Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LU ẬN
3.1. Nghiên c ứu khả năng sinh trưở ng, phát triển củ a các tổ hợp ngô đường thí nghiệm
3.1.4. Khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2012
Khả năng chống chịu của cây là phản ứng của cây với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như sâu bệnh, các tác động của thời tiết, khí hậu. Do vậy đặc tính chống chịu của cây là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu được trong công tác chọn tạo giống ngô, nó biểu hiện sự thích nghi của giống với điều kiện sinh thái. Một giống có khả năng sinh trưởng tốt, các yếu tố cấu thành năng suất có triển vọng nhưng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh kém thì giống đó cũng không được coi là giống tốt. Khả
năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh phụ thuộc nhiều vào giống, kỹ thuật canh tác và thời tiết, khí hậu.
Sâu bệnh là một yếu tố gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Theo tài liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết tổng thiệt hại do sâu gây ra mỗi năm là 20-30 tỷ đôla, bằng 13 - 14 % sản lượng; do bệnh gây ra là 24 - 25 tỷ đôla, bằng 11 - 12% năng suất.
Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển. Ngô là cây trồng bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại, đặc biệt là ngô đường. Hơn nữa, trong những năm gần đây, phong trào thâm canh tăng vụ ở nước ta tăng cao tạo ra nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Như vậy, càng đi sâu vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hoại của sâu bệnh càng trở nên cấp bách. Mặt khác, do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý dẫn đến hiện tượng sâu bệnh kháng thuốc, nhờn thuốc, làm cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cũng khó khăn hơn. Một trong những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại vừa kinh tế vừa hiệu quả lại đảm bảo sức khoẻ con người và môi trường đó là chọn tạo những giống ngô mới có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại.
Qua theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên các tổ hợp ngô đường thí nghiệm chúng tôi thấy xuất hiện những loại sâu bệnh hại chính với mức độ nhiễm được thể hiện ở bảng 3.5.
* Sâu đục thân (Chilo partellus )
Sâu đục thân phân bố rộng rãi ở khắp các vùng trồng ngô trong nước và trên thế giới. Ở tuổi nhỏ sâu ăn biểu bì lá làm cho cây giảm diện tích quang hợp, ở tuổi lớn chúng đục vào thân cây, ăn hết phần mềm trong cây làm cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và nước bị ngưng trệ dẫn đến cây suy yếu, còi cọc, nếu gặp gió to cây dễ bị gẫy ngang. Nếu cây gẫy trên bắp sẽ làm bắp kém phát triển, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lượng hạt. Nếu sâu
nở đúng vào lúc ngô nhú cờ thì chúng đục vào bao cờ rồi ăn dần xuống cuống làm cho cờ gãy gục, bao phấn bị héo khô, hoa không thụ phấn được. Khi bắp hình thành chúng cắn râu làm quá trình thụ phấn bị ảnh hưởng và chui vào bắp cắn phá khiến bắp bị cong queo, hạt không chắc.
Qua bảng 3.5 cho thấy, ở cả hai vụ tất cả các tổ hợp ngô đường thí nghiệm đều nhiễm sâu đục thân, được đánh giá ở thang điểm từ 2 - 3. Hai tổ hợp lai SW461 x HD4, SW362 x SW381 được đánh giá ở thang điểm 3 ở cả 2 vụ. Trong vụ Xuân, các tổ hợp còn lại đều được đánh giá mức độ nhiễm sâu đục thân ở thang điểm 2, tương đương đối chứng.
Trong vụ Thu đông, ngoài 2 tổ hợp trên còn có tổ hợp lai SW597 x HD4 và SW629 x SW381 mức độ nhiễm sâu đục thân đánh giá điểm 3, các tổ hợp còn lại được đánh giá điểm 2, tương đương giống đối chứng.
Bảng 3.5: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2012
Vụ Xuân 2012 Vụ Thu Đông 2012
Tổ hợp lai Sâu đục thân (điểm)
Bệnh đốm lá
(điểm)
Bệnh khô vằn
(%)
Sâu đục thân (điểm)
Bệnh đốm lá (điểm)
Bệnh khô vằn
(%)
SW461 x HD4 3 2 9,40 3 2 4,71
SW679 x SW654 2 2 6,70 2 2 4,18
SW362 x SW381 3 2 7,56 3 3 6,73
SW194 x HD4 2 2 11,48 2 3 5,04
SW280 x SW656 2 2 5,94 2 3 3,84
SW585 x SW656 2 2 9,55 2 2 5,36
SW679 x HD4 2 2 6,10 2 2 3,86
SW629 x SW381 2 2 9,85 3 2 4,71
SW597 x HD4 2 2 10,46 3 3 4,80
SW594 x SW656 2 2 9,61 2 3 5,84
Sugar75 (Đ/C) 2 2 7,15 2 2 6,73
* Bệnh đốm lá
Bệnh đốm lá gây hại khá phổ biến ở các vùng trồng ngô của nước ta, đặc biệt ở những ruộng không có sự đầu tư thâm canh, đất xấu, đất trũng hay bị úng nước, ruộng có kết cấu thịt nặng, chặt, dễ đóng váng, hoặc những ruộng thường xuyên bị thiếu nước. Bệnh đốm lá do nấm gây ra, có 2 loại là bệnh đốm lá nhỏ và bệnh đốm lá lớn. Bệnh đốm lá nhỏ do nấm Helminthoprium maydis gây ra, bệnh đốm lá lớn do nấm Helminthoprium turcicum gây ra. Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí cao rất thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển và gây hại nặng, nhất là sau khi cây ngô trỗ cờ.
Qua bảng 3.5 cho thấy các tổ hợp ngô đường thí nghiệm đều nhiễm bệnh đốm lá ở mức độ từ điểm 2 - 3. Trong vụ Xuân, các tổ hợp ngô đường nhiễm bệnh ở mức độ rất nhẹ, đánh giá điểm 2, tương đương giống đối chứng.
Vụ Thu đông, mức độ nhiễm bệnh đốm lá của một số tổ hợp lai cao hơn vụ Xuân, đánh giá ở điểm 3 như: SW594 x SW656, SW194 x HD4, SW280 x SW656, SW597 x HD4 và SW362 x SW381. Các tổ hợp còn lại mức độ nhiễm bệnh đánh giá điểm 2, tương đương đối chứng.
* Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani f. sp. sasakii)
Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani f. sp. Sasakii gây ra. Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, trời âm u. Đặc điểm của bệnh là vết bệnh có hình dáng kiểu da báo, lúc mới bị vết bệnh có màu xám xanh hay xám bạc ở giữa, sau hình thành màu nâu hay vàng rơm, có viền nâu đậm. Cuối cùng vết bệnh chuyển sang màu vàng xám (Đường Hồng Dật, 2001) [2]. Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô chuẩn bị trỗ cờ và tăng dần cho đến khi ngô cho thu hoạch.
Qua theo dõi chúng tôi thấy mức độ nhiễm bệnh khô vằn của các tổ hợp ngô đường biến động từ 5,94 - 11,48% (vụ Xuân) và từ 3,84 - 6,73% (vụ Thu đông). Mức độ nhiễm bệnh của các tổ hợp lai ở vụ Xuân cao hơn vụ Thu
đông, do cuối vụ Xuân mưa nhiều, trời ấm và âm u là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh pháp triển.
Vụ xuân 2012, tổ hợp lai SW194 x HD4 bị nhiễm bệnh khô vằn nhiều nhất (11,48%), tổ hợp lai SW280 x SW656 bị nhiễm bệnh nhẹ nhất (5,94%), giống đối chứng bị nhiễm bệnh với tỷ lệ 7,15%.
Vụ Thu đông 2012, tổ hợp lai SW362 x SW381 nhiễm bệnh khô vằn nhiều nhất với tỷ lệ 6,73% bằng giống đối chứng, tổ hợp lai SW280 x SW656 và SW679 x HD4 nhiễm bệnh nhẹ nhất với tỷ lệ nhiễm bệnh là 3,84 và 3,86%.
* Khả năng chống đổ
Khả năng chống đổ gẫy của cây ngô phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền của từng giống như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, đường kính thân, số lượng rễ chân kiềng…, ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, mật độ trồng, mức độ gây hại của sâu bệnh cũng như chế độ chăm sóc.
Qua theo dõi chúng tôi thấy, các tổ hợp ngô đường thí nghiệm đều có khả năng chống đổ tương đối tốt, ở cả hai vụ không có tổ hợp nào bị đổ rễ, gãy thân.