Chính tả (nhớ - viết)

Một phần của tài liệu Giáo Án tiểu học - Lớp 3 cả năm (Trang 384 - 387)

BÀN TAY CÔ GIÁO I. Mục đích, yêu cầu

- Nhớ viết lại chính xác bài Bàn tay cô giáo

- Điền đúng âm đầu ch/ tr, dấu hỏi/ dấu ngã vào bài tập II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (2 - 3')

- Viết bảng con: Trí thức, trêu chọc 2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài: (1 - 2')

b. Hướng dẫn chính tả: (10-12') - GV đọc mẫu lần 1 - HS đọc thầm

Mỗi dòng có bao nhiêu chữ ? Nên viết bắt đầu từ dòng thơ nào?

- Giáo viên lần lượt ghi bảng từ khó: Thoắt, mềm mại, dập dềnh, lượn - HS phân tích tiếng khó: Thoắt, mềm mại, dập dềnh, lượn

- HS đọc từ khó - GV xóa bảng - Học sinh viết bảng con.

c.Viết chính tả: (13 - 15')

- HS đọc nhẩm lại bài viết - Nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút - HS viết bài (GV có hiệu lệnh bắt đầu và hiệu lệnh kết thúc) d. Hướng dẫn chấm chữa: ( 5- 7')

- GV đọc - HS soát lỗi, ghi số lỗi và chữa lỗi - GV chấm 10 -12 bài

e. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (5 - 7') Bài 2a: - Điền vào chỗ trống tr hay ch?

- HS đọc yêu cầu - Làm vở

- GV chấm vở, chữa bài: trí thức, chuyên, trí óc, chữa bệnh, chế tạo, chân tay, trí thức, trí tuệ – HS đọc lại đoạn văn

Bài 2b: - Điền dấu hỏi hay dấu ngã?

- HS làm miệng 3. Củng cố, dặn dò: (1 - 2') - Nhận xét giờ học

* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:

………..

Tiết 2 Toán

Tiết 104: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu:

- Củng cố cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000

- Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ

II. Đồ dùng dạy học:

- 8 hình tam giác vuông cân (trong bộ đồ dùng) III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : (3-5')

- HS làm bảng con: Đặt tính và tính: 7875 - 2521 ; 4392 + 1304 - HS trình bày – Nhận xét

Hoạt động 2: Thực hành luyện tập: (28-30’) Bài 1: (3 - 5’) - KT: Tính nhẩm

- HS làm SGK - Đổi chéo sách kiểm tra - Nhận xét bài – GV bổ sung

Chốt : Cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn Bài 2: (5 - 7’) - KT: Đắt tính rồi tính.

- HS làm bảng con

- Nêu cách đặt tính và tính: 4380 - 729 – GV nhận xét Chốt : Cách cộng, trừ số có bốn chữ số.

Bài 3: (5 – 7’) - KT: Giải toán

- Đọc đề, phân tích bài toán: Muốn biết đội đó trồng được tất cả bao nhiêu cây, ta cần biết gì?

- HS làm vở - 1HS làm bảng phụ - HS đọc bài làm – GV chữa

Chốt : Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm như thế nào ?

Bài 4: (5 – 7’ ) - KT: Tìm số hạng, số bị trừ, số trừ - HS nêu yêu cầu - HS làm vở

- Nêu tên thành phần chưa biết của phép tính?

Chốt : Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ Bài 5: (3 - 5’) - KT: Xếp hình theo mẫu

- Thực hành xếp, ghép hình trên đồ dùng

* Dự kiến sai lầm của HS:

- Đặt tính chưa thẳng cột, tính sai. Tìm x chưa đúng

*Biện pháp khắc phục: Hướng dẫn HS nhận biết thành phần chưa biết của phép tính Hoạt động 4: Củng cố: (3’)

- GV hệ thống bài.

* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :

...

...

___________________________

Tiết 3 Tự nhiên xã hội Bài 41: THÂN CÂY

I. Mục tiêu: + HS biết:

- Nhận dạng và kể tên một số cây có thân: mọc đứng, leo, bò, gỗ, thảo - Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò)

- Vẽ và tô màu một số cây II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu học tập III. Đồ dùng dạy học:

Khởi động: (3 - 5')

- Lớp hát bài: Lí cây xanh - GV giới thiệu bài

Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm (14 - 15')

* Mục tiêu: Nhận dạng và kể được tên một số loại cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo

* Cách tiến hành:

+ Bước 1: Làm việc theo cặp

- 2 HS quan sát H/78, 79 trả lời: chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó cây nào là cây có thân gỗ cứng, cây nào có thân thảo (thân mềm)

+ Bước 2: HS trình bày (nói rõ đặc điểm về cách mọc, cấu tạo của một cây) Cây cao su có đặc điểm gì ?

* Kết luận: Các cây thường có cây mọc đứng , 1số cây có thân leo, thân bò, có loại cây lấy gỗ, có cây thân thảo, cây su hào có thân phình to …

Hoạt động 2: Chơi trò chơi Bingo (13-15')

* Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (gỗ, thảo)

* Cách tiến hành:

`+Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi

- GV chia lớp thành 2 nhóm - gắn lên hai bảng cám

- GV phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời, mỗi phiếu viết một tên cây

- Các thành viên sẽ lần lượt gắn lên bảng cám, khi GV hô "Bắt đầu". Người cuối cùng gắn phiếu phải hô "Bingo". Nhóm nào gắn phiếu nhanh, đúng là thắng.

+Bước 2: - HS chơi - GV làm trọng tài +Bước 3: - Đánh giá

- Ghi vở

Tiết 4 Âm nhạc

Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011 Tiết 1 Thể dục

Một phần của tài liệu Giáo Án tiểu học - Lớp 3 cả năm (Trang 384 - 387)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(621 trang)
w