Triển vọng và thách thức đối với phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại thái nguyên (Trang 36 - 39)

Ở nước ta ngô là cây lương thực quan trọng sau lúa, những năm gần đây sản xuất ngô đang được chú ý phát triển do ngô không những là lương thực mà còn sử dụng làm thức ăn gia súc, đặc biệt trong gian đoạn hiện nay cơ cấu nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi nên nhu cầu về ngô rất lớn.

Mục tiêu của ngành nông nghiệp trong những năm tới sẽ phấn đấu xây dựng vùng trồng ngô hàng hoá ở các khu vực: Trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Phát triển ngô đông trên đất lúa ở những nơi có điều kiện phù hợp, có đủ nước tưới, đây là hướng đi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng thâm canh tăng vụ, góp phần tăng sản lượng lương thực vững chắc đặc biệt ở khu vực miền núi (Viện Khoa học Nông nghiệp, 2009)[46].

Năm 2011, diện tích trồng ngô nước ta là 1,08 triệu ha, năng suất trung bình 43,3 tạ/ ha, sản lượng đạt 4,68 triệu tấn. Hiện nay, sản lượng ngô của cả nước mới đạt 62% so với mục tiêu năm 2015 và gần 50 % so với mục tiêu năm 2020. Hàng năm chúng ta vẫn phải nhập một lượng lớn ngô để làm thức ăn chăn nuôi. Năm 2008 nhập 1,1 triệu tấn ngô, năm 2009 nhập 1,5 triệu tấn và năm 2010 đã nhập tới 1,6 triệu tấn làm thức ăn chăn nuôi (Cục chăn nuôi, 2013)[3]. Nhu cầu sử dụng ngô ngày càng cao là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất ngô phát triển.

- Điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất ngô, đặc biệt là các vùng miền núi trong điều kiện canh tác lúa bị hạn chế.

- Nông dân Việt Nam ở hầu hết các vùng sinh thái đều có kinh nghiệm trồng ngô từ lâu đời.

- Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về ngô của các

nước trong khu vực và trên thế giới. Từ những năm 1950, các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô tiên tiến được nghiên cứu từ Mỹ đã phổ biến khắp các vùng trồng ngô trên thế giới. Hiện nay, các nước phát triển đã ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất nhằm khai thác triệt để tiềm năng năng suất của cây ngô, tương lai không xa các tiến bộ đó sẽ được áp dụng ở Việt Nam.

- Ngô còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, chúng ta cũng đã bước đầu xuất khẩu được giống ngô sản xuất trong nước. Trong tương lai, khi đã sản xuất đủ cho nhu cầu nội địa, chắc chắn ngô sẽ là mặt hàng xuất khẩu của nước ta giống như lúa gạo, vì nhu cầu ngô của thế giới cũng ngày một tăng, nhiều nước trên thế giới sử dụng ngô là lương thực chính, trong khi các giống ngô Việt Nam đều có chất lượng tốt.

- Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất lương thực trong đó có sản xuất ngô.

- Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mại nông sản của thế giới.

1.6.2. Tr ngi và thách thc đối vi sn xut ngô Vit Nam

- Sản xuất ngô ở nước ta vẫn mang tính nhỏ lẻ và phân tán, đặc biệt là vùng núi, vì vậy việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất rất khó khăn.

- Một trong những giải pháp quan trọng để cải thiện năng suất ngô hiện nay là thay đổi cơ cấu giống, thay thế các giống cũ năng suất thấp bằng các giống có tiềm năng năng suất cao. Quá trình áp dụng giống mới chịu thâm canh, phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm xuất hiện.

- Trong giai đoạn tới, có thể ngô biến đổi gen có nhiều ưu thế về năng suất sẽ được trồng trong sản xuất, đây là sẽ là áp lực rất lớn vì các giống ngô Việt Nam phải cạnh tranh lành mạnh và không dễ dàng với các giống ngô nhập ngoại.

- Việt Nam đã tham gia vào thị trường thương mại thế giới đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng nông sản. Vì vậy để đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế phải có sự đầu tư đồng bộ từ sản xuất đến đánh giá kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ trong khi đó điều kiện kinh tế của các vùng trồng ngô còn rất khó khăn.

1.6.3. Định hướng phát trin sn xut ngô ca Vit Nam

Đứng trước những cơ hội và những thách thức đối với ngành sản xuất ngô, để đáp ứng nhu cầu về ngô làm lương thực và thức ăn gia súc, nghiên cứu và sản xuất ngô của Việt Nam phải tập trung vào 2 hướng:

- Tạo ra những giống ngô có năng suất cao, chống chịu tốt và ổn định trên nhiều vùng sinh thái.

- Cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với giống mới.

* Chọn tạo giống

- Phải nhanh chóng tạo ra được những giống ngô lai có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam. Đặc biệt, kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, kể cả chuyển gen phổ biến như chịu thuốc trừ cỏ, kháng sâu đục thân, ....

- Thu thập nguồn gen theo định hướng con lai cho năng suất cao, ổn định, chống đổ, chịu hạn, ít nhiễm sâu bệnh, ngắn ngày, thích ứng rộng,... để có thể thích ứng với nhiều vùng sinh thái.

- Mở rộng mạng lưới thử nghiệm ở nhiều vùng sinh thái để rút ngắn thời gian chọn lọc, nhanh chóng phát triển giống mới ra sản xuất.

- Phải có được hệ thống sản xuất hạt giống chất lượng tốt.

- Cần có hệ thống làm khô, chế biến, đóng gói công nghiệp để đảm bảo chất lượng ngang tầm hạt giống của các công ty nước ngoài.

- Phải có chiến lược để giành lại thị trường dựa vào tiêu chí chất lượng cao, giá thành hạ.

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường trang thiết bị phục vụ trong công tác nghiên cứu.

- Cập nhật thông tin, trao đổi vật liệu, tài liệu và kinh nghiệm thông qua hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế như: Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), mạng lưới khảo nghiệm ngô vùng Châu Á (TAMNET), tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), mạng lưới công nghệ sinh học cây ngô ở Châu Á (AMBIONET), các Viện, trường Đại học và các cơ quan quản lý nông nghiệp trên phạm vi cả nước.

* Cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác

Từ năm 1990 đến nay, sau hơn 20 năm sử dụng ngô lai, sản xuất ngô của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, đã chọn tạo các thế hệ lai mới ưu việt hơn phục vụ nhu cầu ngày càng cao của sản xuất, tuy nhiên để khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống mới cần cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác cho phù hợp. Các biện pháp kỹ thuật đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu bao gồm:

- Xác định mật độ trồng ngô hợp lý để tăng hiệu suất quang hợp, tăng năng suất.

- Sử dụng phân bón cân đối, hợp lý, bón đúng kỹ thuật để khai thác tiềm năng năng suất của giống.

- Canh tác ngô kết hợp với bảo vệ môi trường bền vững.

- Xác định thời vụ gieo trồng thích hợp với mỗi vùng sinh thái.

- Kết hợp các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh tổng hợp giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

- Trồng xen gối ngô với các cây họ đậu để cải tạo và bồi dưỡng đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại thái nguyên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)