4.2.1. Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu, bò trên một số địa phương của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Chúng tôi đã tiến hành thu thập 124 mẫu máu của trâu, bò ở 3 xã:
Huống Thượng, Quang Sơn, Nam Hòa thuộc huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. Bằng phương pháp tiêm truyền chuột bạch, chúng tôi đã phát hiện được số trâu, bò nhiễm tiên mao trùng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu, bò trên một số địa phương của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Địa phương (xã)
Trâu Bò
Số trâu kiểm
tra (con)
Số trâu nhiễm
(con)
Tỷ lệ nhiễm
(%)
Số bò kiểm tra
(con)
Số bò nhiễm
(con)
Tỷ lệ nhiễm
(%)
Huống Thượng 55 7 12,70 15 2 13,33
Quang Sơn 20 2 10,00 4 0 0,00
Nam Hòa 25 3 12,00 5 1 9,09
Tính chung 100 12 12,00 24 3 8,82
Bảng 4.6 cho thấy:
Khi tiêm truyền mẫu máu của trâu, bò thu thập từ các xã trên qua chuột bạch, xét nghiệm máu chuột bạch thấy: có 12/100 trâu nhiễm tiên mao trùng, chiếm tỷ lệ 12%; có 3/24 bò nhiễm tiên mao trùng, chiếm tỷ lệ 8,82%. Trong đó, xã Huống Thượng có tỷ lệ trâu, bò nhiễm TMT cao nhất (trâu 12,7%, bò 13,33%), thấp nhất là trâu, bò ở xã Quang Sơn (trâu là 10%, bò 0%).
Kết quả cụ thể về tình hình nhiễm TMT ở trâu, bò tại các xã như sau:
- Xã Huống Thượng kiểm tra 55 trâu có 7 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 12,7%; kiểm tra 15 bò có 2 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 13,33%.
- Xã Quang Sơn kiểm tra 20 trâu có 2 con bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 10%;
kiểm tra 4 bò không có con nào bị nhiễm.
- Xã Nam Hòa kiểm tra 25 trâu có 3 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 12%; kiểm tra 5 bò có 1 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 9,09%.
Tỷ lệ nhiễm TMT ở trâu, bò tại các xã có sự khác nhau là do điều kiện vệ sinh, chăm sóc, quản lý của người chăn nuôi ở các xã là không giống nhau. Thực tế qua điều tra chúng tôi thấy người dân ở Quang Sơn có ý thức tốt hơn trong việc chủ động phòng bệnh cho trâu, bò đặc biệt là việc tiêu diệt ký chủ trung gian truyền bệnh và sử dụng thuốc để phòng bệnh, do vậy đã hạn chế được phần nào tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên đàn trâu, bò.
4.2.2. Tỷ lệ phát hiện của KIT CATT trong số mẫu huyết thanh (+)
Sau khi đã xác định được 15 trâu, bò nhiễm TMT, chúng tôi tiến hành lấy 15 mẫu huyết thanh của những trâu, bò đã nhiễm TMT thử lại bằng KIT CATT. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.7
Bảng 4.7. Tỷ lệ phát hiện của KIT CATT trong số mẫu huyết thanh (+)
Địa phương (xã)
Huyết thanh trâu nhiễm TMT Huyết thanh bò nhiễm TMT Số
mẫu nghiên
cứu
Phản ứng ( +)
Phản ứng (-)
Số mẫu nghiên
cứu
Phản ứng ( +)
Phản ứng (-)
n % n % n % n %
Huống Thượng 7 6 85,7 1 14,3 2 2 100 0 0
Quang Sơn 2 2 100 0 0 0 - - - -
Nam Hòa 3 3 100 0 0 1 1 100 0 0
Tính chung 12 11 91,7 1 8,3 3 3 100 0 0
Qua bảng 4.7 ta thấy:
Kiểm tra 12 mẫu huyết thanh của trâu và 3 mẫu huyết thanh của bò bị nhiễm TMT ở 3 xã thuộc huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên bằng KIT CATT, có 14/15 mẫu huyết thanh dương tính, chiếm tỷ lệ 93,4%, một mẫu cho kết quả không rõ ràng. Cụ thể:
- 12 mẫu huyết thanh trâu nhiễm TMT xác định được 11 mẫu có phản ứng dương tính bằng KIT CATT, chiếm tỷ lệ 91,7%.
- Cả 3 mẫu huyết thanh bò dương tính đều cho phản ứng dương tính với KIT CATT, chiếm tỷ lệ 100%.
Từ kết quả bảng 4.7, chúng tôi có nhận xét: sử dụng KIT CATT để phát hiện TMT, ở trâu bò nuôi tại 3 xã của huyện Đồng Hỷ có tỷ lệ phát hiện khá cao(14/15 mẫu dương tính, chiếm 93,4%, chỉ có 1/15 mẫu âm tính chiếm 6,6%).
4.2.3. Tỷ lệ phát hiện của KIT ELISA trong số mẫu huyết thanh (+)
Tương tự như KIT CATT, chúng tôi tiến hành thử nghiệm khả năng phát hiện TMT của KIT ELISA trong 15 mẫu huyết thanh trâu, bò dương tính. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tỷ lệ phát hiện của KIT ELISA trong số mẫu huyết thanh (+)
Địa phương
(xã)
Huyết thanh trâu bị bệnh
TMT Huyết thanh bò bị bệnh TMT
Số mẫu nghiên
cứu
Phản ứng ( +)
Phản ứng (-)
Số mẫu nghiê n cứu
Phản ứng ( +)
Phản ứng (-)
n % n % n % n %
Huống
Thượng 7 7 100 0 0 2 2 100 0 0
Quang Sơn 2 2 100 0 0 0 - - - -
Nam Hòa 3 3 100 0 0 1 1 100 0 0
Tính
chung 12 12 100 0 0 3 3 100 0 0
Qua bảng 4.8 cho thấy:
Kiểm tra 12 mẫu huyết thanh của trâu và 3 mẫu huyết thanh của bò bị nhiễm TMT thuộc 3 xã thuộc huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên bằng KIT ELISA, có 15/15 mẫu huyết thanh dương tính .Cụ thể:
- 12 mẫu huyết thanh trâu nhiễm TMT được kiểm tra bằng KIT ELISA đều cho kết quả dương tính, chiếm tỷ lệ 100%.
- Cả 3 mẫu huyết thanh của bò nhiễm TMT đều có phản ứng dương tính với KIT ELISA, chiếm tỷ lệ 100%.
Từ kết quả bảng 4.8, chúng tôi có nhận xét: sử dụng KIT ELISA để phát hiện TMT ở trâu, bò nuôi tại 3 xã của huyện Đồng Hỷ có tỷ lệ phát hiện rất cao (15/15 mẫu dương tính, chiếm 100%)
Qua kết quả ở bảng 4.7 và 4.8 chúng tôi thấy rằng, việc sử dụng KIT CATT và KIT ELISA để chẩn đoán bệnh TMT có hiệu quả cao, thời gian tiến hành nhanh. Từ đó có thể sử dụng hai loại KIT này vào việc chẩn đoán
nhanh bệnh TMT trên đàn trâu, bò để có biện pháp phòng chống kịp thời và hiệu quả.
4.2.4. Tỷ lệ phát hiện trâu nhiễm tiên mao trùng bằng một số phương pháp chẩn đoán
Sau khi xác định được hiệu quả của KIT CATT và KIT ELISA chúng tôi tiến hành chẩn đoán 45 mẫu huyết thanh trâu thu thập ở 3 xã bằng KIT CATT và KIT ELISA để phát hiện số trâu mắc bệnh tiên mao trùng. Kết quả thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Tỷ lệ trâu nhiễm tiên mao trùng qua ứng dụng KIT CATT và KIT ELISA chẩn đoán
Địa phương (xã)
Số trâu kiểm tra
KIT CAT KIT ELISA
(+) Tỷ lệ (%) (+) Tỷ lệ (%)
Huống Thượng 15 3 20 3 20
Quang Sơn 15 2 13,33 2 13,33
Nam Hòa 15 2 13,33 2 13,33
Tính chung 45 7 15,56 7 15,56
Bảng 4.9 cho thấy:
Trong 45 mẫu huyết thanh trâu, bò lấy ở 3 xã kiểm tra có 7 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 15,56%. Trong đó có 3/15 mẫu tại xã Huống Thượng nhiễm tiên mao trùng chiếm 20%; 2/15 mẫu tại xã Quang Sơn nhiễm tiên mao trùng, chiếm tỷ lệ 13,33%; 2/15 mẫu tại xã Nam Hòa nhiễm tiên mao trùng chiếm tỷ lệ 13,33%. Kết quả này thấy khi ứng dụng cả 2 loại KIT CATT và ELISA.
4.2.5. So sánh khả năng phát hiện tiên mao trùng của KIT CATT và KIT ELISA với phương pháp tiêm truyền chuột bạch
Tiêm truyền cho chuột bạch mẫu máu của 45 trâu đã được ứng dụng KIT ở trên. Kiểm tra máu chuột mỗi ngày một lần để phát hiện tiên mao trùng, sau đó so sánh với kết quả ở bảng 4.9. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. So sánh khả năng phát hiện tiên mao trùng của KIT CATT và KIT ELISA với phương pháp tiêm truyền chuột bạch
Địa phương (xã)
Số trâu
kiểm tra KIT CATT KIT ELISA Tiêm truyền chuột bạch
Huống Thượng 15 3 3 3
Quang Sơn 15 2 2 2
Nam Hòa 15 2 2 2
Tính chung 45 7 7 7
Kết quả bảng 4.10 cho thấy:
Sau khi sử dụng phương pháp tiêm truyền chuột bạch để phát hiện tiên mao trùng đã cho kết quả tương ứng với việc ứng dụng KIT CAT và KIT ELISA. Cả 7 mẫu dương tính với KIT CATT và KIT ELISA cũng đồng thời dương tính với tiêm truyền chuột bạch. Cụ thể là:
Xã Huống Thượng có 3 mẫu phát hiện tiên mao trùng, xã Quang Sơn có 2 mẫu phát hiện tiên mao trùng; xã Nam Hòa có 2 mẫu phát hiện tiên mao trùng.
Như vậy ta có thể khẳng định rằng việc ứng dụng KIT CATT và KIT ELISA trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng có hiệu quả cao do tỷ lệ phát hiện tiên mao trùng tương đương với tỷ lệ phát hiện bằng phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm.
Từ kết quả ứng dụng KIT CATT và KIT ELISA vào chẩn đoán phát hiện bệnh tiên mao trùng, chúng tôi có nhận xét như sau: Cả hai loại KIT này đều có hiệu quả cao, thời gian tiến hành nhanh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chúng tôi thấy việc ứng dụng KIT ELISA vào chẩn đoán là khá phức tạp do vậy để thực hiện ở các địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể làm cho kết quả chẩn đoán thiếu chính xác.
PHẦN 5