Đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp ngô đường tham gia thí nghiệm 39 1. Chiều cao cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất của một số tổ hợp ngô đường lai và xác định thời gian bảo quản sản phẩm ngô đường tươi sau thu hoạch (Trang 48 - 52)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LU ẬN

3.1. Nghiên c ứu khả năng sinh trưở ng, phát triển củ a các tổ hợp ngô đường thí nghiệm

3.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp ngô đường tham gia thí nghiệm 39 1. Chiều cao cây

Đặc điểm hình thái của cây bao gồm các đặc điểm về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá/cây…. Đặc điểm hình thái cho biết mức độ đồng đều, khả năng thụ phấn thụ tinh, khả năng chống đổ gẫy, chống chịu với sâu bệnh và tiềm năng cho năng suất của giống. Mỗi giống có các đặc điểm về hình thái khác nhau. Qua theo dõi và đo đếm các chỉ tiêu về hình thái, sinh lý của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm vụ xuân và vụ thu đông năm 2012, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2 và 3.3.

3.1.2.1. Chiều cao cây

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, liên quan mật thiết tới quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống đổ và khả năng thụ phấn của cây. Chiều cao cây ngô được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc ….

Qua bảng 3.2 cho thấy các tổ hợp ngô đường trong thí nghiệm có chiều cao cây biến động từ 152,7 - 167,4cm (vụ Xuân), 142,2 - 157,6cm (vụ Thu đông).

Vụ Xuân 2012, chỉ có tổ hợp lai SW585 x SW656 có chiều cao cây đạt 152,7 cm, thấp hơn giống đối chứng, các tổ hợp lai còn lại chiều cao cây đạt 155,7- 167,4 cm, tương đương với giống đối chứng.

Ở vụ Thu đông, có 2 tổ hợp lai SW629 x SW381 và SW597 x HD4 chiều cao cây đạt 142,2 và 143,0 cm, thấp hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại đều có chiều cao cây tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở mức ý nghĩa 0,05.

Bảng 3.2: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2012

Vụ Xuân 2012 Vụ Thu Đông 2012

Tổ hợp lai Cao cây (cm)

Cao bắp (cm)

CB/CC (%)

Cao cây (cm)

Cao bắp (cm)

CB/CC (%)

SW461 x HD4 156,2 67,6 43,2 148,3 63,2 42,6

SW679 x SW654 158,7 64,6 40,7 146,0 59,1 40,5

SW362 x SW381 166,7 65,1 39,1 157,6 60,3 38,3

SW194 x HD4 167,4 68,0 40,6 157,0 62,7 39,9

SW280 x SW656 155,7 69,3 44,6 146,5 64,9 44,3

SW585 x SW656 152,7 64,1 42,0 144,9 59,5 41,1

SW679 x HD4 162,5 70,2 43,2 152,5 64,5 42,3

SW629 x SW381 158,3 63,0 39,8 142,2 56,7 39,9

SW597 x HD4 158,0 59,6 39,6 143,0 55,8 39,0

SW594 x SW656 161,4 68,8 42,6 149,3 63,3 42,4

Sugar75 (Đ/C) 161,6 70,7 43,8 154,9 65,9 42,6

P >0,05 <0,05 - >0,05 <0,05 -

CV (%) 3,2 4,2 - 4,2 5,3 -

LSD05 8,8 4,7 - 10,7 5,5 -

3.1.2.2. Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng, khả năng chống đổ, chống chịu sâu bệnh và khả năng cơ giới hóa của các giống ngô. Chiều cao đóng bắp quá cao hoặc quá thấp đều gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Nếu đóng bắp thấp thì khả năng chống đổ tốt nhưng khả năng cơ giới hóa thấp, dễ bị sâu bệnh phá hại và ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn. Nếu đóng bắp cao, khả

năng nhận phấn tốt nhưng khả năng chống đổ kém. Chiều cao đóng bắp tối ưu là bằng 1/2 chiều cao cây.

Chiều cao đóng bắp được tính từ gốc sát mặt đất đến đốt đóng bắp trên cùng ở giai đoạn chín sữa. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện canh tác. Những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thường có chiều cao đóng bắp thấp hơn những giống có thời gian sinh trưởng dài. Đối với giống ngắn ngày bắp thường đóng ở đốt thứ 7 - 8. Đối với giống dài ngày bắp thường ở vị trí đốt thứ 14 - 15 và chiếm khoảng 45 - 60% chiều cao cây.

Chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai biến động từ 59,6 - 70,7cm (vụ Xuân 2012) và 55,8 – 65,9cm (vụ Thu đông 2012).

Tổ hợp lai SW362 x SW381, SW679 x SW654, SW585 x SW656, SW629 x SW381, SW597 x HD4 chiều cao đóng bắp đạt 59,6 - 65,1cm (vụ Xuân 2012) và 55,8-60,3cm (vụ Thu Đông 2012), thấp hơn giống đối chứng.

Các tổ hợp lai còn lại trong thí nghiệm có chiều cao đóng bắp tương đương với giống đối chứng.

3.1.2.3. Số lá trên cây

Lá là cơ quan quang hợp chính tổng hợp nên hợp chất hữu cơ của thực vật và thúc đẩy quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng trong cây. Lá có khả năng tiếp nhận các chất dinh dưỡng khi bón dinh dưỡng qua lá vào cây đồng thời cũng là nơi thoát hơi nước tạo nên sức hút các chất dinh dưỡng qua đất vào cây. Số lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp của bộ lá có vai trò quan trọng đối với năng suất và phẩm chất ngô.

Số lá trên cây của ngô là một đặc điểm khá ổn định và có quan hệ chặt với thời gian sinh trưởng. Những giống có thời gian sinh trưởng dài thường có số lá trên cây nhiều hơn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn.

Số liệu bảng 3.3 cho thấy, vụ Xuân 2012, số lá trên cây của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm biến động từ 15,83 - 17,57 lá. Tổ hợp lai SW597 x

HD4, SW585 x SW656, SW280 x SW656 có số lá/cây đạt 15,83-16,87 lá, thấp hơn đối chứng, các tổ hợp còn lại có số lá/cây đạt 16,97-17,30 lá, tương đương với giống đối chứng.

Vụ Thu đông có 2 tổ hợp SW679 x SW654 và SW594 x SW656 có số lá/cây đạt 17,03 và 17,00 lá, tương đương với giống đối chứng, các tổ hợp còn lại có số lá thấp hơn đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%.

Bảng 3.3: Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2012

Vụ Xuân 2012 Vụ Thu Đông 2012 Tổ hợp lai Số lá/cây

(lá)

CSDTL (m2 lá/m2 đất)

Số lá/cây (lá)

CSDTL (m2 lá/m2 đất)

SW461 x HD4 16,97 2,50 16,87 2,32

SW679 x SW654 17,20 2,69 17,03 2,63

SW362 x SW381 17,10 2,51 16,90 2,66

SW194 x HD4 17,17 2,54 16,90 2,74

SW280 x SW656 16,83 2,63 16,67 2,45

SW585 x SW656 15,83 2,41 16,27 2,33

SW679 x HD4 17,13 2,43 16,83 2,63

SW629 x SW381 17,30 2,51 16,73 2,42

SW597 x HD4 16,87 2,68 15,93 2,51

SW594 x SW656 17,13 2,67 17,00 2,34

Sugar75 (Đ/C) 17,57 2,52 17,50 2,50

P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

CV (%) 2,1 3,8 2,0 5,1

LSD05 0,60 0,16 0,57 0,22

3.1.2.4. Chỉ số diện tích lá

Chỉ số diện tích lá là chỉ tiêu rất quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô, nó đặc trưng cho diện tích lá cao hay thấp, được đo bằng số

m2lá/m2 đất. Chỉ số diện tích lá liên quan trực tiếp đến khả năng sử dụng ánh sáng của cây, do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất quang hợp, dẫn đến ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.

Trong giới hạn nhất định, chỉ số diện tích lá tăng làm cho hiệu suất quang hợp tăng, nhưng nếu chỉ số diện tích lá quá lớn các lá sẽ che khuất nhau, làm giảm hiệu quả quang hợp (Hoàng Minh Tấn, 2006)[12]. Chỉ số diện tích lá tối ưu của ngô là 4 m2 lá/m2 đất.

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô, diện tích lá tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng và đạt mức tối đa vào khoảng thời gian từ khi trỗ cờ đến khi hạt ngậm sữa sau đó giảm dần.

Qua theo dõi chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô đường lai trong thí nghiệm cho thấy: Vụ Xuân 2012, chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô đường biến động từ 2,41 - 2,69 m2 lá/m2 đất, chỉ có tổ hợp lai SW679 x SW654 có chỉ số diện tích lá là 2,69 m2 lá/m2 đất, cao hơn đối chứng, các tổ hợp lai còn lại chỉ số diện tích lá đạt 2,41-2,68 m2 lá/m2 đất, tương đương với giống đối chứng.

Vụ Thu đông 2012, chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô thí nghiệm biến động từ 2,32 - 2,74 m2 lá/m2 đất, tổ hợp lai SW194 x HD4 có chỉ số diện tích lá là 2,74 m2 lá/m2 đất, cao hơn giống đối chứng, các tổ hợp lai còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất của một số tổ hợp ngô đường lai và xác định thời gian bảo quản sản phẩm ngô đường tươi sau thu hoạch (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)