Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ a các tổ hợp ngô đường thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất của một số tổ hợp ngô đường lai và xác định thời gian bảo quản sản phẩm ngô đường tươi sau thu hoạch (Trang 60 - 66)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LU ẬN

3.1. Nghiên c ứu khả năng sinh trưở ng, phát triển củ a các tổ hợp ngô đường thí nghiệm

3.1.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ a các tổ hợp ngô đường thí nghiệm

Mục đích cuối cùng của công tác chọn tạo giống là xác định được giống có năng suất cao, chất lượng và khả năng chống chịu tốt để phục vụ cho sản xuất. Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất ngô bởi năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống. Năng suất ngô phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: số bắp trên cây, số

hàng trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng 1000 hạt, chiều dài bắp, đường kính bắp. Các yếu tố cấu thành năng suất có thể được quyết định bởi đặc tính di truyền của giống và chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết, đất đai, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô đường tham gia thí nghiệm vụ xuân và vụ thu đông năm 2012 được thể hiện ở bảng 3.7 và 3.8.

Bảng 3.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm vụ Xuân năm 2012

Tổ hợp lai

Số bắp/cây (bắp/cây)

Chiều dài bắp

(cm)

Đường kính bắp

(cm)

Số hàng/bắp

(hàng)

Số hạt/hàng

(hạt)

NSTT (tạ/ha)

SW461 x HD4 0,98 14,46 4,35 13,47 21,50 86,59

SW679 x SW654 1,00 15,46 4,44 15,20 26,07 91,47 SW362 x SW381 0,99 14,70 4,30 14,40 21,73 82,07

SW194 x HD4 0,98 15,65 4,20 11,60 24,87 80,81

SW280 x SW656 0,98 16,88 4,17 12,20 24,60 81,08 SW585 x SW656 0,87 16,85 4,14 11,73 24,33 72,94

SW679 x HD4 0,89 16,52 4,24 13,20 24,13 79,02

SW629 x SW381 0,96 15,16 4,48 13,67 22,63 84,50

SW597 x HD4 1,00 15,57 4,38 13,00 24,63 88,20

SW594 x SW656 0,99 17,93 3,91 15,07 26,77 87,14 Sugar75 (Đ/C) 0,95 16,05 4,22 12,20 24,17 79,27 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

CV (%) 2,7 3,4 3,6 2,7 5,7 5,2

LSD05 0,04 0,93 0,26 0,60 2,33 7,40

3.1.6.1. Số bắp trên cây

Số bắp trên cây là một yếu tố cấu thành năng suất quan trọng. Số bắp trên cây phụ thuộc vào yếu tố di truyền, mật độ trồng và chế độ canh tác. Số

bắp hữu hiệu trên cây của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm biến động từ 0,87 - 1,00 bắp (vụ xuân), 0,89 - 1,00 bắp (vụ thu đông).

Vụ xuân 2012, tổ hợp lai SW585 x SW656 và SW679 x HD4 có số bắp trên cây đạt 0,87 và 0,89 bắp thấp hơn đối chứng, tổ hợp SW597 x HD4, SW679 x SW654, số bắp/cây là 1,0 bắp cao hơn đối chứng, các tổ hợp còn lại có số bắp trên cây tương đương đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Vụ Thu Đông 2012, có 3 tổ hợp lai SW679 x SW654, SW629 x SW381 và SW194 x HD4 có số bắp trên cây đạt 0,97-1,0 bắp, cao hơn đối chứng, các tổ hợp còn lại đều tương đương với đối chứng chắc chắn ở mức ý nghĩa 0,05.

Bảng 3.8: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2012

Tổ hợp lai

Số bắp/cây (bắp/cây)

Chiều dài bắp

(cm)

Đường kính bắp

(cm)

Số hàng/bắp

(hàng)

Số hạt/hàng

(hạt)

NSTT (tạ/ha)

SW461 x HD4 0,96 13,60 4,31 14,00 20,23 70,54 SW679 x SW654 0,99 15,13 4,36 14,87 25,30 82,14 SW362 x SW381 0,96 16,03 4,51 14,13 26,23 84,82 SW194 x HD4 1,00 16,70 4,16 12,53 27,10 85,12 SW280 x SW656 0,95 14,02 4,07 12,87 26,63 77,08 SW585 x SW656 0,89 16,17 4,04 12,13 24,30 68,15 SW679 x HD4 0,90 15,23 4,30 13,73 22,90 79,17 SW629 x SW381 0,97 15,70 4,11 11,33 25,33 73,81 SW597 x HD4 0,94 15,58 4,23 13,40 26,00 75,60 SW594 x SW656 0,96 14,83 4,00 14,27 23,90 70,83 Sugar75 (Đ/C) 0,90 15,62 4,19 12,60 22,77 71,13 P <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 >0,05 <0,05

CV (%) 3,5 5,5 4,4 4,8 9,9 7,1

LSD05 0,06 1,45 0,31 1,08 4,16 9,16

3.1.6.2. Chiều dài bắp

Chiều dài bắp là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng cho năng suất của một giống. Chiều dài bắp càng lớn thì tiềm năng cho năng suất càng cao và ngược lại. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền và điều kiện canh tác.

Kết quả thí nghiệm cho thấy chiều dài bắp của các giống thí nghiệm ở vụ Xuân 2012 biến động từ 14,46 - 17,93cm, tổ hợp lai SW594 x SW656 có chiều dài bắp đạt 17,93 cm, cao hơn đối chứng, hai tổ hợp lai SW362 x SW381, SW461 x HD4 có chiều dài bắp đạt 14,46-14,70 cm, thấp hơn đối chứng, các tổ hợp lai còn lại có chiều dài bắp tương đương đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Vụ Thu đông, chiều dài bắp của các giống thí nghiệm biến động từ 13,6 - 16,70 cm. Hai tổ hợp lai SW280 x SW656 và SW461 x HD4 có chiều dài bắp đạt 14,02 và 13,60 cm, thấp hơn đối chứng, các tổ hợp còn lại có chiều dài bắp tương đương đối chứng chắc chắn ở mức ý nghĩa 0,05.

3.1.6.3. Đường kính bắp

Đường kính bắp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất, đường kính bắp to, hạt nhiều thì tiềm năng năng suất cao và ngược lại. Đường kính bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện chăm sóc.

Qua bảng 3.7 và 3.8 cho thấy đường kính bắp của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm biến động từ 3,91 - 4,48cm (vụ Xuân 2012) và 4,00-4,51 cm (vụ Đông 2012). Tổ hợp lai SW594 x SW656 có đường kính bắp đạt 3,91cm, thấp hơn đối chứng ở vụ Xuân 2012. Các tổ hợp ngô đương còn lại trong thí nghiệm có đường kính bắp tương đương đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% ở cả hai vụ nghiên cứu.

Vụ Đông 2012, đường kính bắp không có sự sai khác giữa các giống thí nghiệm (P>0,05).

3.1.6.4. Số hàng trên bắp

Số hàng trên bắp là đặc điểm di truyền của giống, ít phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái. Đặc điểm của hoa cái của ngô là mọc thành từng đôi bông nhỏ, mỗi bông nhỏ có 2 hoa nhưng hoa thứ 2 bị thoái hóa chỉ có một hoa tạo thành hạt, vì vậy số hàng trên bắp ở cây ngô luôn luôn là số chẵn.

Vụ Xuân 2012, số hàng trên bắp của các tổ hợp lai biến động từ 11,60 - 15,20 hàng. Tổ hợp lai SW194 x HD4, SW585 x SW656 và SW280 x SW656 có số hàng trên bắp đạt các giá trị tương ứng là 11,60; 11,73 và 12,20 hàng, tương đương đối chứng, các tổ hợp còn lại có đường kính bắp biến động từ 13,00-15,20 hàng, cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức ý nghĩa 0,05.

Vụ Thu đông 2012, số hàng trên bắp của các tổ hợp lai biến động từ 11,33 - 14,87 hàng. Tổ hợp lai SW629 x SW381 có số hàng trên bắp là 11,33 hàng, thấp hơn đối chứng, các tổ hợp lai SW597 x HD4, SW280 x SW656, SW585 x SW656 và SW194 x HD4 có số hàng trên bắp là 12,13-13,40 hàng, tương đương đối chứng, các tổ hợp còn lại có số hàng trên bắp biến động từ 13,73-14,87 hàng, cao hơn đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%.

3.1.6.5. Số hạt trên hàng

Số hạt trên hàng là một yếu tố cấu thành năng suất quan trọng, nhưng cũng là yếu tố chịu ảnh hưởng rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh (khí hậu, thời tiết, đất đai, …), đặc biệt là ở giai đoạn thụ phấn, thụ tinh. Khi ngô trỗ cờ, tung phấn, phun râu, nếu gặp điều kiện môi trường bất thuận như: hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp… sẽ làm cho số hoa không thụ tinh được tăng lên khiến cho số hạt trên hàng bị giảm xuống, dẫn đến hiện tượng “bắp đuôi chuột”. Số hạt trên hàng còn phụ thuộc vào khoảng cách tung phấn - phun râu, khoảng cách này càng ngắn càng có lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh để hình thành hạt.

Kết quả theo dõi cho thấy, số hạt trên hàng của các tổ hợp ngô đường lai biến động từ 21,50 - 26,77 hạt (vụ Xuân 2102) và 20,23 - 27,10 hạt (vụ Thu đông 2012).

Vụ xuân, tổ hợp lai SW594 x SW656 có số hạt trên hàng cao nhất (26,77 hạt), cao hơn đối chứng. Các tổ hợp lai SW461 x HD4 và SW362 x SW381 có số hạt trên hàng đạt 21,50 và 21,73 hạt, ít hơn giống đối chứng, các tổ hợp còn lại có số hạt/hàng tương đương đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Trong vụ Thu đông 2012, số hạt trên hàng không có sự sai khác giữa các tổ hợp ngô đường thí nghiệm (P>0,05).

3.1.6.6. Năng suất thực thu (NSTT)

NSTT là năng suất thực tế thu được trên một đơn vị diện tích và là mục tiêu cuối cùng của công tác chọn tạo và sản xuất giống mới. NSTT phản ánh trung thực nhất, rõ nét nhất về đặc điểm di truyền và tình hình sinh trưởng, phát triển của giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Ngô đường chủ yếu dùng để ăn tươi, được thu hoạch ở giai đoạn chín sữa. Do đó người ta dùng chỉ tiêu năng suất bắp tươi để đánh giá.

Qua bảng 3.7 chúng tôi thấy, năng suất thực thu của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm vụ Xuân 2012 biến động từ 72,94 - 91,47 tạ/ha, trong đó có 3 tổ hợp lai là SW594 x SW656, SW597 x HD4, SW679 x SW654 có năng suất thực thu đạt các giá trị tương ứng là 87,14; 88,20 và 91,47 tạ/ha, cao hơn đối chứng, các tổ hợp lai còn lại có năng suất thực thu biến động từ 72,94- 86,59 tạ/ha, tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%.

Kết quả theo dõi ở bảng 3.8 cho thấy, vụ Thu đông 2012, năng suất thực thu của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm biến động từ 68,15 - 85,12 tạ/ha, có 3 tổ hợp lai SW679 x SW654, SW362 x SW381 và SW194 x HD4 có năng suất thực thu đạt 82,14-85,12 tạ/ha, cao hơn đối chứng, các tổ hợp lai còn lại có năng suất thực thu biến động từ 68,15-79,17 tạ/ha, tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%.

Kết quả cho thấy tổ hợp lai SW679 x SW654 có năng suất thực thu tương đối ổn định và cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức ý nghĩa 0,05 ở cả 2 vụ nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất của một số tổ hợp ngô đường lai và xác định thời gian bảo quản sản phẩm ngô đường tươi sau thu hoạch (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)