét chung.
Chốt: - Các thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ…
- Các thành phố thuộc tỉnh: Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình…
- Các vùng quê: Tiên lãng ,Vĩnh Bảo, An Lão, Thuỷ Nguyên ...
Bài 2 ( 8 – 10’) Kể tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố và nông thôn - HD mẫu: Sự vật và công việc thường thấy ở thành phố: đường phố, kinh doanh Sự vật và công việc thường thấy ở nông thôn: cánh đồng, cấy lúa…
- HS tập kể theo nhóm những sự việc và công việc thường thấy ở nông thôn và thành thị.
- Nối tiếp các nhóm kể – Lớp nhận xét.
Chốt: Công việc và sự vật ở thành phố và nông thôn thường có sự khác nhau Bài 3 (8 – 10’) Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp:
- HS chép lại đoạn văn và đặt dấu phẩy thích hợp cho đoạn.
- Một HS chữa bài
- GV chấm bài, nhận xét.
Chốt: Dấu phẩy thường được sử dụng khi nào?Khi đọc gặp dấu phẩy, em phải làm gì?
Một HS đọc lại đoạn văn 3. Củng cố (3’).
- GV hệ thống bài học và nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
...
Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2010 Tiết 1 Toán
Tiết 79: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (Tiếp) I. Mục tiêu
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng có phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- HS biết áp dụng tính giá trị của biểu thức để nhận xét giá trị đúng, sai của biểu thức
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, 8 hình tam giác trong bộ đồ dùng.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:(3 -5’)
- HS làm bảng con :Tính giá trị của biểu thức : 32+ 40-16 ; 32 : 4 x 2.
Hoạt động 2: Dạy học bài mới: (13-15’)
* Ví dụ 1: 60 +35 : 5 =? - HS làm bảng con : 60 +35 : 5 = 60 + 7 = 67 - Nêu nhận xét về các phép tính trong biểu thức?
- Em đã thực hiện các phép tính theo thứ tự nào?
* Ví dụ 2: 86 -10 x 4 = ? - HS làm bảng con : 86 – 10 x 4 = 86 - 40 = 46 - Em đã thực hiện các phép tính theo thứ tự nào?
* Kết luận: SGK/80 - HS đọc (3, 4 em)
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập: (17-19’) Bài 1: ( 5 - 7’) - KT: Tính giá trị của biểu thức
- HS làm bảng con - Nêu cách thực hiện của phép tính 93- 48 : 8
Chốt: Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính theo thứ tự nào?
Bài 2: (3 - 4’) - KT: Điền Đ, S
- HS làm sách giáo khoa - Nêu kết quả theo dãy và giải thích - GV chấm Đ/S - nhận xét
Chốt: Muốn điền Đ/S, em thực hiện như thế nào?
Bài 3: (5 - 7’) - KT: Giải toán
- HS đọc đề. Phân tích bài toán - HS làm vở – HS đọc bài làm
Chốt: Muốn biết mỗi hộp có bao nhiêu quả táo, em cần biết gì? Bài toán bằng mấy phép tính?
Bài 4: (2 - 3’) - KT: Xếp, ghép hình - HS đọc đề. Nêu yêu cầu
- HS sử dụng bộ đồ dùng xếp ghép hình.
Chốt: Quan sát kĩ hình cần xếp để xếp cho đúng
* Dự kiến sai lầm của HS :
- HS không thực hiện đúng thứ tự tính giá trị của biểu thức.
Hoạt động 4: Củng cố (3’)
- Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính theo thứ tự nào?
- Nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...